Soạn bài (Nói và nghe trang 57) Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống trang 57, 58, 59 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 57) Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống - ngắn nhất Kết nối tri thức

Quảng cáo

* Yêu cầu

- Xác định được vấn đề cần thảo luận, tranh luận.

- Đưa ra được ý kiến, quan điểm của cá nhân khi tham gia thảo luận, tranh luận về vấn đề.

- Biết thảo luận, tranh luận với các ý kiến, quan điểm khác để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình.

- Tôn trọng người đối thoại, có tinh thần cầu thị, lắng nghe; biết chấp nhận những ý kiến, quan điểm hợp lí, xác đáng.

1. Chuẩn bị thảo luận, tranh luận

Lựa chọn đề tài

- Đề xuất một vấn đề trong đời sống mà mình quan tâm, nhóm hoặc lớp trao đổi để thống nhất vấn đề.

Tìm ý và sắp xếp ý

- Cần nêu một số câu hỏi và tự trả lời để từ đó tiến hành tìm ý, sắp xếp ý. Gợi ý:

+ Bản chất của vấn đề là gì? Vấn đề có những khía cạnh quan trọng nào?

+ Cần có quan điểm như thế nào về vấn đề? Quan điểm đó dựa trên lí lẽ và cơ sở thực tế nào?

+ Có thể xuất hiện ý kiến trái ngược nào về vấn đề? Ý kiến đó có thỏa đáng không? Cần trao đổi lại như thế nào?

Quảng cáo

2. Thảo luận, tranh luận

Cuộc thảo luận, tranh luận được tiến hành theo các bước:

- Người chủ trì nêu lại vấn đề đời sống đã được thống nhất trước để làm đề tài cho cuộc thảo luận, tranh luận.

- Căn cứ vào tín hiệu đăng kí phát biểu của các thành viên, người chủ trì lần lượt chỉ định từng người trình bày ý kiến.

- Người phát biểu đầu tiên phải thể hiện rõ quan điểm về vấn đề hoặc một khía cạnh nào đó của vấn đề.

- Những ý kiến tiếp sau có thể đi theo hướng:

+ Tán thành ý kiến vừa phát biểu.

+ Bổ sung cách hiểu của mình về vấn đề.

+ Tranh luận với ý kiến của người vừa phát biểu trước đó.

Quảng cáo

Các ý kiến tranh luận cần tập trung vào trọng tâm vấn đề, tránh lạc hướng, huy động lí lẽ, bằng chứng cụ thể, xác thực.

Yêu cầu đối với đối tượng tham gia:

+ Cần hình thành ý kiến trên cơ sở khai thác thông tin từ sự quan sát, trải nghiệm thực tế.

+ Cần cho thấy những bộ phận xã hội có cách nhìn nhận tương tự cách nhìn nhận của mình.

+ Cần sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ (tranh, ảnh, video clip,…) để minh họa khi trình bày về vấn đề.

- Người chủ trì căn cứ vào nội dung các ý kiến để tổng kết cuộc thảo luận, tranh luận.

* Bài thảo luận, tranh luận tham khảo:

Vấn đề thảo luận “Tôn trọng sự khác biệt của người khác”

Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay em sẽ trình bày về một vấn đề là tôn trọng sự khác biệt của người khác. Như mọi người đã biết, cuộc sống luôn đa dạng và thay đổi từng ngày. Con người cũng thế, họ đều mang trong mình những nét riêng về cả hình dáng, phẩm chất và suy nghĩ. Vậy mà, trong xã hội, chúng ta vẫn luôn gặp những người nói xấu sau lưng, những câu nói chê bai về ngoại hình, tính cách và phong cách ăn mặc ... của người khác. Điều ấy quá sai và đáng bị phê phán, lẽ nào tôn trọng nét khác biệt của người khác lại khó tới vậy?

Quảng cáo

Trước tiên ta phải tìm hiểu, tôn trọng sự khác biệt nghĩa là gì? Sự khác biệt ở đây có thể hiểu là những nét riêng và đặc trưng của một người, sự vật nào đó mà chỉ cần nhắc về đặc điểm đó, ta có thể hình dung ngay ra người đó là ai. Ngay cả con người cũng như vậy, đều mang trong mình sự khác biệt riêng. Tôn trọng sự khác biệt đó chính là sự tôn trọng những điều này. Như trong cuộc sống hàng ngày, ta thường bắt gặp sự khác biệt của mọi người so với quy luật chuẩn về đạo đức mà con người đã tạo ra cho mình. “Ôi! Cô này ăn mặc hở hang quá !... Cô này xấu quá !... Cô này dễ tính quá .... ” Đó là những lời nói tưởng chừng rất bình thường nhưng nó đều đang mang theo một sự thiếu tôn trọng trong đó.

Người biết tôn trọng những sự khác biệt là người biết lắng nghe quan điểm và chia sẻ góc nhìn của người khác một cách thật trân trọng và tỉ mỉ. Mặc dù đôi lúc, chúng ta không đồng tình với quan điểm của họ nhưng cũng không nên vùi dập hay hạch sách suy nghĩ của họ. Ai cũng gọi đo là cái lý của mình, không ai giống nhau cả, nhưng chúng ta cần đặt mình vào suy nghĩ của những người khác để thấu hiểu cho sự khác biệt của họ hơn. Và từ đó, chắc chắn bạn sẽ rút ra được những bài học và ngày càng hoàn thiện cho bản thân hơn. Như trong một giờ học, phát biểu của bạn có mang theo kiến thức và quy luật thông thường như trong sách vở đã dạy, nó sẽ được tất cả mọi người công nhận. Nhưng bạn của bạn, bạn ấy có cái suy nghĩ khác và đưa ra cách giải quyết vấn đề khác so với sách vở nhưng nó lại hết sức hợp lý và sáng tạo. Nhiều người trong lớp chắc hẳn sẽ thấy đó là điều rất vô lý và bài trừ. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng, sự sáng tạo là vô hạn và nó giúp cho bản thân chúng ta ngày càng phát triển. Nếu nhìn nhận sự việc theo một góc độ khác bạn sẽ thấy phát biểu của bạn đó hay và mình cần phải học hỏi sự sáng tạo đó. Điều này sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình phát triển bản thân.

Dù vậy, trong xã hội hiện đại, ta vẫn thường bắt gặp nhiều người không biết tôn trọng quan điểm cũng như sự khác biệt của người khác, họ luôn cho mình là đúng, mình nói gì cũng chính xác ... và coi ý kiến của những người còn lại là sai lầm. Chúng ta không nên học theo những người như thế mà cần phải lên án và phê phán những hành vi đó của họ.

Tôn trọng sự khác biệt luôn là một điều rất tốt và mọi người cần phải như thế. Bởi chỉ khi mình tôn trọng sự khác biệt của những người khác thì mới nhận được sự tôn trọng từ phía họ, đó là quy luật tự nhiên trong cuộc sống, cho đi để được nhận lại. Là một học sinh, em tự nhận thấy bản thân mình cần biết lắng nghe, tôn trọng và học hỏi từ sự khác biệt của những người khác. Bởi không ai sinh ra đã đúng và hoàn hảo, chúng ta chỉ có thể tự trau dồi bản thân mình từng ngày và không có tấm gương nào sáng bằng tấm gương từ những người ở xung quanh bạn. Toàn cầu đang hội nhập, chúng ta có thể bắt gặp và giao thoa với nhiều nền văn hóa khác nhau, khi đó, sự khác biệt sẽ càng ngày càng lớn và chúng ta phải biết chấp nhận cũng như tôn trọng và học hỏi. Hãy hoàn thiện bản thân để có thể đuổi theo và làm một người công dân mang lại lợi ích cho xã hội.

Trên đây là toàn bộ bài trình bày của em về vấn đề cần phải tôn trọng những sự khác biệt của người khác. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ mọi người để bài nói của em trở nên hoàn thiện hơn. Cảm ơn tất cả mọi người đã chú ý lắng nghe!

3. Đánh giá, rút kinh nghiệm

Để  đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc tổ chức thảo luận, tranh luận, cần dựa trên các khía cạnh cụ thể:

STT

Nội dung đánh giá

Kết quả

Đạt

Chưa đạt

1

Ý nghĩa của vấn đề đời sống được thảo luận, tranh luận.

 

 

2

Chất lượng của các ý kiến được trình bày (làm rõ được bản chất vấn đề, quan điểm riêng của người phát biểu ý kiến, việc huy động lí lẽ và bằng chứng,…).

 

 

3

Kết quả của thảo luận, tranh luận (đi đến sự đồng thuận hoặc khẳng định quan điểm khác nhau về vấn đề; mức độ thuyết phục của quan điểm riêng hoặc tranh luận với ý kiến trái ngược,…).

 

 

4

Khả năng tương tác trong cuộc thảo luận, tranh luận.

 

 

5

Khả năng sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ khi thảo luận, tranh luận.

 

 

6

Việc điều hành của người chủ trì và tinh thần tham gia thảo luận, tranh luận của các thành viên.

 

 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên