Tiếng Việt 4 VNEN Bài 22B: Thế giới của sắc màu

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 22B: Thế giới của sắc màu

A. Hoạt động cơ bản

1 (Trang 42 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nêu nhận xét của em về màu sắc của những sự vật dưới đây:

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 22B: Thế giới của sắc màu | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

M: Những cột đá trong động Phong Nha được phủ một màu vàng lộng lẫy trông như cung điện.

Gợi ý trả lời:

- Cánh buồm vàng của chiếc thuyền nổi bật giữa nền trời xanh, mặt nước xanh, những ngọn núi phủ đầy rêu xanh của Vịnh Hạ Long.

- Thác nước Y-al-li tung bọt trắng xóa, đổ từ trên cao xuống như dải lụa trắng khổng lồ.

- Những cánh hoa lan màu tím trông thật đẹp mắt.

- Chú bướm có bộ cánh sắc màu trông thật bắt mắt.

- Trái chuối chín ngả màu vàng tươi hấp dẫn.

- Đóa hoa khoe sắc đỏ lộng lẫy.

2 (Trang 43 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: “Chợ tết”

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 22B: Thế giới của sắc màu | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

3 (Trang 43 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm lời giải nghĩa hoặc hình ảnh thích hợp với mỗi từ ngữ, ghi vào vở:

M: 1 - e

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 22B: Thế giới của sắc màu | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý trả lời:

1 - e, 2 - d, 3 - c, 4 - b, 5 - a.

4 (Trang 44 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng luyện đọc.

5 (Trang 44 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? Dựa vào bài thơ, em hãy cùng bạn tả lại khung cảnh đó.

2) Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao? Nói tiếp để hoàn thành câu:

- Những thằng cu áo đỏ ...

- Vài cụ già ...

- Cô yếm thắm ...

- Thằng em bé ...

- Hai người thôn ...

- Con bò vàng ...

3) Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?

4) Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy.

Gợi ý trả lời:

1) Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh về thiên nhiên tươi đẹp, nhộn nhịp không khí Tết:

Khi trời còn sớm:

- Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi.

- Sương hồng lam ôm ấp những nóc nhà tranh.

- Con đường đến chợ viền trắng, mép đồi xanh màu cây cối.

Khi trời sáng hẳn, mặt trời lên cao:

- Sương trắng rỏ đầu những cành cây nhìn như những giọt sữa.

- Tia nắng mặt trời trải khắp muôn nơi, vàng đều trên ruộng lúa.

- Núi uốn mình trong áo the xanh.

- Đồi thoa son dưới ánh mặt trời.

(2) Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng:

- Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon.

- Vài cụ già chống gậy bước lom khom.

- Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.

- Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.

- Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu.

- Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

3) Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm chung đó là:

Ai nấy đều hân hoan, tươi vui, tưng bừng đi chợ Tết để sắm sửa, đón chào năm mới. Không khí của phiên chợ ngày Tết thêm tưng bừng và náo nhiệt.

4) Những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc của phiên chợ tết: Trắng, đỏ, hồng lam, xanh biếc, vàng, nắng tía, son, the xanh.

6 (Trang 44 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Học thuộc lòng bài thơ và thi đọc thơ “Chợ Tết”.

7 (Trang 44 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đọc lại ba bài văn tả cây cối Cây mai tứ quý, Cây gạo, Sầu riêng và nêu nhận xét.

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? Đánh dấu    + vào từng ô thích hợp.

Bài Quan sát từng bộ phận của cây Quan sát từng thời kỳ phát triển của cây
Cây mai tứ quý
Cây gạo    + (từng thời kỳ phát triển của bông gạo)
Sầu riêng

b) Tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?

Các giác quan Chi tiết được quan sát
Thị giác (mắt nhìn) Cây mai tứ quý:.. Cây gạo:.. sầu riêng:...
Vị giác (lưỡi nếm) Vị ngọt của trái sầu riêng
Thính giác (tai nghe) Cây gạo: tiếng chim hót.
Khứu giác (mũi ngửi) Hương thơm của sầu riêng: ...

c) Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì?

- So sánh: Cây mai tứ quý: ....... Cây gạo: .................. Sầu riêng: ..............

- Nhân hóa: Cây gạo .................

Gợi ý trả lời:

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? Đánh dấu    + vào từng ô thích hợp:

Bài Quan sát từng bộ phận của cây Quan sát từng thời kỳ phát triển của cây
Cây mai tứ quý    + (thân, gốc, hoa, trái)
Cây gạo    + (từng thời kỳ phát triển của bông gạo)
Sầu riêng    + (thân, lá, hoa, quả)

b) Tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?

Các giác quan

Chi tiết được quan sát

Thị giác (mắt nhìn)

- Cây mai tứ quý: cao, dáng thanh, thân thẳng, tán tròn, gốc xòe rộng, lớn bằng bắp tay, đỉnh ngọn như một điểm, cành vươn đều, nhánh rắn chắc, cánh hoa ba lớp vàng thẫm, năm cánh đài đỏ tía, trái màu chín đậm, óng ánh, xum xuê xanh.

- Cây gạo: cành trĩu hoa đỏ mọng, cây cao lớn, quả múp míp, thon vút hai đầu, sợi bông đầy đặn, căng lên, mảnh vỏ tách ra, múi bông nở đều.

- Sầu riêng: hoa đậu từng chùm trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vảy cá, nhụy li ti, trái lủng lẳng như tổ kiến, thân khẳng khiu, cành ngang thẳng đuột, lá xanh nhỏ xanh vàng, hơi khép như lá héo.

Vị giác (lưỡi nếm)

Vị ngọt của trái sầu riêng: béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn, vị ngọt đam mê.

Thính giác (tai nghe)

Cây gạo: tiếng chim hót ồn ã

Khứu giác (mũi ngửi)

Hương thơm của sầu riêng: thơm đậm, bay rất xa, lâu tan, ngào ngạt xông vào cánh mũi, thơm mùi thơm mít chín quyện hương bưởi, hoa thơm ngát, hương tỏa ngạt ngào.

c. Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì?

- So sánh:

   + Cây Mai tứ quý:

      ● Thân thẳng như thân trúc.

      ● Cánh đài đỏ tía như ức gà chọi.

      ● Trái óng ánh như những hạt cườm.

   + Cây gạo:

Cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng.

      ● Hai đầu quả thon vút như con thoi.

      ● Múi bông chín như nồi cơm chín.

      ● Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

   + Sầu riêng:

      ● Hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi.

      ● Cánh hoa nhỏ như vảy cá.

      ● Trái lủng lẳng trông giống tổ kiên.

      ● Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép như lá hẽo.

- Nhân hóa:

   + Cây gạo:

      ● Trở lại tuổi xuân, chấm dứt sự tưng bừng, ồn ã, trở về dáng vẻ xanh mát, trầm tư.

      ● Cây hiền lành.

      ● Quả gạo múp míp.

B. Hoạt động thực thành

1 (Trang 45 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):

a) Kiểm tra kết quả quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường (hoặc nơi em ở):

- Em đã quan sát bằng những giác quan nào?

- Trình tự quan sát của em có hợp lý không?

- Cái cây mà em quan sát có gì khác với những cây cùng loài?

b) Trao đổi với bạn về kết quả quan sát của em.

Gợi ý trả lời:

- Em đã quan sát bằng những giác quan: Thị giác, khứu giác, vị giác.

- Trình tự quan sát của em có hợp lý: Gốc, thân, cành, lá, hoa, quả.

- Cái cây mà em quan sát có gì khác với những cây cùng loài: Cây mít mà em quan sát có một cái bướu to ở thân cây. Mẹ em nói ngày xưa cây từng suýt bị chặt mất nhưng rồi được giữ lại. Vết chặt đó lành dần theo thời gian nhờ sự sinh trưởng mạnh mẽ của cây.

2 (Trang 45 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):

a) Quan sát ảnh thiên nga. Nêu nhận xét của em về chim thiên nga.

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 22B: Thế giới của sắc màu | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

b) Nghe thầy cô kể (2 lần) câu chuyện Con vịt xấu xí của nhà văn An-đéc-xen.

Gợi ý trả lời:

Quan sát bức tranh em thấy:

- Thiên nga là một loài chim có bộ lông trắng muốt.

- Chúng vừa có thể bơi dưới nước và cũng có thể bay.

- Thiên nga là loài chim đẹp và hiền lành, thường xuất hiện trong những câu truyện cổ tích.

- Thiên nga tung cánh trên mặt hồ giống như những vũ công đang nhảy múa.

3 (Trang 45 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):

a) Sắp xếp lại thứ tự các tranh dưới đây cho đúng với cốt truyện Con vịt xấu xí em vừa nghe kể.

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 22B: Thế giới của sắc màu | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Thứ tự đúng là:...

b) Dựa vào các tranh đã sắp xếp, kể lại câu chuyện.

Gợi ý trả lời:

a) Thứ tự đúng là: 2 → 1 → 3 → 4

2. Vợ chồng thiên nga con lại cho vịt mẹ trông giúp

1. Vịt mẹ dẫn đàn con ra ao. Thiên nga con đi cuối đàn, trông rất lẻ loi, cô đơn.

3. Vợ chồng thiên nga nhận lại con và cảm ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con

4. Thiên nga con cùng bố mẹ bay đi. Đàn vịt nhìn theo vẻ ngạc nhiên

b) Kể lại câu chuyện.

Kể từng đoạn câu chuyện

- Đoạn 1: Mùa đông đến, vợ chồng thiên nga đưa đàn con tới phương Nam tránh rét. Trên đường đi, họ phải dừng lại nghỉ chân vì có một đứa con quá nhỏ. Không thể chậm trễ thời gian nữa, hai vợ chồng thiên nga đành nhờ cô vịt chăm sóc giùm thiên nga con và hứa sang năm sẽ quay lại đón con.

- Đoạn 2. Cô vịt đồng ý để thiên nga con ở lại cùng đàn vịt. Thiên nga con muốn chơi với bầy vịt nhưng những chú vịt lại không thích thiên nga con. Lý do cũng vì hình dáng của thiên nga con không giống những chú vịt. Những bạn vịt thường xuyên hắt hủi, bắt nạt và còn nói thiên nga con là một con vịt xấu xí, vô tích sự.

- Đoạn 3. Sau một năm, thiên nga con được bố mẹ thiên nga quay lại đón. Bố mẹ thiên nga cảm ơn mẹ vịt và đàn vịt con đã chăm sóc cho thiên nga con. Thiên nga con cũng cảm ơn mẹ vịt và bịn rịn chia tay với các bạn vịt con.

- Đoạn 4. Nhìn thiên nga con cùng bố mẹ bay đi, đàn vịt con mới hiểu con vịt xấu xí mà chúng thường ghét bỏ chính là thiên nga. Đàn vịt con đã vô cùng hối hận về cách cư xử của mình.

Kể toàn bộ câu chuyện

      Mùa đông đến, vợ chồng thiên nga đưa đàn con tới phương Nam tránh rét. Trên đường đi, họ phải dừng lại nghỉ chân vì có một đứa con quá nhỏ. Không thể chậm trễ thời gian nữa, hai vợ chồng thiên nga đành nhờ cô vịt chăm sóc giùm thiên nga con và hứa sang năm sẽ quay lại đón con.

      Cô vịt đồng ý để thiên nga con ở lại cùng đàn vịt. Thiên nga con muốn chơi với bầy vịt nhưng những chú vịt lại không thích thiên nga con. Lý do cũng vì hình dáng của thiên nga con không giống những chú vịt. Vịt mẹ thì bận bịu suốt ngày vì phải kiếm ăn, chăm cả đàn vịt con cùng thiên nga con. Thiên nga con buồn lắm. Những bạn vịt thường xuyên hắt hủi, bắt nạt và còn nói thiên nga con là một con vịt xấu xí, vô tích sự.

      Sau một năm, thiên nga con được bố mẹ thiên nga quay lại đón. Bố mẹ thiên nga cảm ơn mẹ vịt và đàn vịt con đã chăm sóc cho thiên nga con. Thiên nga con vui mừng lắm, bỏ qua hết nỗi buồn của mình, cảm ơn mẹ vịt và bịn rịn chia tay với các bạn vịt con.

      Nhìn thiên nga con cùng bố mẹ bay đi, đàn vịt con mới hiểu con vịt xấu xí mà chúng thường ghét bỏ chính là thiên nga. Đàn vịt con đã vô cùng hối hận về cách cư xử của mình.

4 (Trang 46 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Trả lời câu hỏi:

a) Ai là “con vịt xấu xí” trong truyện này? Vì sao nhân vật đó bị xem là “xấu xí”?

b. Qua câu chuyện, An-đéc-xen muốn nói gì với các em? Chọn ý trả lời em thích:

- Đừng cho người khác là xấu xí chỉ vì họ không giống mình.

- Đừng lấy mình làm mẫu để đánh giá người khác.

- Bạn sẽ xấu hổ khi cùng hùa nhau dè bỉu một người.

- Thật tiếc cho những ai không cảm nhận được cái đẹp.

- Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, yêu thương người khác.

Gợi ý trả lời:

a) "Con vịt xấu xí" trong truyện là một con thiên nga.

Nhân vật đó bị xem là xấu xí vì không giống vịt con: cổ dài ngoẵng, thân hình gầy guộc, bộ lông trắng muốt.

b) Qua câu chuyện, An-đéc-xen muốn nói:

- Đừng cho người khác là xấu xí chỉ vì họ không giống mình.

- Đừng lấy mình làm mẫu để đánh giá người khác.

- Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, yêu thương người khác.

5 (Trang 46 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Thi kể từng đoạn câu chuyện.

C. Hoạt động ứng dụng

Câu hỏi (Trang 46 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):

Quan sát kĩ một bộ phận của cái cây mà em yêu thích để chuẩn bị cho bài làm văn: tả lá, thân hoặc gốc của cây.

Gợi ý:

Em hãy quan sát kĩ từng chi tiết, đặc điểm nổi bật của mỗi bộ phận của cây. Em có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thân để hiểu rõ hơn những đặc điểm sinh trưởng của cây.

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên