Soạn bài Từ đồng âm năm 2021 mới, ngắn nhất

Soạn bài Từ đồng âm

A. Soạn bài Từ đồng âm (cực ngắn)

I. Hệ thống kiến thức

Quảng cáo

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng có nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau

VD: Đèn ông sao – bệnh ngôi sao

- Trong giao tiếp, chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ, việc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm

II. Thế nào là hiện tượng đồng âm

1. Giải thích nghĩa của từ “lồng”

- “Lồng”: hăng lên chạy càn, nhảy càn

- “Lồng: đồ đan bằng tre bằng nứa thường dùng để nhốt chim hay gà.

2. Các từ lồng trên nghĩa khác xa nhau không liên quan gì với nhau.

Quảng cáo

III. Sử dụng từ đồng âm

1. Nhờ ngữ cảnh mà ta phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên.

2. Có thể hiểu theo 2 cách:

- Kho với nghĩa hoạt động, một cách chế biến thức ăn.

- Kho với nghĩa là sự vật, cái kho để chứa cá

Thêm các từ để câu trờ thành đơn nghĩa:

- Đem cá về mà kho. (Kho chỉ có thể hiểu là hoạt động).

- Đem cá về để nhập kho. (Kho chỉ có thể hiểu là chỗ chứa).

3. Chúng ta cần chú ý tới ngữ cảnh, tránh dùng nghĩa nước đôi và tạo hiểu nhầm

IV. Luyện tập

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Từ Các từ đồng âm Nghĩa của từ
Thu Mùa thu Từ chỉ sự vật, chỉ một mùa trong năm
Cao Cao ráo Tính từ trái nghĩa với thấp
Ba Số ba Chỉ số từ (từ chỉ số lượng, thứ tự)
Tranh Mái tranh Danh từ chỉ tấm lợp bằng cỏ tranh
Sang Sang tên Hoạt động chuyển đổi sang cho đối tượng khác
Nam Phương nam Chỉ phương hướng
Sức Sung sức Chỉ sức khỏe
Nhè Nhằm nhè Động từ chỉ sự hướng hành động vào người khác
Tuốt Thẳng tuốt Chỉ tính chất thẳng tít tắp
Môi Bờ môi Chỉ một bộ phận trên gương mặt của con người
Quảng cáo

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Nghĩa của từ “cổ”:

+ Bộ phận của cơ thể nơi nối đầu với thân

+ Bộ phận của áo, nơi có ve áo

+ Cổ chân, cổ tay

+ Bộ phận của chai, lọ có phần hình trụ giống cái cổ

Các nghĩa này có mỗi liên quan đó là đều xuất phát từ nghĩa gốc (bộ phận để nối phần cổ và thân) chuyển sang nhiều nghĩa khác nhau.

- Đồng âm với từ cổ:

+ Cổ: cũ, xưa cũ ( cổ điển, nhạc cổ, nhà cổ…)

+ Cổ: Căn bệnh thuộc tứ chứng nan y, rất khó chữa ( phong, lao, cổ, lai)

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Cả lớp kê hai dãy bàn lại với nhau để bàn bạc kế hoach đi chơi

- Những chú sâu ẩn sâu trong kẽ lá

- Bác Năm đã công tác tại trường được năm năm

Câu 4 (trang 136 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Anh chàng gian dối trong câu chuyện đã sử dụng hiện tượng đồng âm để âm mưu không trả lại chiếc vạc cho người hàng xóm ( Vạc: có nghĩa là con vạc hoặc chỉ chiếc vạc, từ đồng chỉ cánh đồng hoặc chất liệu kim loại).

- Để phân biệt, có thể hỏi: mượn vạc để làm gì?

Xem thêm các bài soạn bài Từ đồng âm hay khác:

B. Kiến thức cơ bản

1. Khái niệm từ đồng âm 

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. 

Ví dụ: Con ngựa đá con ngựa đá. 

2. Sử dụng từ đồng âm 

- Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Top 3 Soạn văn lớp 7 ngắn nhất | Top 3 Soạn bài lớp 7 ngắn nhất được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung chương trình học Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên