Tiếng Việt 5 VNEN Bài 26B: Hội làng
Tiếng Việt 5 VNEN Bài 26B: Hội làng
A. Hoạt động cơ bản
(Trang 89 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Quan sát bức tranh sau và trả lời câu hỏi:
(Trang 90 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) Trang phục của những người trong tranh là trang phục truyền thống hay hiện đại?
(Trang 90 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) Những người trong tranh đang làm gì?
Trả lời
Quan sát bức tranh trên ta thấy:
-Trang phục của những người trong tranh là trang phục truyền thống (chiếc áo tứ thân ngày xưa).
-Những người trong tranh đang tham gia hội thổi cơm thi.
(Trang 90 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: "Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân" (sgk)
(Trang 90 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B cho phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A
Trả lời
a)-3
b)-1
c)-2
d)-4
4. Cùng luyện đọc
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
(Trang 91 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (1) Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
(Trang 91 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (2) Viết các sự việc (được nêu trong ngoặc) vào ô trống trong phiếu sau cho đúng với trình tự của hội thi: (a. vừa nấu cơm vừa di chuyển; b. chấm thi; c. leo cột lấy lửa, chuẩn bị vật dụng)
Trả lời
(1) Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.
(2) Các sự việc theo đúng trình tự của hội thi là:
c. leo cột lấy lửa, chuẩn bị vật dụng
a. vừa nấu cơm vừa di chuyển
b. Chấm thi
(Trang 91 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (3) Trong các việc cần làm của hội thi, việc nào đòi hỏi sức khỏe và sự nhanh nhẹn, việc làm nào cần sự khéo léo?
(Trang 91 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (4) Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.
Trả lời
(3) Trong những việc trên:
Việc đòi hỏi sức khỏe và sự nhanh nhẹn: leo nhanh thoăn thoắt lên bốn cây chuối bôi mờ bóng nhầy để lấy nén hương xuống, vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước thối cơm.
Việc làm cần sự khéo léo: cắm khéo cần tre vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ, tay giữ cần nấu cơm, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng, vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình.
(4) Những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau:
-Trong khi mỗi thành viên của đội lo việc lấy lửa, những người khác đều mỗi người một việc:
+ Người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông.
+ Người giã thóc, người giần sàng thóc đã giã thành gạo.
+ Có lửa, người ta lấy nước nấu cơm. Vừa nấu cơm, các đội vừa đan xen uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem
(Trang 91 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (5) Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng"?
Trả lời
Việc giật giải trong cuộc thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng" bởi vì đội giành chiến thắng khẳng định tài năng, sự khéo léo, sự đoàn kết, nỗ lực hết mình của cả đội. Đó là một chiến thắng xứng đáng.
B. Hoạt động thực thành
(Trang 91 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Đọc đoạn trích trong truyện Thải sư Trần Thủ Độ.
(Trang 91 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, viết tiếp vào bảng nhóm một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch “Giữ nghiêm phép nước”
Trả lời
Trần Thủ Độ: -Thật có chuyện đó sao?
Linh Từ Quốc Mẫu: - Tôi không hiểu phép nước như thế nào nữa. Ông không tin thì tiến hành tra hỏi xem.
Trần Thủ Độ: -Bà cứ yên tâm. Tôi sẽ tra khảo hắn.
-Lính đâu!Giải tên quân hiệu đó đến đây ngay!
(Hai tên lính cùng người quân hiệu bước vào)
Quân hiệu (quỳ): - Kính chào Thái sư và phu nhân.
Trần Thủ Độ: - Ngươi có phải là người quân hiệu sáng nay gác ở cửa Bắc không?
Quân hiệu (chắp tay, lễ phép): -Dạ, bẩm đúng ạ.
Trần Thủ Độ (chỉ vào Linh Từ Quốc Mẫu): -Ngươi có biết đây là ai không?
Quân hiệu: -Dạ, đây là mẹ vợ Hoàng Thượng, là vợ quan Thái sư.
Trần Thủ Độ: -Sáng nay ngươi bắt phu nhân xuống kiệu phải không?
Quân hiệu: -Dạ, bẩm đúng ạ!Vì luật vua ban phép nước đã quy định, bất cứ ai cũng phải xuống kiệu khi đi qua thềm cấm. Hạ thần biết đó là phu nhân Thái sư đương triều nhưng cũng không thể làm trái phép nước. Mong Thái sư minh xét.
Trần Thủ Độ (đi xuống, đỡ người quân hiệu đứng dậy): -Ngươi có chức thấp mà biết phép nước như thế, ta còn trách gì nữa! (Quay ra nói với hai tên lính) -Lính đâu!Ban thưởng vàng, bạc.
(Hai tên lính bưng vào đưa trước mặt người quân hiệu)
Quân hiệu (đỡ lấy): -Xin đa tạ Thái sư.
(Trang 92 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 4. Chuẩn bị kể lại một câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Trả lời
Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện Bông sen trong giếng ngọc. Câu chuyện này kể về cậu bé Mạc Đĩnh Chi rất ham học và trở thành người tài.
Ngày xưa, cách đây gầy bảy trăm năm, có cậu bé Mạc Đĩnh Chi, con nhà nghèo, người đen đui, xấu xí. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào cậu bé cũng vào rừng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ. Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất thèm được học. Mỗi lần gánh củi qua trường cậu lại ngấp nghé học lỏm.
Nhiều ngày như vậy, thầy đồ thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, cho phép cậu bé được vào trường. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách, vì ban ngày cậu còn phải làm việc khác. Nhưng lại không có dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn.
Miệt mài học tập với ngọn đèn đom đóm ấy, chẳng bao lâu, Mạc Đĩnh Chi trở thành người học rộng tài cao, đi thi đỗ trạng nguyên (khoa khi năm 1304). Nhưng vì nhà vua thấy ông nhà nghèo lại xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu, buộc ông phải làm một bài văn để thử tài. Mạc Đĩnh Chi làm ngay bài phú lấy tên là "Bông sen trong giếng ngọc" để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Bài phú rất hay, hay đến nỗi vua nhà Trần phải phong cho ông một chức quan to trong triều. Với lòng yêu nước thương dân, Mạc Đĩnh Chi đã làm nhiều việc lớn cho đất nước.
C. Hoạt động ứng dụng
(Trang 93 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) Kể cho người thân nghe câu chuyện em đã kể ở lớp. Trao đổi với người thân về ý nghĩa của câu chuyện
Trả lời
Kể chuyện: (ở bài tập 4)
Ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi nghị lực phi thường, sự ham học và sự thông minh của Mạc Đĩnh Chi. Qua đó nhấn mạnh tinh thần hiếu học của người Việt Nam.
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 5 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 26C: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế
- Bài 27A: Nét đẹp xưa và nay
- Bài 27B: Đất nước mùa thu
- Bài 27C: Liên kết câu bằng từ ngữ nối
- Bài 28A: Ôn tập 1
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT
- Lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST
- Lớp 5 Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều