Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá năm 2021 mới, ngắn nhất

Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

A. Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (cực ngắn)

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Quảng cáo

- Bài thơ chia làm 2 phần:

    + Phần đầu (gồm ba đoạn 1, 2, 3) kể và tả về hoàn cảnh và nỗi khổ của tác giả cùng gia đình về căn nhà bị gió thu tốc nát.

    + Phần sau (khổ còn lại): Ước mơ cao cả của nhà thơ.

- Về số câu: Bài thơ có 3 khổ thơ 5 câu (khổ 1, 2 và 4) và 1 khổ thơ 8 câu (khổ 3)

Về số chữ: Các khổ 1, 2, 3 chủ yếu là mỗi dòng thơ có 7 chữ. Khổ 4 có những dòng thơ lên tới 9, 10 chữ.

- Có phần dài phần ngắn, nhiều phần có số câu lẻ để linh hoạt trong viêc kể và tả, đồng thời thoải mái bộc lộ cảm xúc của tác giả. Đặc biệt, một số câu trong phần cuối có số chữ nhiều hơn các câu khác thể hiện sự vút lên của ước mơ.

Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Phần Miêu tả Tự sự Biểu cảm trực tiếp Miêu tả - tự sự Miêu tả - biểu cảm Tự sự - biểu cảm Tự sự - miêu tả - biểu cảm
Phần đầu (3 khổ đầu) X X X X X X X
Phần sau (khổ cuối) X X X

Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Nỗi khổ được nhắc đến: nỗi khổ ngôi nhà bị gió cuốn, nỗi đau xót khi nhìn những đứa trẻ lấy nốt những lớp tranh, nỗi khổ nằm trong mưa lạnh, nỗi khổ chiến tranh

- Cách thể hiện:

    + Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn: cái thì bay sang sông, cái thì treo trên ngọn cây, cái nhào xuống lòng mương tơi tả.

    + Nổi khổ vì thân tình thế thái: Một bên lũ trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, một bên ông già chống gậy miệng gào thét đến khô cháy mà chẳng đòi lại được.

    + Nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh: Mưa chẳng dứt, nhà bị tốc mái, chăn mền ướt sũng rách nát, rét lạnh tựa sắt, cả nhà run cầm cập.

    + Nỗi khổ vì chiến tranh loạn lạc: Vì loạn lạc mà nhà thơ phải phiêu bạt, từ quan, vì loạn lạc mà những đứa trẻ khổ sở túng thiếu phải đi cướp giật của người khác.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 134 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Giá trị của bài thơ sẽ giảm đi nhiều bởi bài thơ chỉ có giá trị tự hiện thực mà không có giá trị nhân đạo.

- Tình cảm cao quý của tác giả thể hiện ở phần cuối:

    + Là người có tấm lòng nhân ái: muốn có nhà rộng muôn gian, che khắp cho thiên hạ.

    + Là người có tấm lòng sự vị tha, cao thượng: nghĩ đến người khác mà không nghĩ đến bản thân mình “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”.

Luyện Tập

Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Đọc diễn cảm hai phần cuối của tác phẩm

Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Từ việc nói lên nỗi khổ của bản thân, Đỗ Phủ đã nói lên nỗi thống khổ của lớp người dân nghèo. Qua đó đã lên án, tố cáo hiện thực xã hội đen tối, cảm thông, xót thương, lo lắng cho những kiếp người bất hạnh

Quảng cáo

Xem thêm các bài soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá hay khác:

B. Tác giả

- Đỗ Phủ (712-770) là nhà thơ hiện thực nổi tiếng vào đời Đường ở Trung Quốc, tự là Tự Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam.

- Ông từng làm quan trong một thời gian ngắn nhưng gần như suốt đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật.

- Năm 759, ông cáo quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, phủ Tứ Xuyên.

- Ông để lại cho đời 1500 bài thơ.

- Bút pháp hiên thực cũng như tinh thần nhân đạo cao cả của ông đã ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau.

C. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời

- Bài thơ được sáng tác năm 760. Khi được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô. Đỗ Phủ vừa ở nhà mới được mấy tháng thì căn nhà đã bị gió phá nát.

- Bài thơ là một tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.

b. Thể loại

- Thơ cổ thể 

c. Bố cục (4 phần):

- Phần 1 (khổ 1): Cảnh ngôi nhà bị gió thu phá.

- Phần 2 (khổ 2): Cảnh những đứa trẻ cướp tranh.

- Phần 3 (khổ 3): Nỗi khổ của gia đình trong đêm.

- Phần 4 (khổ 4): Ước vọng của nhà thơ.

d. Giá trị nội dung và nghệ thuật

- Giá trị nội dung:

Bài thơ đã thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của chính bản thân Đỗ Phủ vì căn nhà bị gió thu phá nát. Điều đáng quý hơn là, vượt lên trên nỗi bất hạnh cá nhân, nhà thơ đã bộc lộ khát vọng cao cả: ước mơ có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Thể thơ cổ thể.

+ Sự sắp xếp các chi tiết theo trình tự hợp lí.

+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Top 3 Soạn văn lớp 7 ngắn nhất | Top 3 Soạn bài lớp 7 ngắn nhất được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung chương trình học Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên