Soạn bài Kiểm tra thơ và truyện hiện đại ngắn nhất năm 2021
Soạn bài Kiểm tra thơ và truyện hiện đại ngắn nhất
A. Soạn bài Kiểm tra thơ và truyện hiện đại (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 203 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
STT |
Tên bài thơ |
Tác giả |
Năm sáng tác |
Thể thơ |
Đặc sắc nội dung, tư tưởng |
Đặc sắc nghệ thuật |
1 |
Đồng chí |
Chính Hữu |
1948 |
Tự do |
Ca ngợi tình đồng chí cùng chung lí tưởng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trở thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ. |
Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn: đầu súng trăng treo. |
2 | Bài thơ về tiểu đội xe không kính |
Phạm Tiến Duật |
1969 |
Tự do |
Tư thế hiên ngang, tinh thần chiến đấu bình tĩnh, dũng cảm, niềm vui lạc quan của những người lính lái xe trên những nẻo đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. |
Tứ thơ độc đáo: Những chiếc xe không kính, giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn, vui tếu có chút ngang tàng; lời thơ gắn với lời văn xuôi, lời nói thường ngày. |
3 |
Đoàn thuyền đánh cá |
Huy Cận |
1958 |
Bảy chữ |
Hình ảnh cuộc sống lao động rộn rã, tươi vui. |
Nhiều hình ảnh đẹp, nên thơ, âm hưởng rộn ràng, khỏe khoắn. Liên tưởng, tượng tượng phong phú. |
4 |
Bếp lửa |
Bằng Việt |
1963 |
Tự do |
Cảm xúc chân thành của người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương và đức hi sinh. |
Thể hiện cảm xúc thông qua hồi tưởng, miêu tả, tự sự và bình luận. Giọng thơ bồi hồi, cảm động. |
5 |
Ánh trăng |
Nguyễn Duy |
1978 |
Năm chữ |
Từ hình ảnh trăng trong thành phố, nhớ lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính chiến đấu gắn bó với thiên nhiên, với ánh trăng, với đất nước thân yêu và bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung |
Hình ảnh bình dị, tứ thơ bất ngờ mà hợp lí. (thình lình mất điện, mở cửa sổ, chợt gặp vầng trăng); giọng điệu chân tình, nhỏ nhẹ mà thấm sâu; kết bài gợi mở (cái giật mình không phải ngẫu nhiên) |
6 |
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ |
Nguyễn Khoa Điềm |
1971 |
Thơ năm chữ |
Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà –ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. |
Hình ảnh độc đáo, giàu sức biểu tượng và biểu cảm. Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến. |
Câu 2 (trang 203 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
STT |
Tên tác phẩm |
Tác giả |
Năm sáng tác |
Tóm tắt nội dung |
Đặc sắc nghệ thuật |
1 |
Làng (Trích truyện ngắn) |
Kim Lân |
1948 |
Truyện thể hiện tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. |
Xây dựng tình huống tâm lí, đặc sắc, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng và ngôn ngữ bình dân. |
2 | Lặng lẽ Sa Pa (trích truyện ngắn) |
Nguyễn Thành Long |
1970 |
Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao. Qua đó, ca ngợi những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến tâm sức mình cho đất nước. |
Xây dựng tình huống độc đáo, miêu tả nhân vật sinh động, kết hợp một cách nhuần nhuyễn yếu tố tự sự và trữ tình. |
3 | Chiếc lược ngà (trích truyện ngắn) |
Nguyễn Quang Sáng |
1966 |
Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau tám năm xa cách với nhiều éo le, trắc trở. Qua đó, ca ngợi tình cha con thắm thiết trong chiến tranh |
Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, tình huống truyện bất ngờ. |
Truyện |
Tóm tắt cốt truyện |
Tình huống chính |
Chủ đề |
Làng |
Suốt mấy ngày, ông Hai luôn chột dạ, đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc. Khi được tin cải chính, ông vui sướng như người đã chết đi được sống lại. |
- Nỗi đau khổ của ông Hai khi đột ngột nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc. - Niềm vui khôn xiết của ông Hai khi được nghe cải chính. |
Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước. |
Lặng lẽ Sa Pa |
Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bốn người: ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. |
Xe dừng đột ngột khi vừa qua Sa Pa. |
Khẳng định vẻ đẹp bình dị của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. |
Chiếc lược ngà |
Ông Sáu đi kháng chiến, khi trở lại thăm nhà thì con gái đã lên tám tuổi. Bé Thu không nhận ra cha. Khi em nahanj ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Vào khu căn cứ, nhớ lời con, ông Sáu đã làm được một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con nhưng ông đã bị hi sinh trong một trận càn. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp nhờ một người bạn chuyển cây lược cho con. |
- Bé Thu không nhận ra cha. - Khi em nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Vào khu căn cứ. - Ông Sáu hi sinh. |
Ca ngợi tình cảm sâu nặng của người con với người cha đi kháng chiến. |
Câu 3 (trang 203 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Phân tích nét nổi bật trong tính cách ông Hai (truyện ngắn Làng, của Kim Lân).
- Ông là người hay khoe làng của mình, tự hào về cái làng chợ Dầu của mình. Khi nghe tin làng mình Việt gian, ông trở nên bị ám ảnh, nặng nề, day dứt.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào một tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng ám ảnh, day dứt, và tình yêu với cách mạng.
- Với ông Hai, tình yêu làng quê và lòng yêu nước hòa quyện làm một.
Câu 4 (trang 204 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Yêu quý và tận tụy với mọi người.
- Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Lý tưởng sống cao đẹp, quan niệm đúng đắn và sâu sắc về công việc và cuộc sống.
- Có nghị lực sống.
- Phong cách sống đẹp, giản dị, chân thành, cởi mở, khiêm tốn, trong sáng, lãng mạn
Câu 5 (trang 204 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Nhân vật bé Thu : tình cảm thật sâu sắc, bé cứng cỏi, ương ngạnh nhưng cũng rất ngây thơ, đáng yêu, yêu gét rạch ròi.
- Tình cha con trong chiến tranh là tình cảm sâu nặng. Điều này thể hiện qua việc ông Sáu giữ gìn và nâng niu lời hứa với con, việc ông Sáu vui mừng sung sướng dành hết tâm trí vào việc làm cây lược cho con.
Câu 6 (trang 204 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” |
Hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính |
Vẻ đẹp bình dị mà cao cả của anh bộ đội Cụ Hồ xuất thân từ nông dân, bước vào đời lính với những gian lao khốn khó, nhưng vẫn sáng ngời tình đồng chí đồng đội sâu sắc. |
Hình ảnh người lính với vẻ đẹp của những chàng trai có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, coi thường gian khổ hiểm nguy với tâm hồn sôi nổi trẻ trung, lạc quan yêu đời, tình đồng đội thắm thiết, ý chí chiến đấu mãnh liệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. |
Câu 7 (trang 204 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Tình yêu con của người mẹ Tà – ôi:
- Gắn với tình thương bộ đội, tình thương buôn làng, quê hương gian khổ : mẹ ước mong có hạt gạo, có hạt bắp, mong con mau lớn khôn trở thành chàng trai cường tráng để lao động sản xuất.
- Gắn với tình yêu đất nước : Mẹ mong con mau lớn để trở thành người lính kiên cường chiến đấu vì độc lập tự do, làm người dân của một đất nước anh hùng.
Câu 8 (trang 204 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ:
Đồng chí |
Đoàn thuyền đánh cá |
Ánh trăng |
Hình ảnh chân thực, chi tiết sinh động, ngôn ngữ giản dị và cô đọng, giàu sức biểu cảm. |
Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới niềm vui của người lao động. |
Kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, giọng điệu tâm tình tha thiết, nhịp thơ khi trôi chảy nhịp nhàng, khi trầm lắng suy tư. |
Câu 9 (trang 204 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Hình ảnh biểu tượng đầu súng trăng treo (Đồng chí):
+ Nghĩa thực: người lính hành quân trong rừng đêm, bầu trời cảm tưởng hạ xuống thấp nên người lính thấy trăng có lúc như đang treo lơ lửng trên đầu súng.
+ Nghĩa biểu tượng: người lính cầm sung để bảo vệ cuộc sống hòa bình. “Súng” và “trăng” là một cặp đồng chí cứng rắn – hiền dịu, hiện thực – lãng mạn, chất thép-chất tình, chiến sĩ –thi sĩ, gần – xa,... làm nên vẻ đẹp tâm hồn người lính. Ánh trăng còn mang tính biểu tượng cho tình nghĩa thủy chung, đạo lí “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm các bài soạn Kiểm tra thơ và truyện hiện đại hay, ngắn khác:
B. Kiến thức cơ bản
STT |
Tên bài thơ |
Tác giả |
Năm sáng tác |
Thể thơ |
Tóm tắt nội dung |
1 |
Đồng chí |
Chính Hữu |
1948 |
Tự do |
Vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội trong thời kháng chiến chống Pháp |
2 |
Bài thơ về tiểu đội xe không kính |
Phạm Tiến Duật |
1969 |
Tự do |
Vẻ đẹp ngang tàng của người lính lái xe Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ |
3 |
Đoàn thuyền đánh cá |
Huy Cận |
1958 |
Thơ bảy chữ |
Hình ảnh cuộc sống lao động rộn rã, tươi vui |
4 |
Bếp lửa |
Bằng Việt |
1963 |
Thơ tự do |
Tình bà cháu, hình ảnh người bà giàu tình thương, đức tính hi sinh |
5 |
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ |
Nguyễn Khoa Điềm |
1971 |
Thơ tự do |
Tình yêu thương con và ước mơ hòa bình của người mẹ Tà ôi |
6 |
Ánh trăng |
Nguyễn Duy |
1978 |
Thơ năm chữ |
Những ân tình, cảm xúc với quá khứ tình nghĩa, gian lao |
Truyện |
Tóm tắt cốt truyện |
Tình huống chính |
Làng |
Suốt mấy ngày ông Hai không dám ra khỏi nhà sau tin đồn làng chợ Dầu theo giặc. Khi tin đồn được cải chính, ông vui sướng, lại đi khoe làng của mình. |
Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Niềm vui của ông Hai khi nghe tin cải chính |
Lặng lẽ Sa Pa |
Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bốn nhân vật: ông họa sĩ, cô kỹ sư, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn |
- Xe dừng đột ngột khi vừa qua Sa Pa |
Chiếc lược ngà |
Ông Sáu tham gia kháng chiến, khi trở lại nhà thì con gái lên tám tuổi. Bé Thu không nhận ra cha. Đến lúc nhận ra cha cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Vào chiến khu, ông Sáu làm một chiếc lược ngà để tặng con. |
Bé Thu nhất quyết không nhận cha - Lúc bé Thu nhận ra cha là lúc ông Sáu vào khu căn cứ - Ông Sáu hi sinh và chưa kịp trao cây lược ngà cho con |
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn nhất năm 2021 hay khác:
- Soạn bài Kiểm tra phần tiếng việt
- Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn
- Soạn bài Cố hương
- Soạn bài Ôn tập làm văn (tiếp theo)
- Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Top 3 Soạn văn lớp 9 ngắn nhất | Top 3 Soạn bài lớp 9 ngắn nhất được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung chương trình học Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều