Soạn văn 11 Ôn tập học kì 2 (trang 122) | Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với các bài soạn văn 11 Ôn tập học kì 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn văn 11 Ôn tập học kì 2 (trang 122) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Quảng cáo

I. Hệ thống hóa kiến thức đã học

I. Hệ thống hóa kiến thức đã học

Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Sơ đồ hóa danh mục loại, thể loại văn bản đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai. Nêu nhan đề những văn bản cụ thể thuộc các loại, thể loại ấy.

Trả lời:

Thể loại

Tác phẩm

Tác giả

Truyện thơ Nôm

Trao duyên

Nguyễn Du

Độc Tiểu Thanh kí

Nguyễn Du

Chí khí anh hùng

Nguyễn Du

Thơ Đường luật

Mộng đắc thái liên

Nguyễn Du

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Hoàng Phủ Ngọc Tường

“Và tôi muốn mẹ…”

Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích

Cà Mau quê xứ

Vũ Trần Tuấn

Cây diêm cuối cùng

Cao Huy Thuần

Văn bản thông tin

Nữ phóng viên đầu tiên

Trần Nhật Vy

Trí thông minh nhân tạo

Richard Wastson

Ca nhạc ở miệt vườn

Sơn Nam

Hát nói

Bài ca ngất ngưởng

Nguyễn Công Trứ

Văn tế

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Nguyễn Đình Chiểu

Văn nghị luận

Cộng đồng và cá thể

Albert Einstein

Làm việc cũng là làm người

Giản Tư Trung

Quảng cáo

Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Lập bảng phân loại những đơn vị kiến thức cốt lõi được trình bày trong phần Tri thức ngữ văn của mỗi bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai theo từng nhóm: kiến thức chung về loại, thể loại; kiến thức về các yếu tố cấu thành văn bản thuộc từng loại, thể loại; kiến thức về lịch sử văn học; kiến thức tiếng Việt.

Trả lời:

Bài

Kiến thức cốt lõi

Về loại, thể loại văn bản

Các yếu tố cấu thành trong văn bản

Lịch sử văn học

Về tiếng Việt

Bài 6 – Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Truyện thơ Nôm là loại hình tác phẩm tự sự độc đáo của văn học trung đại Việt Nam, kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết bằng chữ Nôm, chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát.

Đề tài, chủ đề của truyện thơ Nôm rất rộng mở, từ tôn giáo, lịch sử, xã hội đến cuộc sống đời thường; đặt ra nhiều vấn đề bức thiết của thời đại. Trong đó, nổi bật là cảm hứng khẳng định tình yêu tự do và cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình; tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ, tố cáo, phê phán xã hội đương thời; thể hiện khát vọng công lí, công bằng.

Nhân vật của truyện thơ Nôm khả phong phú, đa dạng về thành phần: vua chúa, quan lại, công chúa, tiểu thư, người hầu, người lao động, Nho sĩ, nhà sư, nhà buôn

Giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam. Trong thời trung đại, Việt Nam nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng giao thoa của hai nền văn hoá lớn là Trung Hoa và Ấn Độ. Sự phát triển của văn học Việt Nam gắn liền với việc tiếp biến nhiều thành tựu văn hoá, văn học của hai nền văn hoá này để chủ động tạo nên những giá trị có tính đặc thù, thể hiện được bản sắc văn hoá, ý thức độc lập, tự cường của dân tộc. Có thể nói đến một số phương diện chính yếu của sự giao lưu và sáng tạo trên lĩnh vực văn học như: tư tưởng, ngôn ngữ – văn tự, thể loại, chất liệu thơ văn (thể tài, cốt truyện, điển cố,...). Việc giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam luôn diễn ra trên nguyên tắc lựa chọn tinh hoa, chủ động “Việt hoá” các yếu tố ngoại lai để phù hợp với bản sắc và tinh thần văn hoá dân tộc.

Lặp cấu trúc là biện pháp tu từ sử dụng những cụm từ hoặc câu có cùng kiểu cấu trúc nhằm nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng tính nhạc cho lời văn.

Đối là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ (cùng từ loại) hoặc cầu (cùng cấu trúc) sóng đối với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng vẻ đẹp cán xứng cho lời văn. Biện pháp tu từ đối có thể được thực hiện trong một câu thơ, câu văn hay trọn hai câu thơ, câu văn liền kề nhau.

Bài 7 – Ghi chép và tưởng tượng trong kí

- Kí là tên gọi một nhóm các thể/ tiểu loại tác phẩm văn xuôi phi hư cấu có khả năng dung hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thông tin,... nhằm tái hiện những trạng thái đời sống đang được xã hội quan tâm và bộc lộ trực tiếp những cảm nghĩ của tác giả.

- Tuỳ bút là tiểu loại kí có tính tự do cao, có bố cục linh hoạt, thường nghiêng hẳn về tính trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Người viết sẽ tuỳ cảnh, tuỳ việc, tuỳ theo cảm hứng mà trình bày, nhận xét, đánh giá, suy tưởng,...

- Tản văn là một tiểu loại kí thường sử dụng đồng thời cả yếu tố tự sự và trữ tình, có thể còn kết hợp nghị luận, miêu tả, nhằm thể hiện những rung cảm thẩm mĩ và quan sát tinh tế của tác giả về các đối tượng đa dạng trong đời sống. Cái tôi của tác giả luôn hiện diện rõ nét, nhưng việc triển khai những liên hệ, suy tưởng phần nào được tiết chế so với tùy bút.

Trong tuỳ bút, tản văn, yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình luôn có sự kết hợp linh hoạt, tuỳ vào ý tưởng trung tâm được triển khai, đối tượng của sự quan sát, chiêm nghiệm và đặc điểm phong cách nghệ thuật của người viết.

 

Một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường.

Bài 8 – Cấu trúc văn bản thông tin

Văn bản thông tin thường có những dấu hiệu nổi bật về hình thức thể hiện qua nhan đề, đề mục, sơ đồ, bảng biểu, chữ in nghiêng, chữ in đậm,... Những dấu hiệu này giúp cho người đọc nắm bắt thông tin chính của văn bản một cách nhanh chóng.

- Bố cục, mạch lạc của văn bản thông tin

Nội dung của văn bản thông tin được tạo thành bởi các yếu tố chính: chủ đề, các ý chính và ý phụ.

- Cách trình bày dữ liệu trong văn bản thông tin Có một số mô hình tổ chức thông tin chính: tổ chức thông tin theo trật tự thời gian, theo trật tự nhân quả, theo tầm quan trọng của vấn đề, theo quan hệ so sánh hoặc tương phản.

 

Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

Bài 9 – Lựa chọn và hành động

 

Văn bản văn học có nhiều chủ đề

Thực tế văn học cho thấy, không hiếm văn bản cùng lúc thể hiện nhiều chủ đề và các chủ đề này được phân loại theo những tiêu chí khác nhau.

 

 

Một số cách giải thích nghĩa của từ

Có nhiều cách giải thích nghĩa của từ tuỳ vào ngữ cảnh cụ thể và vào đặc điểm, tính chất của từ được giải thích (từ vay mượn, từ địa phương, từ cổ,...). Sau đây là một số cách cơ bản và thông dụng:

- Giải thích bằng hình thức trực quan: chỉ vào sự vật hay hiện tượng tồn tại trong thực tế vốn được gọi tên bằng từ đó (cũng có thể chỉ vào hình ảnh đại diện của sự vật được ghi nhận bằng các phương tiện phi ngôn ngữ như tranh, ảnh,...).

- Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Theo cách này, không chỉ nghĩa của các từ chỉ sự vật, hiện tượng quan sát được mà cả nghĩa của những từ biểu thị trạng thái tinh thần hay kết quả hoạt động tư duy của con người đều có thể được làm sáng tỏ.

- Giải thích bằng cách nêu lên từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích, theo quy ước ngầm rằng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa đó đã được người tiếp nhận biết đến.

- Giải thích bằng cách làm rõ nghĩa từng yếu tố trogn từ được giải thích (đối với đa số từ ghép), sau đó nêu nghĩa chung của từ.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 122 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nêu nhận xét về nội dung Bài 6 (Nguyễn Du – “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”) trong sự so sánh với Bài 6 (Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”) ở sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai để nhận ra đặc điểm và yêu cầu riêng của loại bài học về tác gia văn học.

Trả lời:

Nội dung Bài 6 (Nguyễn Du - "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng") trong sự so sánh với Bài 6 (Nguyễn Trãi - "Dành còn để trợ dân này") ở sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai, ta thấy bên cạnh văn bản thông tin giới thiệu về tác gia là các văn bản khác thể hiện thành tựu sáng tác nổi bật của tác gia đó, các văn bản này có thể không cùng một loại, thể văn bản nhất định. Thông thường, các tác gia là tập đại thành của văn học dân tộc ở một thời đại nhất định, vì vậy, qua bài học về tác gia, người học có thể biết thêm về quy luật phát triển nền văn học dân tộc, từ đó có thể tìm đọc các nghiên cứu của tác giả khác, sáng tác khác.

Câu 4 (trang 122 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích ý nghĩa của các nội dung thực hành tiếng Việt trong việc hỗ trợ hoạt động đọc văn bản ở sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai.

Trả lời:

- Bài 6, việc thực hành nhận biết về biện pháp tu từ lặp cấu trúc và biện pháp tu từ phép đối sẽ giúp người đọc hiểu sâu hơn về cái hay, về phương diện nghệ thuật của Truyện Kiều – tác phẩm mà trong đó hai biện pháp tu từ được Nguyễn Du sử dụng thường xuyên, độc đáo. Tất nhiên, cũng qua đó, vốn hiểu biết của người học về các biện pháp tu từ quen thuộc trong thơ được sử dụng.

- Bài 8, Sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, Bài Phóng viên nữ đầu tiên sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, Bài Trí thông minh nhân tạo sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: biểu đồ, Bài Pa-ra-lim-pích (Paralypic) Một lịch sử chữa lành những vết thương sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh. Các văn bản này được trình bày trực quan, ngắn gọn, có sự phối hợp màu sắc, hình ảnh, biểu tượng, ngôn ngữ sẽ tăng sự thu hút, hấp dẫn với người đọc.

- Bài 9, Một số cách giải nghĩa của từ đã vận dụng cách giải nghĩa của từ tùy vào ngữ cảnh cụ thể, đặc điểm, tính chất của từ được giải thích (từ vạy mượn, từ địa phương, từ cổ,...) để làm rõ nghĩa của từ, giúp người đọc có thể hiểu ý của người viết trong tác phẩm văn học.

Quảng cáo

Câu 5 (trang 122 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nêu những kiểu bài viết và yêu cầu của từng kiểu bài đã được thực hành trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai.

Trả lời:

Kiểu bài

Yêu cầu

Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

- Giới thiệu được tác phẩm cần thuyết minh (nhan đề, tên tác giả, đánh giá chung).

- Giới thiệu khái quát về tác giả.

- Nêu được hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại; tóm tắt được nội dung tác phẩm.

- Nêu thông tin cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Khẳng định vị trí, đóng góp của tác phẩm đối với đời sống văn học.

- Có lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội

- Nêu rõ hiện tượng xã hội được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản giúp người đọc hình dung bước đầu về hiện tượng.

- Làm sáng tỏ nguyên nhân của hiện tượng, tác động tích cực hoặc tiêu cực của hiện tượng đối với đời sống, nêu được giải pháp phát huy hiện tượng tích cực hoặc khắc phục hiện tượng tiêu cực.

- Rút ra ý nghĩa của việc thuyết minh hiện tượng hoặc tác dụng của các giải pháp được đề xuất.

- Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm hoặc nghị luận.

Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

- Nêu rõ vấn đề xã hội được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản, nổi bật về vấn đề đó.

- Làm sáng tỏ các biểu hiện hay phạm vi ảnh hưởng của vấn đề đối với đời sống xã hội hoặc cung cấp thông tin theo trình tự khác phù hợp với vấn đề được thuyết minh.

- Rút ra được ý nghĩa của việc nhận thức đúng vấn đề thuyết minh.

- Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

- Nêu được thông tin khái quát về tác phẩm nghệ thuật sẽ bàn tới trong bài viết.

- Xác định rõ nội dung và hệ thống luận điểm sẽ triển khai, miêu tả chung về tác phẩm bằng ngôn ngữ phù hợp với loại hình nghệ thuật của nó; phân tích tác phẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; đánh giá tổng quát; gợi ý về cách tiếp cận phù hợp với tác phẩm;...

- Phối hợp linh hoạt giữa việc trình bày lí lẽ và nêu bằng chứng cụ thể.

- Thể hiện được sự rung động trước tác phẩm và sự đồng cảm đối với tác giả.

Câu 6 (trang 122 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Liệt kê các nội dung hoạt động của phần Nói và nghe được thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai và cho biết ý nghĩa của từng nội dung hoạt động đó.

Trả lời:

Hoạt động nói - nghe

Ý nghĩa

Giới thiệu về một tác phẩm văn học

- Nêu rõ lí do lựa chọn, giới thiệu tác phẩm văn học.

- Cung cấp thông tin cơ bản về tác phẩm văn học: tác giả, thể loại, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.

- Giới thiệu kĩ một vài khía cạnh đặc sắc của tác phẩm từ góc nhìn cá nhân.

- Thể hiện được ý kiến, quan điểm đánh giá của cá nhân về tác phẩm.

Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống

- Xác định được vấn đề cần thảo luận, tranh luận

- Đưa ra được ý kiến, quan điểm của cá nhân khi tham gia thảo luận về vấn đề.

- Biết tranh luận với các ý kiến, quan điểm khác để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình.

- Tôn trọng người đối thoại, có tinh thần cầu thị, lắng nghe; biết chấp nhận những ý kiến, quan điểm hợp lí, xác đáng.

Tranh biện về một vấn đề trong đời sống

- Nêu được rõ ràng quan điểm (tán thành hay phản đối) về vấn đề tranh biện.

- Đưa ra được các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để khẳng định quan điểm của mình và phản bác quan điểm của phía đối lập.

- Thể hiện được sự tương tác tích cực trong nhóm để phát triển ý tương và luận điểm; biết lắng nghe và tôn trọng người tranh biện với mình.

- Sử dụng giọng nói, ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp.

Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

- Nêu được những thông tin chính xác về tác phẩm.

- Nói rõ lí do giới thiệu tác phẩm.

- Trình bày được những cảm nhận, đánh giá của người nói về giá trị tác phẩm với những dẫn giải thuyết phục.

- Nêu được những đề xuất có ý nghĩa đối với việc hình thành và phát triển năng lực thưởng thức, cảm thụ nghệ thuật của người xem, người nghe.

II. Luyện tập và vận dụng

1. Đọc

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Xác định ý tưởng chính mà nhà thơ Uýt-xla-oa Dim-bo-xca muốn triển khai qua đoạn trích. Ý tưởng đó gắn với từ khóa nào?

Trả lời:

- Ý tưởng chính mà nhà thơ Uýt-xla-oa Dim-bo-xca muốn triển khai qua đoạn trích: để có thể không ngừng sáng tạo trong một thế giới bao la, đầy ắp những điều bí ẩn, nhà thơ luôn cần biết ngạc nhiên, luôn tìm cách giải đáp những câu hỏi và luôn nuôi dưỡng trạng thái không thỏa mãn với chính các câu trả lời đã có của mình.

- Ý tưởng này gắn với từ khóa: “tôi không biết”.

Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy nêu một số cụm từ được tác giả nhắc tới trong đoạn trích mà bạn cho là có ý nghĩa tương đương với cụm từ "tôi không biết".

Trả lời:

Một số cụm từ được tác giả nhắc tới trong đoạn trích có ý nghĩa tương đương với cụm từ “tôi không biết”: cố gắng tìm câu trả lời bằng mỗi tác phẩm của mình; cảm thấy băn khoăn; không hài lòng với bản thân mình,...

Câu 3 (trang 124 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Theo tác giả, việc tự xác nhận rằng "tôi không biết" có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi con người và của nhân loại nói chung? Bạn đánh giá như thế nào về các bằng chứng được tác giả nêu lên nhằm khẳng định quan điểm của mình?

Trả lời:

- Việc tự xác nhận rằng “tôi không biết” luôn tạo nên nguồn động lực lớn, thúc đẩy mỗi cá nhân và con người nói chung không ngừng khám phá, tìm hiểu về thế giới, từ đó có những phát kiến, phát minh đem lại sự hiểu biết và hạnh phúc cho nhân loại.

- Tác giả đã nêu những bằng chứng hết sức thuyết phục, từng được nhiều người biết nhưng không phải mấy ai cũng thấy ý nghĩa của nó.

Câu 4 (trang 124 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy nêu một ví dụ gắn với lĩnh vực sáng tạo thơ để minh họa cho vấn đề được tác giả đề cập trong đoạn 2.

Trả lời:

Nhà thơ cũng vậy. Nếu như đó là một nhà thơ thực thụ thì phải luôn nhắc mình “tôi không biết”. Hãy cố gắng tìm câu trả lời bằng mỗi tác phẩm của mình. Nhưng khi vừa đặt xong dấu chấm là lại phải cảm thấy băn khoăn. Thấy rằng đó mới chỉ là một câu trả lời nhất thời và tuyệt nhiên chưa đầy đủ.

Câu 5 (trang 124 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích mạch lạc và liên kết của đoạn trích.

Trả lời:

Mạch lạc và liên kết trong đoạn trích được thể hiện qua việc lặp lại một số từ, cụm từ, việc sử dụng các quan hệ từ hay những câu đảm nhiệm chức năng kết nối các đoạn.

Câu 6 (trang 124 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của bạn về hoạt động sáng tạo của nhà thơ nói riêng, của các nghệ sĩ nói chung từ những gì được gợi ý trong đoạn trích.

Trả lời:

Hoạt động sáng tạo của con người luôn là vô tận, nhưng điều gì thúc đẩy sự sáng tạo của họ thì là một câu hỏi lớn. Theo như nhà thơ Uýt-xla-oa Dim-bo-xca thì nó xuất phát từ câu nói “tôi không biết”. Đó là khi chúng ta, hay chính các nhà thơ, nhà nghệ sĩ, họ tìm thấy những chủ đề này thật hay, thật sinh động, và ta sẽ viết, sẽ sáng tác về nó. Chính những cái suy nghĩ như vậy, họ bắt đầu sáng tác, những bài thơ tình đẫm nước mắt, những bản nhạc khiến người nghe phải rơi lệ, hay những bức vẽ khiến người khác nhìn vào và mỉm cười .. tất cả đều xuất phát từ sự ham học hỏi. Họ sáng tác ra một khối tác phẩm đồ sộ rồi chỉ để trả lời cho câu hỏi tình yêu có thực sự đẹp chăng như nhà thơ Xuân Diệu, hay cuộc sống thật  như nhà thơ Hàn Mặc Tử ... tất cả những thứ được cho là tầm thường đó đều trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận trong họ. Những suy tư về cuộc sống qua cái nhìn nghệ sĩ đều được nhân cách hóa và trở thành cái gì đó hay và ý nghĩa, nó được gọi là sự vật qua con mắt của kẻ si tình. Cảm xúc của họ dành cho cuộc sống này luôn đong đầy và chiếm phần nhiều hơn người khác, họ yêu cuộc sống tự tại, tự do sáng tác và cùng nghiền ngẫm những tác phẩm của mình. Bởi vậy, những tác phẩm đó luôn mang theo những triết lý nhân sinh sâu sắc, những bài học cuộc sống ý nghĩa. Và đó chính là giá trị to lớn của nghệ thuật.

2. Viết

Chọn một trong các đề sau:

Đề 1.

Hãy tạo lập một văn bản thuyết minh có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để giới thiệu một tác phẩm văn học được bạn đánh giá là đặc sắc.

Đề 2.

Vấn đề xã hội nào hiện nay đang khiến bạn quan tâm nhiều nhất? Hãy viết một văn bản thuyết minh về vấn đề đó.

Đề 3.

Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật thường được khơi lên từ cuộc tiếp xúc bất ngờ với một tác phẩm cụ thể. Với bạn, tác phẩm nào đã đóng vai trò này? Hãy viết về tác phẩm đó.

Bài viết tham khảo

Đề 1

Thuyết minh về tác phẩm “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới - Bài 43) - Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như "Bình Ngô đại cáo" của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ "Cảnh ngày hè" là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Soạn bài Ôn tập học kì 2 trang 123 Tập 2 (Luyện tập và vận dụng) | Ngắn nhất Soạn văn 11 Kết nối tri thức

Mở đầu bài thơ "Cảnh ngày hè" là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng Ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung thoải mái nhất khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, Nguyễn Trãi còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác khướu giác và tâm hồn của một người nghệ sĩ. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh "lao xao" của làng chài, "dắng dỏi" của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi". Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng thân thuộc gần gũi với cuộc sống hằng ngày.

Hai câu cuối của bài thơ đã được Nguyễn Trãi gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.

Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục: Đề - Thực - Luận - Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiết xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:

“Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông”

Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.

Bài thơ “Cảnh ngày hè” đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Đề 2

Thuyết minh về tầm quan trọng của việc học tập trong xã hội hiện nay

Từ xưa đến nay, giáo dục luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Từ các triều đại phong kiến cho đến thời đại ngày nay, việc giáo dục con người luôn được coi là tiêu chí hàng đầu của sự phát triển đất nước và nó luôn gắn liền với việc học. Bởi vậy, lời khuyên của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” vẫn còn nguyên giá trị ngay cả trong cuộc sống ngày nay.

Học ở đây có thể hiểu là sự tiếp thu kiến thức được truyền đạt lại từ các phương tiện khác nhau và thường nó được dùng để chỉ những kiến thức tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân văn và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chúng ta có thể học từ những bài học của thầy cô giảng trên lớp, từ bạn bè, những người đi trước rồi đến sách vở, báo chí, video... Kiến thức luôn hiện diện ở khắp mọi nơi và đòi hỏi chúng ta phải biết học tập một cách đúng cách và hiệu quả. “Học nữa, học mãi" ở đây có thể hiểu là việc học diễn ra lâu dài, kiên trì, bền bỉ, diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi người. Không chỉ những em nhỏ cần phải học mà ngay cả những người lớn tuổi, họ cũng hoàn toàn có thể học để mở rộng kiến thức của mình. Kiến thức luôn là một vũ trụ rộng mở và chúng ta phải chiếm lĩnh nó. Ẩn sâu trong đó là lời khuyên chân thành rằng chúng ta hãy luôn học hỏi, trau dồi bản thân mình để trở lên tốt đẹp hơn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Vậy việc học như vậy sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích gì? Trước hết là đối với bản thân chúng ta. Như chúng ta đều biết, trình độ văn hóa luôn là thước đo để đánh giá phẩm chất của con người trong xã hội, hay như từ chúng ta thường thấy là “có học” và “không có học”. Có học ở đây là để chỉ những người học cao cấp đại học, có thể là thạc sĩ, tiến sĩ và đây được cho là phần tinh túy của xã hội. “Không có học” ở đây là để chỉ những người học thấp, hết chương hình Trung học cơ sở hoặc phổ thông, sau đó họ đi làm và không tiếp tục học nua. Và hiển nhiên, những người "có học" sẽ được xã hội trọng dụng và coi trọng hơn. Trình độ văn hóa không chỉ nói lên con người mà nó còn giúp mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt, nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh và luôn được ưu tiên trong một số trường hợp như điều kiện làm việc, đối xử... Đối với xã hội, sự phát triển của nó tùy thuộc vào nó. Một xã hội bao gồm những người có trình độ học tập, làm việc, cư xử... sẽ không chỉ thúc đẩy sự phát triển của xã hội ngày càng cao mà nó còn giúp tạo một môi trường lành mạnh để con người có thể bộc lộ hết tài năng của mình, cống hiến hết mình vì sự phát triển của xã hội. Đó chính là lợi ích to lớn nhất của việc học.

Dù vậy, trong cuộc sống ta vẫn luôn bắt gặp những trường hợp không chịu học hỏi, nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân mà luôn áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác, luôn cho mình là đúng. Những người như vậy thật đáng phê phán. Hay một bộ phận khác, họ không muốn học tập hay làm việc mà chỉ muốn ăn chơi va dần sa đọa vào tệ nạn xã hội dẫn đến những hậu quả thương tâm.

Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải luôn học hỏi, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình, điều đó không chỉ nâng cao hiểu biết của bản thân chúng ta mà nó còn giúp chúng ta luôn giữ được bản tính và lý tưởng của mình, tỉnh táo trước sự cám dỗ và những thói tiêu cực. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh chúng ta, cần phải luôn luôn học tập, rèn luyện bản thân mình ngày càng trở lên tốt đẹp hơn, phải có trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước. Phải luôn phấn đấu phát triển bản thân trở thành một người có ích cho xã hội, để xứng đáng với lời răn dạy của Lê-nin.

Đề 3

Viết về bức tranh Người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe tình yêu (Folly Driving the Chariot of Love)

Những bức họa cổ điển, ngoài việc chứa đựng những câu chuyện truyền thuyết, những câu chuyện trong kinh Thánh, v.v… còn có thể chứa đựng nhiều tầng lớp nội hàm, và để một khoảng tự do cho người xem với các cảnh giới tư tưởng khác nhau tự mình đánh giá. Đó cũng chính là giá trị thâm thúy và sâu sắc của nhiều kiệt tác hội họa cổ điển. Trong đó phải kể đến tác phẩm Người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe tình yêu’ (Folly Driving the Chariot of Love).

Giuseppe Bezzuoli (1784-1855) là hoạ sĩ lớn của phong cách lãng mạn Ý thế kỷ 19. Là con người, chúng ta đều cần có tình yêu, song điều gì sẽ xảy ra khi tình yêu của một người trở nên điên cuồng mất lý trí? Ai cũng có thể mắc sai lầm khi vướng lưới tình, và khi ta ‘yêu như điên cuồng’, thì điều nguy hiểm nào chờ đợi?

Marchese Carlo Gerini, người đặt hàng cho họa sĩ Giuseppe Bezzuoli (1784-1855) vẽ bức tranh “Người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe tình yêu” trên trần cung điện của chính ông ở Florence vào mùa xuân năm 1848, có thể cũng đã nghĩ tới những điều đó.

Để giải thích cho lý do ra đời của bức tranh, Furio Rinaldi, chuyên gia về kiệt tác tranh cổ của nhà đấu giá Christie’s ở New York, đã phỏng đoán: “Bức tranh này có thể đã được vẽ trong một dịp đám cưới”. “Người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe tình yêu”, vẽ năm 1848 bởi Giuseppe Bezzuoli (1784-1855). Chất liệu: Than chì, màu lót xám, được làm nổi bằng màu thân xe trắng, trên bốn tờ giấy nâu sáng, 135 3/4 inch x 189 1/2 inch. (Bản quyền: nhà đấu giá Christie’s).

Vậy yếu tố ngụ ngôn mà bức tranh này thể hiện là gì?

Trước hết chúng ta hãy nhìn vào các chi tiết của bức tranh. Bức tranh mô tả vị thần tình yêu La Mã, hay còn gọi là Cupid, đeo chiếc ống tên đặc trưng của mình, nhưng các mũi tên không được phô ra. Chàng đang cầm một cây cung, nhưng lại không có dây cung. Những phần còn thiếu trong các đồ vật mang theo của chàng như thế có thể nhằm ngụ ý rằng vì thiếu chúng nên chàng chưa thể đạt được mục tiêu. Chàng ngồi đó trong một dáng vẻ hờ hững, không bị xáo động bởi cỗ xe tình yêu đã bị một người phụ nữ trong trạng thái điên cuồng điều khiển. Với vẻ điên cuồng thể hiện cả trong ánh mắt, người phụ nữ đứng ở phía trước của cỗ xe ngựa tình yêu, vung chiếc roi da trong tay một cách mãnh liệt và tay bên kia tóm dây cương. Nửa thân trên để trần, với mái tóc xõa bay trong gió, cô giằng giật bốn con ngựa khiến chúng hoảng sợ, dường như cô cũng không phải chủ nhân của chúng và chủ nhân chiếc xe này.

Ở trong trạng thái ngược lại với cô gái, Cupid, hay Thần tình yêu, có một vẻ bình thản, khi cỗ xe chở chàng lướt đi trên những đám mây. Chàng ngước nhìn thiên sứ với ánh mắt buồn, xung quanh đầu chàng hào quang tỏa sáng. Chàng đang dõi theo một tiểu thiên sứ bay lượn với một chiếc vòng trên tay. Đại diện cho sự ngây thơ trong sáng, tiểu thiên sứ luôn bay lượn trên đầu Thần tình yêu, ở bên chàng, bảo vệ chàng, đối ngược lại với sự điên loạn của người phụ nữ và những chú ngựa đang hoảng loạn phi nước cuồng.

Có lẽ tác phẩm tranh ngụ ngôn này muốn để người xem thấy sự tương phản giữa một tình yêu thuần khiết, bình thản và lý trí, với một sự ham muốn điên cuồng trong dục vọng bất kham?

Nó cho phép người xem dễ dàng hình dung ra hậu quả của các lựa chọn khác nhau trong tình yêu: hoặc là tiết chế một cách có ý thức, đưa đến trách nhiệm, sự hài hòa thấu hiểu, hoặc là buông thả một cách vô ý thức, dẫn đến sự điên rồ chứa chất nhiều nguy hiểm.

Nhưng có lẽ bức kiệt tác không chỉ minh họa cho sự tương phản này. Nó có thể mang theo một thông điệp của Thần đối với con người: Con người có lẽ luôn lạc hướng trong những dục vọng điên cuồng mất kiểm soát, dẫn đến hậu quả nguy hiểm, tuy nhiên vẫn luôn có Thần dõi theo, chăm nom, hy vọng con người tỉnh lại khỏi cơn mê, không bị tầng tầng dục vọng như lũ cuốn đi. Nhưng lúc có những lúc Thần phải buồn bã tuyệt vọng nhìn con người không cách nào tự giải thoát mình khỏi những cơn mê điên cuồng huyễn hoặc. Dù sao, ở đâu đó vẫn còn một sự hy vọng cho con người. Mặc dù người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe ngựa một cách mất kiểm soát, tuy nhiên ta vẫn cảm nhận rằng, Thần tình yêu và tiểu thiên sứ vẫn luôn đi cùng để bảo vệ nàng cùng những chú ngựa đang hoảng sợ kia…

Một khía cạnh tuyệt vời khác của các ý tứ ngụ ngôn trong bức tranh này, là việc sắp đặt những chi tiết tư tưởng đối lập bên trong, và ở nhiều mức độ khác nhau. Do đó, khi xem bức họa này, tùy thuộc vào tâm trạng của người xem, mỗi người đều có thể có những bài học đúc rút hay câu chuyện cho riêng mình, dẫn đến những sự thấm thía khác nhau. Thế nên, trong một cuộc phỏng vấn riêng tư tại nhà đấu giá Christie’s tại Rockefeller Center, Rinaldi đã nói: “Điều tôi thực sự thích ở nhân vật Cupid là, chàng là Thần kháng lại bóng tối, và với vầng hào quang chàng phát ra, trông chàng thực sự đẹp đẽ.”

Ai không từng trăn trở khi tình yêu phải đối mặt với sự ích kỉ, hoặc khi lý trí phải đối mặt với sự đam mê? Nội hàm ý nghĩa thâm sâu của bức tranh “Người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe tình yêu” là sự nhắc nhở lớn cho con người: Chớ để sự đam mê và cuồng vọng mất lý trí trong tình yêu dẫn ta tới bờ nguy hiểm.

Bức vẽ khổng lồ và cực hiếm này đã tạo ra một vũ đài cho các ý kiến phản hồi từ nhiều chuyên gia, bằng một hình thức nghệ thuật ẩn dụ giá trị nhất – một câu chuyện ngụ ngôn cho loài người.

3. Nói và nghe

Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:

Nội dung 1. 

Thuyết trình về một tác phẩm văn học được khuyến nghị đọc ở phần Củng cố, mở rộng của mỗi bài học.

Nội dung 2.

Trình bày bài thuyết minh về một vấn đề xã hội được tự chọn (có thể dựa vào bài viết của mình về vấn đề này, nếu đã có).

Nội dung 3.

Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật từng để lại cho bạn nhiều suy nghĩ về vấn đề lựa chọn và hành động trong cuộc đời.

Bài nói tham khảo

Nội dung 1

Thuyết trình về bài thơ “Vội vàng” - Xuân Diệu

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là...... học sinh lớp......... Hôm nay, tôi sẽ thuyết trình giới thiệu về bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu.

Có người từng nói, Thơ Mới như một cây nấm lạ trên thân cây là nền văn học hiện đại Việt Nam. Đúng như thế, ra đời trong những năm 1932 – 1945, Thơ Mới thật sự đã đem lại một làn gió mới cho nền văn học, mà nếu như không nhắc tới ông hoàng thơ tình Xuân Diệu lại là một thiếu sót lớn. Xuân Diệu đã khoác lên mình một tấm áo tân kì rồi bước vào thi đàn Việt Nam với tác phẩm “Vội vàng”, đem đến cho văn chương một nguồn mĩ cảm dồi dào.

“Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ” (1933 – 1938), xuất bản năm 1938 – thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi nhân dân ta còn chìm trong ách đô hộ của thực dân Pháp. Đó là một hoàn cảnh lịch sử hết sức phức tạp, khi cái tôi cá nhân của những người sáng tác đang trỗi dậy thì lại gặp phải cảnh nước mất nhà tan, họ không có quyền bộc lộ mình, cho nên nền Thơ Mới giai đoạn này tràn ngập nỗi buồn sầu với nhiều cung bậc khác nhau. Ngay đến thi sĩ Xuân Diệu của chúng ta, một người vốn nổi tiếng với những bản tình ca lãng mạn, với niềm say mê và khát khao giao cảm với đời tha thiết, cũng không giấu nổi nỗi buồn vu vơ hay nỗi ám ảnh về thời gian, về tuổi trẻ. “Vội vàng” là bài thơ thể hiện rõ nhất cảm hứng ấy của ông. Bao trùm bài thơ là trạng thái đắm say đến điên cuồng, một khát khao giao cảm với thời da diết, đằng sau đó ẩn chứa những quan niệm nhân sinh hoàn toàn mới mẻ. Cái tôi của nhà thơ đã ẩn mình trong từng câu từng chữ, biến bài thơ thành một trong những áng thi ca hay nhất trong phong trào Thơ Mới. Bài thơ theo thể thơ tự do được tổ chức theo 3 phần: phần một với 11 câu thơ đầu diễn tả tình yêu tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ với thiên nhiên và cuộc sống, phần hai với 18 câu thơ tiếp theo lại đưa người đọc trở về với nỗi ám ảnh, những sự băn khoăn về thời gian và tuổi trẻ trôi đi quá nhanh, phần cuối với các câu thơ còn lại lại thể hiện khát vọng sống, khát vọng yêu đương mãnh liệt. Thể thơ tự do giúp tác giả dễ dàng bày tỏ những cảm xúc riêng tư của mình.

Cả bài thơ là tình yêu cuộc sống, tình yêu đời tha thiết và có ý kiến từng cho rằng Xuân Diệu đã xây dựng được cả một lầu thơ trên mặt đất. Những câu thơ đầy ái tình nồng say như đưa tâm hồn người đọc vào thế giới thơ lãng mạn của ông hoàng thơ tình:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si...”

Khác với các nhà Thơ mới khác, họ không tìm được mối giao cảm với đời nên phải thoát lên tiên, phiêu lưu trong trường tình, đòi “một tinh cầu giá lạnh” hay “một vì sao trơ trọi giữa trời xanh”, Xuân Diệu tìm thấy mọi vẻ đẹp ngay trong cuộc sống nơi trần thế để mà giao cảm, để tình tự. Thế nhưng cũng bởi vì quá mê say vẻ đẹp ấy mà ông lại băn khoăn trong nỗi ám ảnh vì thời gian trôi nhanh đến bất ngờ:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Mà tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất những chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Người xưa coi thời gian tuần hoàn còn ở đây Xuân Diệu đã đóng góp một cái nhìn đầy mới mẻ: thời gian một đi không trở lại và vì thế, ông tiếc nuối tuổi trẻ của bản thân, tiếc những vẻ đẹp rồi sẽ bị thời gian cuồn đi mất. Những đóng góp mới mẻ của Xuân Diệu khiến ông có một chỗ đứng vững chắc, xứng đáng là ông hoàng của nền thơ Việt Nam lúc bấy giờ.

Về nghệ thuật, bài thơ cũng đã đạt được một số nghệ thuật đặc sắc. Tiêu biểu nhất có lẽ chính là việc sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo hình ảnh thơ. Những từ ngữ tượng hình “xanh rì, cành tơ,...” làm nổi bật vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống xuân sắc xuân thì của thiên nhiên đất trời. Những hình ảnh được sử dụng rất đắt, nhất là hình ảnh “ánh sáng chớp hàng mi”, ánh sáng được ví nhưng cái chớp mắt đa tình của người thiếu nữ càng tôn lên vẻ đẹp duyên dáng, đắm say của đất trời vào xuân.

Tóm lại, với một tâm hồn thơ đa cảm, một tài năng nghệ thuật đặc sắc, Xuân Diệu đã góp vào vườn thơ hiện đại Việt Nam một áng thơ được coi là tuyệt mĩ. “Vội vàng” đã trở thành một trong những áng thơ bất hủ, là tượng đài của nền thi ca Việt Nam.

Phần trình bày giới thiệu về bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân DIệu của tôi đến đây là kết thúc, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày được hoàn thiện hơn.

Nội dung 2

Thuyết trình về vấn đề: Tầm quan trọng của việc học trong xã hội ngày nay.

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là...... học sinh lớp......... Hôm nay, tôi sẽ thuyết trình về một vấn đề rất đáng quan tâm trong xã hội hiện nay, đó là tầm quan trọng của việc học.

Từ xưa đến nay, giáo dục luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Từ các triều đại phong kiến cho đến thời đại ngày nay, việc giáo dục con người luôn được coi là tiêu chí hàng đầu của sự phát triển đất nước và nó luôn gắn liền với việc học. Bởi vậy, lời khuyên của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” vẫn còn nguyên giá trị ngay cả trong cuộc sống ngày nay.

Học ở đây có thể hiểu là sự tiếp thu kiến thức được truyền đạt lại từ các phương tiện khác nhau và thường nó được dùng để chỉ những kiến thức tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân văn và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chúng ta có thể học từ những bài học của thầy cô giảng trên lớp, từ bạn bè, những người đi trước rồi đến sách vở, báo chí, video... Kiến thức luôn hiện diện ở khắp mọi nơi và đòi hỏi chúng ta phải biết học tập một cách đúng cách và hiệu quả. “Học nữa, học mãi" ở đây có thể hiểu là việc học diễn ra lâu dài, kiên trì, bền bỉ, diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi người. Không chỉ những em nhỏ cần phải học mà ngay cả những người lớn tuổi, họ cũng hoàn toàn có thể học để mở rộng kiến thức của mình. Kiến thức luôn là một vũ trụ rộng mở và chúng ta phải chiếm lĩnh nó. Ẩn sâu trong đó là lời khuyên chân thành rằng chúng ta hãy luôn học hỏi, trau dồi bản thân mình để trở lên tốt đẹp hơn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Vậy việc học như vậy sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích gì? Trước hết là đối với bản thân chúng ta. Như chúng ta đều biết, trình độ văn hóa luôn là thước đo để đánh giá phẩm chất của con người trong xã hội, hay như từ chúng ta thường thấy là “có học” và “không có học”. Có học ở đây là để chỉ những người học cao cấp đại học, có thể là thạc sĩ, tiến sĩ và đây được cho là phần tinh túy của xã hội. “Không có học” ở đây là để chỉ những người học thấp, hết chương hình Trung học cơ sở hoặc phổ thông, sau đó họ đi làm và không tiếp tục học nua. Và hiển nhiên, những người "có học" sẽ được xã hội trọng dụng và coi trọng hơn. Trình độ văn hóa không chỉ nói lên con người mà nó còn giúp mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt, nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh và luôn được ưu tiên trong một số trường hợp như điều kiện làm việc, đối xử... Đối với xã hội, sự phát triển của nó tùy thuộc vào nó. Một xã hội bao gồm những người có trình độ học tập, làm việc, cư xử... sẽ không chỉ thúc đẩy sự phát triển của xã hội ngày càng cao mà nó còn giúp tạo một môi trường lành mạnh để con người có thể bộc lộ hết tài năng của mình, cống hiến hết mình vì sự phát triển của xã hội. Đó chính là lợi ích to lớn nhất của việc học.

Dù vậy, trong cuộc sống ta vẫn luôn bắt gặp những trường hợp không chịu học hỏi, nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân mà luôn áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác, luôn cho mình là đúng. Những người như vậy thật đáng phê phán. Hay một bộ phận khác, họ không muốn học tập hay làm việc mà chỉ muốn ăn chơi va dần sa đọa vào tệ nạn xã hội dẫn đến những hậu quả thương tâm.

Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải luôn học hỏi, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình, điều đó không chỉ nâng cao hiểu biết của bản thân chúng ta mà nó còn giúp chúng ta luôn giữ được bản tính và lý tưởng của mình, tỉnh táo trước sự cám dỗ và những thói tiêu cực. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh chúng ta, cần phải luôn luôn học tập, rèn luyện bản thân mình ngày càng trở lên tốt đẹp hơn, phải có trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước. Phải luôn phấn đấu phát triển bản thân trở thành một người có ích cho xã hội, để xứng đáng với lời răn dạy của Lê-nin.

Trên đây là phần trình bày về vấn đề tầm quan trọng của việc học trong xã hội hiện nay của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày được hoàn thiện hơn.

Nội dung 3

Thuyết minh về bức tranh Sự dai dẳng của kí ức của họa sĩ Salvador Dali

Xin chào thầy cô và các bạn học sinh, tôi tên là......, học sinh lớp.......Sau đây, tôi sẽ giới thiệu về tác phẩm nghệ thuật, bức tranh Sự dai dẳng của kí ức của Salvador Dali.

Sự dai dẳng của ký ức của Salvador Dali  là một trong những tác phẩm ấp ủ nhất của anh ấy từ một cuộc đời sung mãn. Nó được vẽ vào năm 1931 rất lâu sau khi ông theo học trường nghệ thuật ở Madrid và Barcelona. Công việc ban đầu của anh ấy trong suốt quá trình học tập của anh ấy phản ánh năng khiếu khác thường đối với nhiều phong cách khác nhau.

Vào những năm 1930, khả năng vô song của Dali với tư cách là một nghệ sĩ được kết hợp với việc ông khám phá ra những lời dạy của Sigmund Freud về hình ảnh tiềm thức, và phong cách trưởng thành dễ nhận biết của ông đã được giới thiệu với thế giới. trước khi sơn Sự dai dẳng của ký ức Dali cũng đã làm quen với những người theo chủ nghĩa Siêu thực ở Paris. Anh ấy cảm thấy có khả năng tạo ra nghệ thuật đột phá sẽ thiết lập hiện thực trong tiềm thức.

Hình ảnh mang tính biểu tượng của chiếc đồng hồ bỏ túi đang tan chảy đã khiến Sự dai dẳng của ký ức một trong những bức tranh dễ nhận biết nhất của Dali. Bức tranh là một ví dụ tuyệt vời về sự tương phản giữa những đường nét cứng rắn sắc nét và sự mềm mại tan chảy. Bản thân những chiếc đồng hồ tượng trưng cho khái niệm về thời gian đã qua và có lẽ là sự không liên quan của thời gian trong vũ trụ. Dali có thể đã bình luận về cách giải thích của Chủ nghĩa siêu thực đối với thuyết tương đối của Albert Einstein.

Dali đã vẽ một hình người trừu tượng ở giữa bố cục mà một số người hiểu là một bức chân dung tự họa. Nhân vật kỳ lạ này là một vị khách định kỳ trong tác phẩm của anh ấy và đại diện cho một linh hồn du hành trong cả cõi thực và tiềm thức. Dali thường tự đánh thuốc mình vào trạng thái ảo giác và dành nhiều thời gian để khám phá tiềm thức của mình. Nhân vật trong bức tranh chỉ nhắm một mắt gợi ý trạng thái mơ.

Kiến bò qua đồng hồ ở phía dưới bên trái của bức tranh. Dali thường vẽ kiến để tượng trưng cho sự suy tàn. Điều này liên kết một cách hiệu quả trong cõi phàm trần với hoạt động rõ ràng là sự mô tả của tiềm thức.

Có khả năng đồng hồ đã được Salvador Dali sử dụng để tượng trưng cho tỷ lệ tử vong thay vì thời gian theo nghĩa đen. Và những vách đá cung cấp bối cảnh là ấn tượng về một phần của Catalonia, ngôi nhà thời thơ ấu của Dali.

Đây là một bức tranh khá nhỏ, ít nhất là không lớn như bạn nghĩ. Trong khi bức tranh này là một trong những chiến thắng lớn nhất của Dali, kích thước thực tế của bức tranh sơn dầu này chỉ có kích thước 9 1/2″ x 13″.

Bức tranh này lần đầu tiên được trưng bày tại Phòng trưng bày Julien Levy và là một phần trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA) ở Thành phố New York từ năm 1932, nhờ một nhà tài trợ ẩn danh.

Trên đây là phần trình bày về bức tranh Sự dai dẳng của kí ức của Salvador Dali của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày được hoàn thiện hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên