Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục (trang 15) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục trang 15, 16, 17, 18, 19, 20 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục (trang 15) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Quảng cáo

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức): 

-  Truyện có những yếu tố kì ảo luôn có sức hấp dẫn bạn đọc bởi nó khiến chúng ta tò mò, bị lôi cuốn bởi những điều không có thực đó.

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức): 

- Trước những sự việc bất công, tôi cảm thấy vô cùng bất bình và tức giận. Tôi mong muốn mình có thể đứng ra giải quyết, giúp đỡ người chịu khổ và trừng phạt kẻ ác.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Chú ý lời giới thiệu về nhân vật Tử Văn.

- Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực. 

Quảng cáo

2. Tử Văn có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi nghe câu chuyện của Thổ Công?

- Ban đầu, Tử Văn kinh ngạc vì người ban đầu mình nói chuyện không phải là thổ công.

- Sau khi nghe câu chuyện của Thổ Công, Tử Văn vô cùng tức giận trước việc “hung yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân. 

- Thể hiện qua các chi tiết: “Tử Văn kinh ngạc; Sao mà nhiều thần quá vậy?

3. Dự đoán kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới cõi âm.

Cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới âm ti sẽ là một cuộc đấu tranh đầy khó khăn, tuy nhiên chiến thắng sẽ thuộc về chính nghĩa, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.

4. Sự việc nào có tác dụng xoay chuyển tình thế của cuộc xử án.

- Tử Văn xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi. 

Quảng cáo

5. Diễn biến và kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn có giống như suy đoán của bạn không?

- Giống. Vì cuối cùng Tử Văn đã chiến thắng, lấy lại được công bằng cho Thổ công. 

6. Vì sao Tử Văn đồng ý nhận chức Phán sự đền Tản Viên?

- Vì muốn trở thành một vị quan chính nghĩa, xét xử công bằng những vụ án của nhân dân, để kẻ ác không lộng hành, người tốt không chịu khổ.

7. Ai là người đưa ra lời bình? Nội dung chính của lời bình là gì?

- Người đưa ra lời bình là tác giả Nguyễn Dữ.

- Nội dung chính: Ca ngợi bản lĩnh chính trực, dũng cảm, dám chống lại cái xấu, bảo vệ cái tốt của Ngô Tử Văn, đồng thời thể hiện niềm tin về lẽ công bằng ở đời. 

* Sau khi đọc

Quảng cáo

Nội dung chính “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ: Truyện đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, diệt trừ cho dân của Ngô Tử Văn, đồng thời thể hiện niềm tin vào công lý, cái chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng cái phi nghĩa. 

Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục | Ngắn nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức): 

- Truyện được kể theo ngôi thứ ba, người kể chuyện là chính tác giả. Tác giả không bộc lộ trực tiếp tình cảm, quan điểm mà ẩn sau sự kiện và thái độ, hành động của nhân vật.

- Ngô Tử Văn được giới thiệu trực tiếp là một người “khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Tử Văn châm lửa đốt đền của tên tướng giặc.

- Tử Văn “thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét” và thấy tên hung thần đến trách mắng, đe dọa.

- Thổ thần đến báo cho Tử Văn biết sự việc đã trở nên nghiêm trọng và bảo cho Tử Văn cách chuẩn bị đối phó.

- Tử Văn bệnh nặng thêm, rồi bị quỷ sử bắt xuống Minh ty và  khép vào tội chết. Tử Văn vẫn rất cứng cỏi, không bị khuất phục bởi những lời buộc tội oan.

- Tử Văn được giải oan, giữ chức phán sử đền Tản Viên.

=> Truyện được kể theo trình tự thời gian.

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

* Tóm tắt diễn biến câu chuyện xử án tại Minh ty:

- Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống Minh ty.

- Người đội mũ trụ (tên tướng giặc) vu khống, bịa đặt nhằm đẩy Tử Văn vào đường cùng.

- Tử Văn vẫn rất cương quyết, cứng cỏi, không chịu nhún nhường.

- Hai bên cãi cọ nhau mãi vẫn không phân phải trái, vì thế Diêm Vương sinh nghi.

- Diêm Vương sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực như đúng lời Tử Văn nói.

- Tử Văn được trả lại công bằng, người đội mũ trụ bị bỏ vào ngục Cửu U.

* Yếu tố giúp Tử Văn chiến thắng:

- Phẩm chất khảng khái, cương trực, cây ngay không sợ chết đứng

- Sự giúp đỡ của Thổ thần và minh xét của Diêm Vương

=> yếu tố đầu tiên là yếu tố quyết định

Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Nhân vật Tử Văn được khắc hoạ chủ yếu qua lời nói và hành động

+ Sự tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân.

+ Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần.

+ Sự gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm.

+ Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực.

=> Ngô Tử Văn tính tình nóng nảy nhưng là người ngay thẳng, cương trực, đại diện cho chính nghĩa.

Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Tác giả nhấn mạnh Những người chính trực sẽ luôn được kính trọng, tiếng thơm lưu giữ muôn đời, người ở hiền gặp lành và sẽ được đền đáp xứng đáng. 

Câu 6 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

Những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm chính là hình chiếu cho những bất công trong xã hội đương thời mà ở đó điều nhức nhối nhất là bọn tham quan ô lại đã tiếp tay cho kẻ ác, kẻ xấu để gây nên bao nỗi khổ cho người dân lương thiện.

Câu 7 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Quan niệm về kẻ sĩ: Kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi. 

- Đồng tình. Vì lời bình ở cuối truyện muốn nhấn mạnh đến lòng dũng cảm và bản lĩnh của con người. Ở đời chỉ sợ con người không đủ can đảm để đứng lên chống lại những điều gian ác, thấy khó khăn đã nản lòng rồi buông xuôi mặc kệ cái ác tồn tại. 

* Kết nối đọc – viết 

Bài tập (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên.

Đoạn văn tham khảo:

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một câu chuyện giàu ý nghĩa. Nó hấp dẫn người đọc không chỉ bởi nội dung tư tưởng mà còn bởi sự li kì được đưa đến từ các yếu tố kì ảo mà nhà văn đã dùng công xây dựng. Viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Nguyễn Dữ đã kết hợp thành công yếu tố ảo và thực. Câu chuyện diễn ra đầy tính chất li kì bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ với những việc khác thường: người chết đi sống lại từ dương gian xuống địa phủ, từ cõi âm lại về cõi dương. Nhưng chuyện lại có vẻ như rất thật bởi cách dẫn người khác, dẫn việc cụ thể đến cả họ tên, quê quán và thời gian, địa điểm diễn ra sự việc. Câu chuyện được thắt nút dần với những xung đột ngày càng căng thẳng, dẫn đến cao trào. Truyện được mở nút: lời Tử Văn được minh chứng, sự thật phơi bày. Công lý được thực hiện: kẻ ác phải đền tội, người lương thiện được phục hồi và đền đáp. Truyện được xây dựng đầy kịch tính với kết cấu chặt chẽ, lôgic, thu hút và lôi cuốn người đọc cùng chia sẻ với tình cảm, quan điểm của người viết.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên