Tiếng Việt 4 VNEN Bài 6B: Không nên nói dối
Tiếng Việt 4 VNEN Bài 6B: Không nên nói dối
A. Hoạt động cơ bản
1 (Trang 65 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Trao đổi với bạn theo gợi ý sau:
a. Bạn đã bao giờ nói dối chưa?
b. Nếu đã từng nói dối thì đó là chuyện gì?
c. Bạn có suy nghĩ gì sau khi nói dối?
Trả lời:
Ví dụ:
a. Em đã từng nói dối. Người em nói dối là bố mẹ em.
b. Em nói dối bố mẹ là đi học thêm nhưng lại trốn đi chơi bóng đá.
c. Sau khi nói dối em cảm thấy:
- Em tự thấy có lỗi và rất ân hận vì đã nói dối bố mẹ.
- Em tự hứa sẽ không bao giờ tái phạm, nói dối bố mẹ nữa.
2 (Trang 65 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: "Chị em tôi"
3 (Trang 66 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Giải nghĩa từ ngữ:
a) Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A:
b) Thay nhau đọc lại từ ngữ và lời giải nghĩa tìm được.
Trả lời:
Lời giải nghĩa đúng:
a - 3, b - 4, c - 2, d - 5, e - 6, g - 1
4 (Trang 66 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng luyện đọc.
- Mỗi bạn đọc một đoạn, tiếp nối nhau đến hết bài.
- Đổi lượt và đọc lại bài. (Chú ý phân biệt giọng của các nhân vật và giọng người dẫn chuyện)
5 (Trang 66 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chọn đáp án đúng để trả lời thành câu:
1) Để được đi xem phim, cô chị đã làm điều gì không tốt?
a. Đi học ở trường nhưng bỏ về sớm.
b. Đi học nhóm nhưng bỏ về sớm.
c. Nói dối ba là đi học nhóm.
2) Vì sao đang xem phim ở rạp, cô chị lại bỏ về?
a. Tức giận khi thấy em gái bỏ học đi xem phim.
b. Ân hận đã nói dối ba là đi học nhóm.
c. Sợ ba trách mắng về tội nói dối.
3) Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
a. Mách với ba việc chị mình nói dối.
b. Cũng nói dối ba bỏ học đi chơi.
c. Giả vờ đi tập văn nghệ để đi xem phim.
4) Vì sao cách làm của cô em lại giúp được chị tỉnh ngộ?
a. Vì nghĩ rằng nếu nói dối nữa ba sẽ không tin.
b. Vì chị tự thấy mình làm gương xấu cho em và làm ba buồn.
c. Vì không muốn bị em phát hiện.
Trả lời:
1) Để được đi xem phim, cô chị đã làm điều không tốt: Nói dối ba là đi học nhóm.
Đáp án đúng là: c
2) Đang xem phim ở rạp, cô chị lại bỏ về vì: Tức giận khi thấy em gái bỏ học đi xem phim.
Đáp án đúng là: a.
3) Để chị mình thôi nói dối cô em đã: Giả vờ đi tập văn nghệ để đi xem phim.
Đáp án đúng là: c.
4) Cách làm của cô em lại giúp được chị tỉnh ngộ vì: Vì chị tự thấy mình làm gương xấu cho em và làm ba buồn.
Đáp án đúng là: b.
B. Hoạt động thực thành
1 (Trang 66 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã nghe, đã đọc
a) Nhớ lại, chọn một câu chuyện (có thể chọn một bài đọc trong sách) về người biết tự coi trọng và giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.
M: - Câu chuyện Buổi học thể dục kể về cậu bé Nen-li đã quyết tâm vươn lên không chịu thua kém bạn bè (Sách hướng dẫn học Tiếng Việt 3, tập 2).
- Câu chuyện cổ tích Sự tích dưa hấu kể về Mai An Tiêm, người biết sống bằng sức lao động của mình, không ăn bám hoặc dựa dẫm vào người khác.
b) Nhớ lại và viết vắn tắt vào vở / phiếu nhóm (nếu cùng một câu chuyện ) theo gợi ý:
- Giới thiệu tên câu chuyện, tên nhân vật trong câu chuyện.
- Mở đầu câu chuyện.
- Diễn biến (nếu cách sự việc theo thứ tự trước sau)
- Kết thúc câu chuyện.
c) Thay nhau tập kể chuyện và nhận xét bạn kể theo gợi ý:
- Bạn chọn câu chuyện có đúng yêu cầu không?
- Bạn kể câu chuyện có đủ các sự kiện chính và đúng trình tự không?
- Lời kể của bạn có rõ ràng, dễ hiểu, truyền cảm không?
- Bạn đã biết thể hiện kết hợp giữa lời kể với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ mặt chưa?
d) Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện.
Gợi ý:
- Em thích nhân vật nào trong chuyện? Vì sao?
- Em học được điều gì từ câu chuyện?
Trả lời:
a) Em sẽ kể câu chuyện Buổi học thể dục kể về cậu bé Nen-li đã quyết tâm vươn lên không chịu thua kém bạn bè (Sách hướng dẫn học Tiếng Việt 3, tập 2).
b)
- Tên câu chuyện: Buổi học thể dục.
- Tên nhân vật: Thầy giáo, Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi,Nen-li.
- Kể lại câu chuyện:
Câu chuyện về lòng tự trọng mà em nhớ chính là câu chuyện “Buổi học thể dục”. Sau đây em xin kể lại câu chuyện:
Hôm nay có buổi học thể dục. Thầy giáo lẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao, thẳng đứng. Chúng tôi phải leo lên đến trên cùng, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.
Đẽ-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ. Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không. Tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai vì cậu khỏe chẳng khác gì một con bò mộng non.
Đến lượt Nen-li. Bạn này được miễn học thể dục vì bị tật từ nhỏ, nhưng cố xin thầy cho được tập như mọi người.
Nen-li bắt đầu leo một cách rất chật vật. Mặt cậu đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống. Nhưng cậu vẫn cố sức leo. Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất, vừa luôn miệng khuyến khích: “Cố lên! cố lên!”.
Nen-li rướn người lên và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. “Hoan hô! Cố tí nữa thôi!” - Mọi người reo lên. Lát sau, Nen-li đã nắm chặt được cái xà.
Thầy giáo nói: “Giỏi lắm! Thôi, con xuống đi!” Nhưng Nen-li còn muốn đứng lên cái xà như những người khác.
Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi.
Vậy đấy, lòng tự trọng đã giúp Nen-li đạt được mục đích của mình trong buổi học thể dục.
d) Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện:
- Câu chuyện ca ngợi bạn nhỏ tuy bị khuyết tật nhưng vẫn cố gắng hoàn thành bài tập của mình như các bạn khác dù đã được miễn học.
- Làm người phải biết giữ lòng tự trọng, không nhụt chí, biết phấn đấu vươn lên trong cuộc sống để khẳng định bản thân mình.
2 (Trang 67 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi kể chuyện trước lớp.
3 (Trang 67 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư.
Nghe thầy cô nhận xét chung; chú ý những ưu điểm để học tập và những hạn chế để rút kinh nghiệm.
4 (Trang 67 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Sửa lỗi trong bài tập làm văn viết thư.
5 (Trang 67 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Học tập những đoạn văn, bài văn hay.
Gợi ý: Em học tập những bạn viết bài tốt để vận dụng vào bài viết của mình.
C. Hoạt động ứng dụng
Câu hỏi (Trang 67 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):
Hỏi người thân xem trong họ hàng có ai cần được hỏi thăm để viết thư.
Gợi ý: Em hãy thực hiện soạn một bức thư hỏi thăm người thân của mình với đầy đủ những yêu cầu cần thiết về nội dung, hình thức của một bức thư em đã được học.
Mẫu:
Hà Nội, ngày... tháng.... năm…
Bác Năm kính yêu của cháu!
Đã hơn một năm nay rồi cháu chưa được về thăm bác. Cháu nhớ bác nhiều lắm bác ạ! Bố mẹ cháu cũng muốn đưa cháu về nhưng đường xa quá mà bố mẹ cháu lại bận nhiều công việc. Bác ơi dạo này bác có khỏe không ạ? Hôm qua cháu bố cháu có nhắc với cháu rằng bác gái đang bị ốm, phải nằm viện. Cháu lo lắng cho tình hình sức khỏe của bác gái và cả bác nữa nên cháu viết thư này để hỏi thăm các bác.
Bác ơi, bác hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe, đừng lo nghĩ nhiều để lấy sức chăm sóc tốt cho bác gái bác nhé! Bên cạnh bác vẫn còn gia đình cháu và nhiều người thân, họ hàng của bác nữa mà. Cháu chúc bác gái mau khỏe và chúc bác thật nhiều sức khỏe ạ! Bố mẹ cháu đã hứa là Tết này sẽ đưa cháu về thăm bác đấy! Cháu vui lắm ạ!
Thư đã dài, cháu xin dừng bút tại đây. Nhận được thư của cháu bác nhớ trả lời bác nhé! Cháu nhớ bác nhiều!
Cháu của bà
Thư
Vũ Ngọc Thư
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 6C: Trung thực - Tự trọng
- Bài 7A: Ước mơ của anh chiến sĩ
- Bài 7B: Thế giới ước mơ
- Bài 7C: Bạn ước mơ điều gì
- Bài 8A: Bạn sẽ làm gì nếu có phép lạ
Các chủ đề khác nhiều người xem
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)