Tiếng Việt 5 VNEN Bài 30B: Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
Tiếng Việt 5 VNEN Bài 30B: Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
A. Hoạt động cơ bản
(Trang 127 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Gọi đúng tên những trang phục của phụ nữ Việt Nam trong các bức ảnh sau:
Trả lời
Những trang phục của phụ nữ Việt Nam trong các bức ảnh là:
-Hình 1: Bộ quần áo bà ba
-Hình 2: Bộ trang phục tứ thân
-Hình 3: Chiếc áo dài
2-3-4. Đọc, giải thích và luyện đọc
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi
(Trang 127 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (1) Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam?
(Trang 127 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (2) Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
Trả lời
(1) Đối với người phụ nữ Việt Nam, chiếc áo dài trang phục giúp cho người phụ nữ trở nên kín đáo, nhã nhặn, dịu dàng và toát lên được vẻ đẹp của người con gái Việt Nam.
(2) Chiếc áo dài tân thời khác so với chiếc áo dài cổ truyền ở chỗ:
Chiếc áo dài cổ truyền i | Chiếc áo dài tân thờ |
---|---|
Có hai loại: Áo tứ thân và áo năm thân. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo , không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt. | Chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau. Chiếc áo tân thời vừa giữ được phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo; vừa mang phong cách hiện đại phương Tây. |
(Trang 127 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (3) Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
(Trang 127 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (4) Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?
Trả lời (3) Áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam vì áo dài toát lên vẻ đẹp dịu dàng, thanh tao, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. (4) Em cảm thấy người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài vừa tôn được vẻ đẹp hình thể, vừa thể hiện nét dịu dàng, duyên dáng, kín đáo.
(Trang 127 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 6. Mỗi em chọn đọc một đoạn văn mình thích và giải thích vì sao thích đoạn văn đó
Trả lời
Ví dụ mẫu:
-Đoạn văn em thích nhất là: "Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
-Em thích đoạn trên vì em thấy rằng chỉ khi người phụ nữ mặc chiếc áo dài thì vẻ đẹp của họ mới được toát lên một cách tự nhiên, mềm mại và thanh thoát nhất. Chiếc áo dài nhìn có vẻ đơn giản nhưng mang nét thanh lịch mà không kém phần gợi cảm. Chiếc áo dài đã thật sự tạo cho người con gái Việt Nam một vẻ đẹp giản dị mà yêu kiều và nó đã trở thành niềm tự hào của mọi người dân Việt.
B. Hoạt động thực thành
(Trang 129 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Điền vào chỗ trống trong phiêu sau để hoàn chỉnh cách làm bài tả con vật
Ôn tập về tả con vật
a. Bài văn tả con vật gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu về ............
- Thân bài:
+ Tả đặc điểm hình dáng.
+ Tả thói quen sinh hoạt và ................
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em đối với..............
b. Trình tự tả con vật:
- Tả hình dáng rồi tả ...........
Có thể tả bao quát rồi tả ...........
- Tả hình dáng xen lẫn tả hoạt động, thói quen sinh hoạt của con vật.
c. Các giác quan được sử dụng khi quan sát: ....., ......., ........
d. Biện pháp tu từ thường được sử dụng khi tả con vật: so sánh, ........
Trả lời
Ôn tập về tả con vật
a. Bài văn tả con vật gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu về con vật sẽ tả.
- Thân bài:
+ Tả đặc điểm hình dáng.
+ Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em đối với con vật.
b. Trình tự tả con vật:
- Tả hình dáng rồi tả hoạt động.
Có thể tả bao quát rồi tả chi tiết.
- Tả hình dáng xen lẫn tả hoạt động, thói quen sinh hoạt của con vật.
c. Các giác quan được sử dụng khi quan sát: mắt, tai, mũi, tay.
d. Biện pháp tu từ thường được sử dụng khi tả con vật: so sánh, nhân hóa.
(Trang 129 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi: "Chim họa mi hót"
Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ờ vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tường như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
a. Bài văn trên gồm có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
b. Tác giả bài văn quan sát chim họa mi hót bằng những giác quan nào?
c. Em thích những chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
Trả lời
a. Bài văn có 4 đoạn:
• Đoạn 1: Từ đầu đến “nhà tôi mà hót”.
=>Giới thiệu sự xuất hiện của chim họa mi vào các buổi chiều.
• Đoạn 2: Từ “hình như nó” đến “mờ mờ rủ xuống cỏ cây.”
=>Tả tiếng hót đặc biệt của họa mi vào buổi chiều
• Đoạn 3: Từ “hót một lúc lâu” đến “trong bóng đêm dày”.
=>Tả cách ngủ rất đặc biệt của họa mi trong đêm.
• Đoạn 4: Phần còn lại
=>Tả cách hót chào nắng sớm của họa mi.
b. Tác giả đã quan sát chim họa mi bằng thị giác và thính giác, cụ thể là:
• Quan sát bằng thị giác: nhìn thấy họa mi bay đậu trong bụi tầm xuân mà hót, thấy họa mi nhắm mắt, thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến, thấy họa mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông giũ hết giọt sương, thấy họa mi nhanh nhẹn chuyền bụi nọ sang bụi kia tìm sâu, vỗ cánh bay đi.
• Quan sát bằng thính giác: Nghe tiếng hót của họa mi vào các buổi chiều (khi êm đềm khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế). Nghe tiếng hót vang lừng chào nắng sớm vào các buổi sáng.
c. Em thích nhất là hình ảnh so sánh: Những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tường như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
=>Vì khi đọc câu văn trên em cảm nhận được âm thanh tiếng chim vui tươi, rộn ràng.
(Trang 130 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một con vật mà em yêu thích.
Trả lời
a.Tả con gà trống
- Tả hình dáng: Chú gà mà tôi yêu thích thuộc giống gà cồ nên to con. Mào nó dày và đỏ tươi trông giống hệt bông mào gà. Cặp mỏ cứng màu vàng đậm và đôi mắt nâu tinh anh. Lông cổ màu đỏ tía óng mượt. Lông thân màu nâu mịn. Đôi cánh của chú thật đẹp. Những chiếc lông dài và cứng màu nâu đập úp theo bầu cánh. Lông đuôi vồng lên, dài thượt, màu tím than. Cặp giò chắc nịch, đôi chân cứng cáp và cựa đã mọc dài.
-Tả hoạt động: Nó thường gáy vào sáng sớm. Khi đôi cánh vỗ vỗ cái cổ vươn cao là nó cất tiếng gáy. Tiếng gáy to và vang xa. Tiếng gáy dồn dập của nó đánh thức cả nhà. Khi cùng bầy đi kiếm ăn nó thường tách riêng một nơi. Nhiều khi kiếm được mồi, nó gọi bầy tới ăn.
b.Tả con lợn
- Tả hình dáng: mình nó dài chừng nửa mét và lớn hơn cái thùng gánh nước. Đầu nó to mặt ngắn. Cái mõm dài, đầu mõm ươn ướt. Đôi mắt nhỏ ti hí không cân xứng với hai cái tai to. Thân hình chú lợn mũm mĩm, da trắng hồng. Bốn chân mập thon. Cái đuôi nhỏ và ngắn, loe hoe những sợi lông cứng.
- Tả hoạt động: khi đói chú lợn kêu luôn miệng, mõm ủi ủi vào cửa chuồng, nhiều khi chồm cả hai chân trước lên thành chuồng. Khi ăn heo sục mõm vào chậu cám ăn ngấu nghiến. Chỉ khi tạm no bụng nó mới chịu ăn từ tốn. Ăn no, chú lợn vác cái bụng đi lại quẩn quanh trong chuồng rồi nằm khoèo. Nó ưa nằm và cũng rất dễ ngủ.
(Trang 130 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 4. Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài năng
Trả lời
Mẹ Lê là một trong bốn Bà mẹ Việt Nam anh hùng của quê hương em. Năm nay mẹ bảy mươi sáu tuổi. Thời con gái, mẹ đi dân công phục vụ chiến dịch điện biên. Người chiến sĩ đánh đồi A1 năm đó, sau này là chồng của mẹ.
Mẹ có ba người con trai: anh Quang, anh Chiến, anh Hùng đều đi giải phóng quân cùng với bố là Nguyễn Đức Quốc đã anh dũng hi sinh trong chiến trường miền nam thời đánh Mỹ. Các năm 1965, 1968, 1971, 1973 đối với mẹ là những năm tháng mất mát đau thương nhất. Bốn lần mẹ tiễn chồng, con ra trận. Bốn lần mẹ đau đớn khi xã tổ chức lễ truy điệu cho những người thân thương của mẹ.
Mái tóc mẹ nay đã bạc phơ, lưng còng. Mẹ ở với người cháu nội duy nhất- con anh Quang trong ngôi nhà tình nghĩa. Chiều thứ năm hàng tuần cô giáo Thy đều dẫn một tổ học sinh lớp 5C đến quét dọn và làm vườn giúp mẹ. Cô giáo nói với chúng em: “xã ta có mười ba gia đình liệt sĩ. Nhưng sự đóng góp và hi sinh xương máu của gia đình mẹ Lê là vô cùng to lớn. Mẹ đã khóc chồng, khóc con hết cả nước mắt rồi”.
Mỗi lần đến nhà mẹ Lê trở về, em vô cùng xúc động. Thương và cảm phục mẹ vô cùng.
C. Hoạt động ứng dụng
(Trang 130 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Trao đổi với người thân để hiểu cần làm gì để thể hiện mình là người biết tôn trọng giới nữ.
Trả lời
Để thể hiện mình là người biết tôn trọng giới nữ, chúng ta cần:
- Trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ.
- Cảm thông tới những người phụ nữ có số phận bất hạnh.
- Tôn trọng người phụ nữ, không coi thường phụ nữ.
- Quan tâm, chia sẻ công việc nhà, công việc gia đình cho người phụ nữ.
- Ưu tiên, nhường nhịn phụ nữ....
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 5 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 30C: Em tả con vật
- Bài 31A: Người phụ nữ dũng cảm
- Bài 31B: Lời tâm tình của người chiến sĩ
- Bài 31C: Ôn tập về tả cảnh
- Bài 32A: Em yêu đường sắt quê em
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT
- Lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST
- Lớp 5 Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều