Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) năm 2021 mới, ngắn nhất

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

A. Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) (cực ngắn)

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

    Tác dụng của trạng ngữ trong đoạn trích:

- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

- Liên kết các câu, các đoạn làm cho đoạn văn được mạch lạc.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

    a. Trạng ngữ: Năm 72.

Tác dụng: nhấn mạnh đến thời điểm hi sinh của bố

    b. Trạng ngữ: Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ dờn li biệt, bồn chồn.

Tác dụng: làm nổi bật thông tin chính; nhấn mạnh thông tin về hoàn cảnh. Qua đó, tác giả nhấn mạnh sự tương đồng giữa tâm trạng của những người lính và giai điệu buồn bã của tiếng đờn li biệt.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn tự hào bởi vốn tiếng Việt giàu và đẹp. Đó là tiếng nói, điệu hồn dân tộc được kết tinh từ lịch sử bao đời. Ngày nay, chúng ta cũng chưa bao giờ thôi yêu quý và tự hào bởi thứ tiếng mẹ đẻ ấy. Với những đặc trưng của mình, Tiếng Việt có khả năng thể hiện tình cảm dạt dào, sinh động. Hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp phong phú cho phép ta được biến đổi, sử dụng linh hoạt. Càng yêu tiếng Việt, chúng ta càng cần phải giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của nó, xem nó như một tài sản quý giá của dân tộc để nâng niu, trân trọng.

Trạng ngữ: Với những đặc trưng của mình (trạng ngữ cách thức), ngày nay (trạng ngữ chỉ thời gian)

Cần thêm trạng ngữ để làm rõ thông tin cho câu, liên kết câu.

Xem thêm các bài soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) hay khác:

B. Kiến thức cơ bản

1. Trạng ngữ có những công dụng như sau :

- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác;

- Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

Ví dụ: 

Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun. (Đoàn Giỏi) 


2. Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu thành những câu riêng.

Ví dụ: 

Hắn không còn kinh rượu nhưng cố gắng uống cho thật ít. Để cho khỏi tốn tiền. (Nam Cao) 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Top 3 Soạn văn lớp 7 ngắn nhất | Top 3 Soạn bài lớp 7 ngắn nhất được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung chương trình học Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên