Soạn bài Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trang 23, 24, 25, 26, 27, 28 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

* Tri thức về kiểu bài:

- Kiểu bài: Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận là kiểu bài thông tin tổng hợp, sử dụng kết hợp nhiều yếu tố, phương tiện để miêu tả, giải thích làm rõ đặc điểm của một đối tượng hoặc một quy trình hoạt động, giúp người đọc hiểu rõ về đối tượng hay quy trình hoạt động ấy.

- Yêu cầu đối với kiểu bài:

+ Nêu được đối tượng hay quy trình cần thuyết minh

+ Làm rõ các đặc điểm của đối tượng/ các bước thực hiện hay các công đoạn trong việc thực hiện quy trình.

+ Lồng ghép được một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

+ Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí.

+ Sử dụng ngôn ngữ, phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ phù hợp.

+ Bố cục đảm bảo ba phần:

Quảng cáo

Mở đầu: Nêu nhan đề bài viết và giới thiệu đối tượng/ quy trình cần thuyết minh.

Nội dung chính: Lần lượt thuyết minh về các đặc điểm có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và có thể kết hợp sử dụng một số phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ làm rõ nội dung thuyết minh.

Kết thúc: Khẳng định giá trị của đối tượng/ quy trình trong đời sống hoặc nêu tác dụng của việc nhận thức đúng về đối tượng/ quy trình.

* Đọc và phân tích ngữ liệu tham khảo

Quy trình làm một chiếc nón lá

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):  Từng phần mở đầu, nội dung chính, kết thúc của bài viết đã được triển khai như thế nào và đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài thuyết minh hay chưa?

Trả lời:

Từng phần mở đầu, nội dung chính, kết thúc của bài viết trên đã đáp ứng yêu cầu của kiểu bài thuyết minh như sau:

Quảng cáo

- Mở bài: Giới thiệu đối tượng của bài thuyết trình

- Thân bài:

+ Giới thiệu các công đoạn làm ra sản phẩm

+ Giới thiệu nguyên liệu làm ra sản phẩm

+ Yếu tố biểu cảm được sử dụng lồng ghép vào quá trình thuyết minh

+ Miêu tả chi tiết các thao tác của quy trình

+ Yếu tố nghị luận

- Kết bài: Đánh giá và nêu cảm nhận chung về đối tượng

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):  Nội dung thuyết minh về quy trình làm một chiếc nón lá được sắp xếp theo trình tự nào? Tác dụng của việc sắp xếp nội dung thuyết minh theo trình tự ấy là gì?

Trả lời:

- Nội dung thuyết minh về quy trình làm một chiếc nón lá được sắp xếp theo từng công đoạn.

Quảng cáo

- Tác dụng: Việc sắp xếp nội dung theo trình tự ấy giúp người đọc, người nghe dễ hình dung và hiểu rõ hơn về cách để làm một chiếc nón lá.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Các yếu tố miêu tả có tác dụng như thế nào trong một bài thuyết minh về quy trình hoạt động; chỉ ra một số chi tiết cho thấy bài viết tham khảo có sử dụng yếu tố này.

Trả lời:

- Các yếu tố miêu tả làm cho bài thuyết minh về quy trình hoạt động trở nên rõ ràng, chi tiết, giúp người đọc; người nghe dễ hình dung hơn về các công đoạn, cách xử lí… của đối tượng.

- Một số chi tiết có sử dụng yếu tố miêu tả là:

+ Vòng nhỏ nhất có đường kính … khoảng 50cm.

+ Chiếc nón bài thơ xứ Huế … đặt nằm ở giữa.

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Các yếu tố nghị luận và biểu cảm sử dụng đan xen trong bài viết có tác dụng gì?

Trả lời:

Các yếu tố nghị luận và biểu cảm sử dụng đan xen giúp cho bài viết trở nên gần gũi, dễ đọc, dễ nghe hơn.

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):  Bài viết trên sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Tác dụng của phương tiện ấy trong bài viết là gì?

Trả lời:

Bài viết trên sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh.

=> Tác dụng: Giúp cho người đọc dễ hình dung hơn về đối tượng và quy trình thực hiện.

Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Từ bài viết, bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài văn thuyết minh về một quy trình có sử dụng kết hợp một hay nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, nghị luận?

Trả lời:

- Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh.

- Sử dụng ngôn ngữ, phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.

- Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: miêu tả, biểu cảm, nghị luận…

- Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí.

* Thực hành viết theo quy trình

Đề bài (trang 26 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Viết bài thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm. Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Bước 1: Chuẩn bị viết

* Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc

- Đề tài của bài thuyết minh về quy trình/ đối tượng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Là quy trình/ đối tượng mà bạn hiểu rõ, thuận lợi cho việc thuyết minh.

+ Được nhiều người quan tâm.

+ Có điểm riêng, hấp dẫn.

- Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc bằng cách trả lời các câu hỏi:

+ Văn bản này viết ra nhằm mục đích gì?

+ Người đọc văn bản này là ai?

* Thu thập tư liệu

+ Phạm vi lựa chọn của bạn cần giới hạn ở một nội dung.      

Ví dụ: bạn có thể lựa chọn thuyết minh về quy trình chế biến bánh trung thu.

+ Sau khi chọn được đối tượng/ quy trình hoạt động cần thuyết minh, bạn hãy vận dụng các kĩ năng thu thập tư liệu đã được giới thiệu ở các lớp trước để thực hiện thao tác này.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý:

Bạn nên quan sát, tiếp cận trực tiếp đối tượng hoặc theo dõi quy trình cần thuyết minh, kết hợp thu thập những thông tin trên sách, báo, các phương tiện truyền thông. Chẳng hạn như thuyết minh về quy trình làm bánh trung thu, bạn có thể tìm ý theo các vấn đề gợi ý sau:

+ Lịch sử ra đời của bánh trung thu

+ Nguyên liệu

 + Các bước làm bánh

+ Yêu cầu thành phẩm

+ Ý nghĩa của bánh trung thu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam.

* Lập dàn ý

- Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí. Cụ thể là:

Mở bài: Giới thiệu quy trình/ đối tượng và lí do cần thuyết minh.

Thân bài:

+ Tổng quan về đối tượng/ quy trình cần thuyết minh

+ Trình bày những đặc điểm cụ thể của đối tượng hoặc các bước/ công đoạn của một quy trình (nguyên liệu thực hiện, các bước tiến hành, yêu cầu thành phẩm, ý nghĩa…)

+ Miêu tả chi tiết một vài đặc điểm, một vài công đoạn độc đáo, đặc sắc hoặc lồng ghép các nhận xét, đánh giá, bày tỏ cảm xúc.

Kết bài: Đánh giá về đối tượng/ quy trình thuyết minh.

Bước 3: Viết bài

Tùy vào đối tượng/ quy trình thuyết minh, lựa chọn các bước thuyết minh hợp lí. Chung quy, khi viết bài văn thuyết minh cần phải đáp ứng các yêu cầu.

- Bám sát đối tượng/ quy trình thuyết minh.

- Làm sáng tỏ các đặc điểm của đối tượng/ quy trình bằng cách giới thiệu, miêu tả, giải thích. Sắp xếp nội dung thuyết minh theo một trình tự hợp lí. Chú ý lựa chọn ngôn ngữ và các phương tiện hỗ trợ trình bày phù hợp với từng nội dung thuyết minh. Có thể sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ như: sơ đồ, hình ảnh, mô hình… để tăng tính trực quan, sinh động, hấp dẫn.

- Đưa ra những nhận xét, đánh giá đảm bảo tính khách quan, xác thực, phù hợp với đối tượng/ quy trình.

- Thông tin cần chính xác, phong phú, đa dạng, lồng ghép nghị luận và biểu cảm để bài thuyết minh không bị khô khan.

- Lưu ý tránh các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, liên kết câu/ đoạn.

* Bài viết tham khảo:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sườn vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sườn…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Đọc lại bài viết của mình và tự đánh giá, chỉnh sửa theo bảng kiểm sau:                                                                                                               

Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản thuyết minh về một đối tượng/ quy trình hoạt động

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở đầu

Giới thiệu đối tượng/ quy trình thuyết minh

Nội dung chính

Miêu tả đối tượng/ quy trình

Trình bày từng phương tiện của đối tượng/ quy trình thuyết minh theo một trình tự hợp lí (trước-sau; trên-dưới; trong-ngoài; khái quát-cụ thể…)

Tập trung giới thiệu một vài điểm đặc sắc nhất của đối tượng/ quy trình.

Làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng/ quy trình.

Kết thúc

Đánh giá chung và nêu cảm nhận về đối tượng/ quy trình thuyết minh.

Kĩ năng trình bày, diễn đạt

Trình bày các ý mạch lạc, hệ thống.

Sử dụng lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để làm tăng hiệu quả thuyết minh.

Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ nội dung thuyết minh.

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, liên kết câu/ đoạn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên