Giải Sinh học 12 trang 64 Kết nối tri thức
Với Giải Sinh học 12 trang 64 trong Kết nối tri thức Sinh 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 64.
Giải Sinh học 12 trang 64 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 64 Sinh học 12: Quan sát Hình 12.2 và 12.3, trình bày cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST.
Lời giải:
Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST là do rối loạn sự phân li của các NST trong phân bào hoặc do lai xa kèm theo đa bội hóa:
- Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội: Trong giảm phân, sự rối loạn phân li của một hoặc một vài cặp NST trong giảm phân dẫn đến hình thành các giao tử lệch bội. Trong thụ tinh, giao tử lệch bội kết hợp với nhau hoặc với giao tử bình thường hình thành nên hợp tử lệch bội. Ngoài ra, đột biến lệch bội cũng có thể phát sinh trong nguyên phân. Sự rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở các tế bào soma sẽ làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành nên thể khảm.
- Cơ chế phát sinh đột biến đa bội:
+ Tự đa bội: Trong giảm phân, sự không phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể dẫn đến hình thành giao tử có bộ nhiễm sắc thể 2n, sự kết hợp giữa các giao tử 2n với nhau hoặc với giao tử n sẽ hình thành thể 4n và 3n. Tự đa bội cũng có thể phát sinh trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử hình thành nên thể tứ bội (4n) hoặc trong quá trình nguyên phân của tế bào soma hình thành nên thể khảm.
+ Dị đa bội: Thể dị đa bội được hình thành do lai xa và đa bội hóa. Con lai được tạo ra do lai xa và đa bội hóa chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của cả 2 loài.
Câu hỏi 2 trang 64 Sinh học 12:: Phân biệt đột biến lệch bội với đột biến đa bội.
Lời giải:
Phân biệt đột biến lệch bội với đột biến đa bội:
Tiêu chí |
Đột biến lệch bội |
Đột biến đa bội |
Khái niệm |
- Là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST tương đồng. |
- Là một dạng đột biến số lượng NST, trong đó tế bào đột biến chứa nhiều hơn hai lần số đơn bội NST của loài. |
Các dạng |
- Các dạng đột biến lệch bội thường gặp: thể một (2n - 1), thể ba (2n + 1), thể không (2n - 2),… |
- Gồm: tự đa bội hay đa bội cùng nguồn (hiện tượng làm gia tăng 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của 1 loài trong tế bào) và dị đa bội hay đa bội khác nguồn (hiện tượng khi cả hai bộ NST của hai loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào). |
Cơ chế |
- Trong giảm phân, sự không phân li của 1 hay một số cặp NST tạo ra các giao tử thừa NST và thiếu NST. Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến lệch bội. - Trong nguyên phân, sự không phân li của 1 hay một số cặp NST sẽ tạo ra tế bào thừa hoặc thiếu NST. Nếu sự rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở các tế bào soma sẽ làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành nên thể khảm.
|
- Trong giảm phân, sự không phân li của toàn bộ các cặp NST tạo ra các giao tử 2n. Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường sẽ tạo ra thể đa bội lẻ. Sự kết hợp giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến tự đa bội chẵn. - Trong nguyên phân, nếu sự rối loạn phân li xảy ra trong lần phân bào đầu tiên của hợp tử tạo ra thể tứ bội, nếu sự rối loạn phân li xảy ra ở những lần nguyên phân tiếp theo của tế bào (tế bào soma) thì sẽ tạo đột biến thể khảm. - Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa. |
Hậu quả |
- Làm tăng hay giảm số lượng NST của 1 hoặc vài NST dẫn đến mất cân bằng hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hay có thể giảm sức sống hoặc mất khả năng sinh sản tùy từng loài. |
- Ở thực vật, các cá thể tự đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính. Các thể đa bội thường được ứng dụng trong trồng trọt, tạo cây trồng cho năng suất cao. - Ở động vật, đột biến đa bội thường gây chết do cơ chế xác định giới tính bị rối loạn. |
Lời giải Sinh 12 Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Sinh 12 Bài 14: Thực hành: Quan sát một số dạng đột biến nhiễm sắc thể
Sinh 12 Bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống
Sinh 12 Bài 17: Thực hành: Thí nghiệm về thường biến ở cây trồng
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Kết nối tri thức
- Giải SBT Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT