Tiếng Việt 4 VNEN Bài 4B: Con người Việt Nam
Tiếng Việt 4 VNEN Bài 4B: Con người Việt Nam
A. Hoạt động cơ bản
1 (Trang 45 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)
Cây tre rất gần gũi, thân thuộc với con người Việt Nam. Hãy giới thiệu một số tư liệu về tre đã được chuẩn bị sẵn.
(Có thể tự giới thiệu các vật dụng bằng tre, tranh ảnh cây tre, bài thơ, đoạn văn, bài hát em thuộc về tre…)
Trả lời:
Một số tư liệu về tre đã được chuẩn bị sẵn:
Hình ảnh:
Thông tin đã tìm hiểu được về cây tre:
- Tre là loài cây thân đốt, mọc thành bụi, thành lũy kiên cố.
- Tre già, măng sẽ mọc. Măng tre mập mạp, nhọn hoắt, mọc lên tua tủa dưới gốc bụi tre.
- Lũy tre xanh là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Lũy tre là nơi trẻ em vui đùa, là nơi tỏa bóng mát trong những ngày hè nóng rực.
- Tre được dùng làm nguyên liệu để sản xuất đồ thủ công.
2-3-4 (Trang 46 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)
Đọc, giải nghĩa và luyện đọc bài "Tre Việt Nam".
5 (Trang 47 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)
Trả lời câu hỏi:
(1) Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam: cần cù, đoàn kết, ngay thẳng?
Nối ô bên trái có chứa câu thơ với ô chứa phải để tìm câu trả lời.
(2) Điệp ngữ trong khổ thơ cuối khẳng định những điều gì?
a. Đất mãi mãi có thể nuôi cây.
b. Tre là loại cây lá xanh, giàu sức sống suốt bốn mùa.
c. Khẳng định sức mạnh của con người Việt Nam, sự trường tồn của dân tộc Việt Nam
(3) Em thích hình ảnh nào nhất về cây tre và búp măng non? Hình ảnh đó cho em biết điều gì?
M: Em thích hình ảnh cây tre vươn mình trong gió, dù gian khổ vẫn “hát ru lá cành”. Hình ảnh này ca ngợi sức sống mạnh mẽ của cây tre.
Trả lời:
1) Nối:
a - 2, b - 3, c - 1
2) Điệp ngữ trong khổ thơ cuối khẳng định:
Đáp án: c. Khẳng định sức mạnh của con người Việt Nam, sự trường tồn của dân tộc Việt Nam
3) Em thích hình ảnh:
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm".
Hình ảnh ca ngợi sự đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khó khăn của cây tre. Tình yêu thương sẽ giúp mọi người sống lại gần nhau hơn.
6 (Trang 47 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Học thuộc lòng khổ thơ em thích
7 (Trang 48 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm hiểu về cốt truyện:
1) Gắn các thẻ từ ghi những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu vào từng chỗ trống cho đúng thứ tự:
- Mở đầu
Sự việc 1: ...
- Diễn biến
Sự việc 2:...
Sự việc 3:...
Sự việc 4:...
- Kết thúc
Sự việc 5:...
2) Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em, cốt truyện là gì?
3) Cốt truyện gồm những phần nào? Mỗi phần có tác dụng gì?
Trả lời:
1) Gắn các thẻ từ ghi những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu vào từng chỗ trống cho đúng thứ tự:
- Mở đầu:
Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.
- Diễn biến:
Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi và nghe Nhà Trò kể tình cảnh khốn khổ của mình.
Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ, an ủi và cùng Nhà Trò đến chỗ bọn nhện
Sự việc 4: Dế Mèn ra oai, lên án và bắt bọn nhện phải phá vòng vây hãm.
- Kết thúc:
Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe lời Dế Mèn : Nhà Trò được tự do.
2) Cốt truyện là một chuỗi những sự việc xảy ra thường làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
3) Cốt truyện gồm có 3 phần:
- Mở đầu: Là sự việc mở đầu cho sự việc tiếp theo.
- Diễn biến: Gồm những sự việc chính kế tiếp theo.
- Kết thúc: Là kết quả cuối cùng của các sự việc.
B. Hoạt động thực thành
1 (Trang 49 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Xếp các sự việc trong truyện Cây khế sau đây thành cốt truyện và viết vào vở:
a. Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
b. Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
c. Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
d. Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
e. Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
g. Người anh bị rơi xuống biển và chết.
Trả lời:
Sắp xếp theo thứ tự cốt truyện Cây khế như sau:
1 - b. Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
2 - d. Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
3 - a. Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
4 - c. Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
5 - e. Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
6 - g. Người anh bị rơi xuống biển và chết.
2 (Trang 49 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Dựa vào cốt truyện ở hoạt động 1, kể tóm tắt câu chuyện Cây khế:
Trả lời:
Ở một gia đình nọ có hai anh em. Cha mẹ mất sớm để lại gia tài cho hai anh em. Người anh tham lam giành hết gia tài, chỉ cho người em một cây khế. Người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Cây khế ra rất nhiều quả. Một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Người em phàn nàn về việc mình rất nghèo, xin chim đừng ăn khế. Chim liền bảo người em ăn khế sẽ trả vàng và dặn người em may túi ba gang để mang đi đựng. Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
Người anh biết chuyện, lòng tham nổi lên bèn đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng. Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh vì tham lam đã may túi quá to và lấy quá nhiều vàng. Chim trên đường trở về vì nặng quá nên người anh đã rơi xuống biển mà chết.
3 (Trang 49 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô kể chuyện "Một nhà thơ chân chính"
4 (Trang 49 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Dựa vào câu chuyện đã được nghe thầy cô kể, trả lời câu hỏi:
a) Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
b) Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
c) Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?
d) Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
Trả lời:
a) Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng đã phản ứng bằng cách:
- Thay nhau truyền đi một bài hát lên án thói bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ cùng cực của nhân dân.
b) Nhà vua khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình đã ra lệnh lùng bắt kẻ đã sáng tác bài ca phản loạn ấy.
c) Trước sự đe dọa của nhà vua:
- Dân chúng lộ vẻ sợ sệt và bị khuất phục.
- Chỉ có một người là không.
d) Nhà vua thay đổi thái độ vì:
- Nhà thơ đứng trên giàn hỏa thiêu không hề sợ hãi, vẫn hát lên bài hát của mình.
- Nhà vua nhận ra đó là nhà thơ chân chính, không sợ cường quyền, dám đấu tranh vì lẽ phải.
5 (Trang 49 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Các bạn nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Mỗi nhóm cử một bạn kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
Câu chuyện:
Một nhà thơ chân chính
Ngày xưa, ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược. Dưới triều đại ông ta, nhân dân hết sức lầm than. Thế rồi khắp nơi nơi bỗng truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Mọi người dân, từ người lớn đến trẻ con, ai ai cũng say sưa ca bài hát ấy.
Một ngày kia, bài hát lọt đến tai nhà vua. Ngài lập tức ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Các quan đại thần và lính cận vệ ra sức sục sạo cũng không thể tìm được ai là tác giả của bài hát. Vì vậy, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và những nghệ nhân hát rong.
Ba hôm sau, tất cả những người đó được giải vào cung, mỗi người phải hát cho nhà vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác.
Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt tấu lên những bài ca tụng trí tuệ sáng láng, trái tim nhân hậu, sức mạnh kì diệu của nhà vua, ánh hào quang chói lọi xung quanh sự nghiệp vĩ đại của ngài. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng không chịu hát.
Nhà vua lệnh thả tất cả, còn ba người này thì đem tống giam vào ngục tối. Ba tháng sau, ngài cho giải họ từ trong ngục ra và phán:
- Thế nào, giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ!
Một trong ba người đó lập tức cất lời ca tụng quốc vương Đa-ghét-xtan. Ông ta được tha ngay. Nhà vua sai đem hai người còn lại đến giàn hỏa thiêu và phán:
- Hãy hát lên cho trẫm nghe. Đây là cơ hội cuối cùng cứu sống các người.
Một trong hai người hát lên một bài ca ngợi nhà vua và cũng được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận, hét lên:
- Trói hắn lại! Nổi lửa lên.
Bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu, nhà thơ cuối cùng bỗng cất tiếng hát. Bài hát vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca phản loạn đã lưu truyền khắp đất nước.
Tiếng hát vang lên, cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bừng bừng bốc cháy như giận dữ. Nhà vua bất ngờ thét lên:
- Dập mau lửa đi, dập mau! Cởi trói ngay cho ông ta. Trẫm không thể để mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này!
6 (Trang 49 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Trao đổi với các bạn ý nghĩa của câu chuyện
Gợi ý: Ý nghĩa của câu chuyện:
- Ca ngợi nhà thơ chân chính con người có khí phách kiên cường.
- Những người hiên ngang, kiên cường sẽ không bị khuất phục trước sự tàn bạo, cường quyền.
C. Hoạt động ứng dụng
Câu hỏi (Trang 49 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)
Đọc thuộc lòng một khổ thơ trong bài "Tre Việt Nam" cho người thân nghe.
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 4C: Người con hiếu thảo
- Bài 5A: Làm người trung thực, dũng cảm
- Bài 5B: Đừng vội tin những lời ngọt ngào
- Bài 5C: Ở hiền gặp lành
- Bài 6A: Dũng cảm nhận lỗi
Các chủ đề khác nhiều người xem
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)