Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động năm 2021 mới, ngắn nhất

Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

A. Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (cực ngắn)

A. Hệ thống kiến thức

- Khái niệm:

Quảng cáo

   + Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác

   + Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.

- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

I. Câu chủ động và câu bị động

I. Câu chủ động và câu bị động

1. Chủ ngữ:

   a. Mọi người

   b. Em

2. Khác nhau:

   a. Chủ ngữ là chủ thể hành động

   b. Chủ ngữ là đối tượng của hoạt động.

Quảng cáo

II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

1. Chọn đáp án b.

2. Tại vì: Tất cả các câu trong đoạn văn đều đang nói về Thủy. Thuỷ là đối tượng mà hoạt động hướng vào chứ không phải là chủ thể của hoạt động. Đồng thời nó tạo mối liên kết giữa các câu trong mạch chung của đoạn.

Luyện Tập

- Các câu bị động:

   + Có khi (các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi tinh thần yêu nước (được) người ta cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

   + Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

- Cách viết: Tác giả chọn viết loại câu bị động nhằm tránh lặp lại, đồng thời tạo sự liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thông nhất cụ thể là tạo liên kết chặt chẽ với chủ đề.

Xem thêm các bài soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động hay khác:

B. Kiến thức cơ bản

1. Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

Ví dụ : Mọi người yêu mến em.

Chủ ngữ “Mọi người” là chủ thể của hoạt động “yêu mến” hướng đến “em”.


2. Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đốì tượng của hoạt động).

Ví dụ : Em được mọi người yêu mến.

Chủ ngữ “Em” là đối tượng được hoạt động “yêu mến” của “mọi người” hướng vào.


3. Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

Ví dụ : 

- Nó đã làm được chiếc đèn lồng rất đẹp. Các bạn trong lớp tôi rất thích chiếc đèn lồng ấy. 

→ Chuyển thành: Nó đã làm được chiếc đèn lồng rất đẹp. Chiếc đèn lồng ấy được các bạn trong lớp rất thích. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Top 3 Soạn văn lớp 7 ngắn nhất | Top 3 Soạn bài lớp 7 ngắn nhất được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung chương trình học Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên