Soạn bài Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) - ngắn nhất Kết nối tri thức
Soạn bài Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) trang 47, 48, 49 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.
Soạn bài Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) - Kết nối tri thức
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
1. Về hình thức, thể thơ Đường luật thường có kết cấu vô cùng chặt chẽ, tuân theo niêm luật
2. Về nội dung, thơ Đường luật thường đề cập đến những đề tài như tình yêu nước, vẻ đẹp thiên nhiên, tình cảm con người,....
Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
Đi du lịch xa nhà với bạn bè và điện thoại bị hỏng giữa đường
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ (màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật).
- Màu sắc: màu đỏ úa của rừng phong, trắng của sương
- Không khí: tiêu điều, hiu hắt, âm u
- Trạng thái vận động: sóng tung vọt trùm bầu trời, gió mây sà xuống mặt đất
2. Hãy nhận diện phép đối trong cả nguyên tác và bản dịch nghĩa trong các cặp câu thơ 3-4 và 5-6.
Câu thơ |
Phiên âm |
Dịch nghĩa |
3 - 4 |
Ba lãng kiêm thiên dũng >< Phong vân tiếp địa âm |
Sóng tung vọt trùm bầu trời >< gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u |
5 - 6 |
Tùng cúc lưỡng khai >< cô chu nhất hệ Tha nhật lệ >< cố viên tâm (B T T >< T B B) |
Khóm cúc nở hoa đã hai lần >< con thuyền lẽ loi thắt chặt (cái tĩnh >< cái động) Tuôn rơi nước mắt ngày trước – tấm lòng nhớ về vườn cũ (cái cụ thể >< cái trừu tượng) |
3. Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí gì?
- Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí sinh hoạt hằng ngày của người dân.
* Sau khi đọc
Nội dung chính “Thu hứng”: Nội dung chính: Bài thơ “Thu hứng” của Đỗ Phủ thể hiện nỗi lòng riêng của nhà thơ, chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
- Bố cục:
+ Đề (câu 1,2): Cảnh thu trên cao
+ Thực (câu 3,4): Cảnh thu dưới thấp
+ Luận (câu 5,6): Nỗi nhớ quê hương da diết
+ Kết câu 7,8): Nỗi nhớ nhà, nhớ người thân
- Cách gieo vần:
+ Bài thơ chỉ gieo một vần (là vần bằng) ở các câu 1-2-4-6-8. Cuối các câu 1-2-4-6-8 bài Thu hứng lần lượt là các vần bằng: lâm-sâm-âm-tâm-châm
- Luật bằng-trắc
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô chu nhất hệ cố viên tâm Hàn y xứ xứ thôi đao xích Bạch Đế thành cao cấp mộ châm. |
T T B B B T B B B B T T B B B B B T B B T T T B B T T B B T T B B T B B B T T T B B B B T T B B T T T B B T T B |
- Về đối: đối thanh, đối ý ở câu thực và câu luận
Câu thơ |
Phiên âm |
Dịch nghĩa |
3 - 4 |
Ba lãng kiêm thiên dũng >< Phong vân tiếp địa âm |
Sóng tung vọt trùm bầu trời >< gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u |
5 - 6 |
Tùng cúc lưỡng khai >< cô chu nhất hệ Tha nhật lệ >< cố viên tâm (B T T >< T B B) |
Khóm cúc nở hoa đã hai lần >< con thuyền lẽ loi thắt chặt (cái tĩnh >< cái động) Tuôn rơi nước mắt ngày trước – tấm lòng nhớ về vườn cũ (cái cụ thể >< cái trừu tượng) |
Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
Bản dịch |
Nguyên văn |
Hình ảnh nhẹ nhàng hơn |
“điêu thương”: một tính từ đã được động từ hóa nhằm gợi sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong |
“khí thu lòa” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này |
“tiêu sâm” sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu |
“thẳm” làm cho âm hưởng thơ bị trầm xuống so với nguyên tác. |
|
bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai” |
“lưỡng khai” chỉ số lần |
bản dịch bổ mất chữ “cô” |
“cô” chỉ sự lẻ loi, đơn độc |
Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
- Không khí cảnh thu trong 4 câu đầu:
+ Ngọc lộ: hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong.
+ Phong thụ lâm
+ “Vu sơn Vu giáp”: tên những địa danh nổi tiếng ở vùng Quỳ Châu, Trung Quốc, + “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm
+ Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)
=> Bức tranh thu rộng lớn nhưng xơ xác, tiêu điều
Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
- Các từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc của nhân vật trữ tình: “tha nhật lệ”, “cô chu”, “cố viên tâm”
=> Nhân vật trữ tình trong trạng thái lẻ loi, cô độc, nhớ nhung quê nhà da diết.
Câu 5 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
- Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết đã khiến tác giả như nhớ lại cuộc sống lao động đầm ấm, yên vui với những âm thanh giản dị của sự sống. Tuy nhiên, nó lại khiến con người bừng tỉnh trước thực tại và càng gia tăng nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ người thân da diết.
Câu 6 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
Bài thơ là tiếng lòng, là lời nói đầy tha thiết về nỗi buồn tủi của những con người xa quê, nhớ quê hương sâu sắc. Nhà thơ nói thay tiếng lòng của những người dân Trung Hoa cùng cảnh ngộ
Câu 7 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
Trong bài thơ, câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu là không chính xác. Đỗ Phủ tả cảnh mùa thu xơ xác, tiêu điều hay chính lòng nhà thơ đang cảm thấy u uất, bất an, lo sợ. Cái vọt lên của sóng, cái sà xuống của mây phải chăng là tâm trạng muốn vùng thoát khỏi thực tại tù túng, tối tăm, mù mịt. Mỗi lời thơ tả cảnh của Đỗ Phủ đều thật chan chứa cảm xúc.
* Kết nối đọc – viết
Bài tập (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức): Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng ấy.
Đoạn văn tham khảo:
Thơ hai-cư là thể thơ ngắn nhất thế giới và cũng là thể thơ truyền thống có vị trí quan trong trong văn chương Nhật Bản. Thơ Đường luật là thể thơ xuất phát từ Trung Quốc, thường có hai thể tiêu biểu là thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. Thơ hai-cư và thơ Đường luật đều là những thể thơ ngắn gọn và thường viết về những cảm xúc của con người trước hình ảnh thiên nhiên. Thơ hai-cư với những dòng thơ ngắn gọn chỉ từ ba đến bảy chữ tả cảnh thiên nhiên trong sáng, nhẹ nhàng và từ cảnh thiên nhiên gợi lên những rung động, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Còn thơ Đường luật cũng là thể thơ ngắn gọn với mỗi câu chỉ bảy chữ như bài thơ Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ tả cảnh mà chan chứa nỗi niềm tâm sự. Hai thể thơ tuy đến từ hai đất nước khác nhau nhưng đều nhằm đến mục đích tả ít, gợi nhiều, tả gián tiếp hơn là trực tiếp, nhờ đó mở ra không gian cho người đọc cảm nhận bài thơ.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT