5+ Soạn bài Cảnh ngày xuân (mới)
5+ Soạn bài Cảnh ngày xuân (mới)
Cảnh ngày xuân - lớp 9 Cánh diều
Lưu trữ: Soạn bài Cảnh ngày xuân (sách Văn 9 cũ)
A. Soạn bài Cảnh ngày xuân (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Vẻ đẹp riêng của mùa xuân:
+ Màu sắc: Màu xanh mướt của cỏ.
+ Đường nét: Cành lê điểm vài bông hoa.
Không gian: chim én chao liệng như thoi đưa trên bầu trời, ánh sáng đẹp, trời xuân cao rộng.
⇒ Khung cảnh mùa xuân: tươi đẹp, giàu sức sống, tinh khôi.
- Nhận xét về cách dung từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du
+ Cách dùng từ chọn lọc, tinh tế, biểu cảm thể hiện qua từ “điểm” khắc họa cảnh vật sinh động, có hồn.
+ Bút pháp nghệ thuật: chấm phá, lấy tĩnh tả động.
Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ:
+ Các danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân…): gợi tả sự đông vui nhiều người cùng đến hội.
+ Các động từ (sắm sửa, dập dìu…): thể hiện không khí náo nhiệt, rộn ràng của ngày hội.
+ Các tính từ (gần xa, nô nức…): làm rõ hơn tâm trạng người đi hội.
- Khắc họa lễ tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân, đốt vàng vó, tiền giấy để tưởng nhớ đến người đã khuất), du xuân (hội đạp thanh, giẫm lên cỏ xanh). “Lễ” là hồi ức và tưởng niệm quá khứ theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “hội” là khát khao và hoài vọng nhìn về phía trước cuộc đời. Lễ và hội trong tiết Thanh minh là một sự giao hòa độc đáo.
Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Cảnh vật và không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có điểm giống và khác với bốn câu thơ đầu:
+ Điểm giống: vẫn mang nét thanh dịu của mùa xuân.
+ Khác nhau bởi thời gian, không gian thay đổi (sáng - chiều tà; vào hội - tan hội).
Vì tâm trạng con người cuối ngày cũng đã thấy mệt mỏi.
- Các từ: Tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ tả thiên nhiên đẹp nhưng nhuốm màu tâm trạng: con người bâng khuâng, xao xuyến, bần thần, uối tiếc, buồn man mác về một ngày vui sắp hết, sự linh cảm về một điều sắp xảy ra. Vì không khí rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả nhạt dần, lặng dần.
- Cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối: cảnh hoàng hôn êm đềm, đượm buồn và cảm xúc con người du xuân trở về bâng khuâng, xao xuyến.
Câu 4 (trang 87 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên:
- Miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian, không gian.
- Từ ngữ giàu chất tạo hình, sáng tạo, độc đáo; sử dụng thành công các từ láy, danh từ, động từ, tính từ.
- Sử dụng bút pháp cổ điển: tả cảnh gắn với tả tình, tả cảnh ngụ tình, tình và cảnh tương hợp.
- Chỉ bằng vài nét gợi tả mà khung cảnh chiều xuân gợi lên rõ nét.
Luyện tập
Câu 1 (trang 87 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
So sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc với cảnh mùa xuân trong câu thơ của Nguyễn Du:
- Bút pháp gợi tả trong câu thơ cổ Trung Quốc vẽ lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân có:
+ Hương vị: Hương thơm của cỏ.
+ Màu sắc: Màu xanh mướt cảu cỏ.
+ Đường nét: Cành lê điểm vài bông hoa.
⇒ Cảnh vật đẹp dường như tĩnh lại. Khung cảnh mùa xuân nhấn mạnh độ rộng, độ dài và hương thơm của cỏ.
- Bút pháp gợi tả trong câu thơ Nguyễn Du được nhấn mạnh trọng tâm với hình ảnh những bông hoa lê trắng giữa nền xanh bao la của đất trời. Từ “điểm” khiến cho bức tranh mùa xuân cò hồn và nét chấm phá. Nguyễn Du thiên về tả màu xanh mơn mởn của cỏ non để thông qua đó thể hiện sức sống bừng của mùa xuân. Nghệ thuật tả cảnh có xa có gần, có thấp có cao, có diện có điểm, có hình khối và đường nét, màu sắc hài hòa.
Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Học thuộc lòng đoạn thơ.
Xem thêm các bài soạn Cảnh ngày xuân hay, ngắn khác:
Bài giảng: Cảnh ngày xuân - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)
B. Tác giả
- Tên Nguyễn Du ( 1765-1820), tên tự là Tố Như, hiêụ Thanh Hiên.
- Quê quán:
+ Quê cha: Tiên Điền, Hà Tĩnh ⇒ vùng đất sản sinh nhiều anh kiệt
+ Quê mẹ: Từ Sơn, Bắc Ninh ⇒ cái nôi dân ca Quan họ Đây là hai vùng đất giàu truyền thống văn hóa.
⇒ Giúp Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa, dùi mài kinh sử, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú.
- Nguyễn Du sống vào thời kì loạn lạc, khủng hoảng xã hội, đất nước chia cắt
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn thay đổi sơn hà, nhà Nguyễn lập lại chế độ chuyên chế
⇒ Ảnh hưởng đến tư tưởng trong sáng tác của ông
- Do biến cố năm 1789 (Nguyễn Huệ tiêu diệt tập đoàn PK vua Lê - chúa Trịnh), Nguyễn Du phải trải qua cuộc sông mời năm phiêu bạt (từng mưu đồ chống Tây Sơn nhưng thất bại, lui về ẩn dật)
- 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn
- Nguyễn Du ốm, mất ở Huế 1820
⇒ Cuộc đời thăng trầm, đi nhiều đã giúp ông có hiểu biết sâu rộng, am hiểu văn hóa vùng miền, văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
- Sự nghiệp văn học: Tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm.
C. Tác phẩm
- Xuất xứ Đoạn trích nằm nằm ở phần 1- Gặp gỡ và đính ước, sau đoạn Nguyễn Du miêu tả tài sắc của hai chị em Thúy Kiều, trước đoạn Kiều gặp mộ Đạm Tiên và Kim Trọng
- Thể loại: Truyện thơ
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
+ Bố cục: Theo trình tự thời gian của cuộc du xuân
+ Đoạn 1 (4 câu đầu): Khung cảnh màu xuân
+ Đoạn 2 (8 câu tiếp): khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
+ Đoạn 3 (6 câu cuối): Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về
- Giá trị nội dung: Đoạn trích đã khắc họa rõ nét bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, náo nhiệt trong cuộc du xuân của hai chị em Thúy Kiều vào tiết thanh minh
- Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là việc tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình, đắt giá, sáng tạo, nhiều từ láy miêu tả cảnh vật và cũng là tâm trạng con người, bút pháp tả cảnh ngụ tình
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn nhất năm 2021 hay khác:
- Soạn bài Thuật ngữ
- Soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự
- Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều
- Soạn bài Trau dồi vốn từ
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Top 3 Soạn văn lớp 9 ngắn nhất | Top 3 Soạn bài lớp 9 ngắn nhất được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung chương trình học Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều