Tiếng Việt 5 VNEN Bài 26A: Nhớ ơn thầy cô

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 26A: Nhớ ơn thầy cô

A. Hoạt động cơ bản

(Trang 86 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Quan sát bức tranh sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 26A: Nhớ ơn thầy cô | Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN hay nhất

      • Những người trong tranh là ai? Họ đang làm gì?

Trả lời

Những người trong tranh gồm một người thầy và các học trò thời xưa. Họ đến thăm thầy cũ và mừng thọ thầy.

(Trang 87 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2-3-4: Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

(Trang 87 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(Trang 87 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (1) Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?

(Trang 87 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (2) Tìm những chi tiết cho thấy:

      • Các học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.

      • Cụ giáo chu tôn trọng thầy cũ của mình

Trả lời

Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để thăm thầy và mừng thọ thầy.

=>Thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.

- Những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu là:

   + Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy.

   + Các học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý.

   + Khi nghe cụ giáo Chu nói tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng, họ “đồng thanh dạ ran” và cùng đi theo thầy.

-Những chi tiết cho thấy cụ giáo Chu tôn kính thầy cũ của mình:

   + Cụ giáo Chu chắp tay cung kính vái: Lạy thầy, Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy

   + Cụ giáo Chu và các học trò vái tạ cụ đồ già.

(Trang 87 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (3) Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới dây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?

a. Tiên học lễ, hậu học văn

b. Uống nước nhớ nguồn

c. Tôn sư trọng đạo

d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).

Trả lời

Những thành ngữ, tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu:

a. Tiên học lễ, hậu học văn

b. Uống nước nhớ nguồn

c. Tôn sư trọng đạo

d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).

B. Hoạt động thực thành

(Trang 88 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Dựa vào nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ sau thành 3 nhóm:

truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng.

a. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)

b. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.

c. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.

Trả lời

a. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau): truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.

b. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết: truyền bá, truyền tin, truyền hình, truyền tụng.

c. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người: truyền máu, truyền nhiễm

(Trang 88 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Tìm và ghi vào vở những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc có trong đoạn văn sau

Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản,...Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phát từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của thế hệ mai sau.

Trả lời

Những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc có trong đoạn văn trên là:

-Chỉ người: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.

-Chỉ sự vật: nắm tro bếp, mũi tên đồng cố Loa, con dao cắt rôn bằng đá, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội, chiếc hốt đại thần.

(Trang 88 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Tìm các tên riêng trong bài sau và cho biết các tên riêng đó được viết hoa như thế nào?

Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động

    Ngày 1/5/1886, công nhân thành phố Chi-ca-gô, nước Mĩ, xuống đường biểu tình đòi làm việc theo chế độ 8 giờ một ngày. Từ Chi -ca- gô, làm sóng bãi công lan nhanh ra các thành phố Niu – Y- óoc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ- nơ,… Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt, ở Chi – ca- gô, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không làm hàng trăm người chết và bị thương. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Để ghi nhớ sự kiệ này, ngày 1-5 hằng năm đã được chọn làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân toàn thế giới.

(Theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới)

Trả lời

-Những tên riêng trong đoạn văn trên là: Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ...

-Ngoài tên riêng Mĩ được viết theo âm Hán Việt, các tên riêng khác viết hoa chữ cái đầu mồi bộ phận của tên. Giữa các tiêng trong mỗi bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối.

C. Hoạt động ứng dụng

(Trang 89 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) Kể cho người thân nghe một kỉ niệm của em về nhà giáo/ thầy giáo cũ?

Trả lời

   Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đã dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở tiểu học.

    Cô giáo Nga có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. Tuổi cô độ gần bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ. Em rất thích những chiếc áo dài cô mặc đến lớp, thường là những chiếc áo lụa mỏng trắng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da hồng của cô. Mái tóc cô được uốn gọn gàng, ôm lấy gương mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô to, đen láy, chiếc mũi cao, cân xứng với mặt. Cô cười rất tươi, giòn giã để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang. Cô rất thương học sinh. Em còn nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là những đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngơ ngác, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Lúc đó em là đứa nhút nhát, không dám khóc ra tiếng mà chỉ rơm rớm nước mắt đứng một góc tường. Thấy vậy, cô đã ra an ủi và bế em. Cô như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này rồi lại sang dỗ bạn khác khiến em và các bạn không còn sợ hãi nữa. Thế nhưng cô rất nghiêm khắc khi giảng bài, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay. Những buổi học đầu tiên biết bao khó nhọc, cô cầm tay em uốn nắn từng nét chữ, con số ngay hàng, thẳng lối. Giờ rảnh cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc đó em cảm thấy bầu không khí trong cả lớp ấm áp làm sao. Ngoài việc dạy dỗ, chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.

    Tuy không được học cô nữa nhưng trong lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan, trò giỏi.

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 5 chương trình VNEN hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên