Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học trang 158 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Câu 1 (trang 158 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Lập bảng tổng hợp về những loại văn học đã được học trong SGK Ngữ văn 12, tập 1. Kể tên các tác phẩm cụ thể thuộc từng loại, thể loại đó.

Trả lời:

Bảng tổng hợp về những loại, tác phẩm văn học đã được học:

STT

Thể loại

Tên văn bản

1

 

Tiểu thuyết

 

- Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

- Nỗi buồn chiến tranh

- Trên xuồng cứu nạn

2

Thơ

- Cảm hoài

- Tây Tiến

- Đàn ghi-ta của Lor-ca

3

Văn bản nghị luận

- Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

- Năng lực sáng tạo

- Mấy ý nghĩ về thơ

- Cảm hứng và sáng tạo

4

Truyện

- Hải khẩu linh từ

- Muối của rừng

5

Kịch

- Nhân vật quan trọng

- Giấu của

- Cẩn thận hão

Quảng cáo

Câu 2 (trang 158 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu khái quát những kiến thức mới về loại văn bản, thể loại văn học được trình bày ở phần Tri thức Ngữ văn của từng bài học.

Trả lời:

Kiến thức mới về loại văn bản, thể loại văn học đã được học:

Loại/

Thể loại

Kiến thức Ngữ văn

Tiểu thuyết

- Khái niệm: Tiểu thuyết là loại hình tự sự có dung lượng lớn, phản ánh đời sống xã hội một cách rộng lớn, sâu sắc, thông qua hệ thống nhân vật và tình huống phức tạp.

- Đặc điểm lớn của tiểu thuyết hiện đại:

+ Nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư; quan tâm đến cái thường ngày, cái đang diễn biến với cách tiếp cận gần gũi; không lí tưởng hóa hiện thực.

+ Nhân vật là “con người nếm trải”, không bất biến, có quá trình phát triển nhiều khi quanh co, phức tạp về tính cách, tâm lí.

+ Có kết cấu nhiều tầng lớp tuyến tính hoặc phi tuyến tính; có sự đan xen của nhiều bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại, xung đột thường xuyên giữa các ý thức xã hội.

+ Có khả năng tổng hợp cao mọi kinh nghiệm nghệ thuật của các thể loại văn học khác để hình thức luôn ở trong trạng thái biến đổi không ngừng.

Thơ

- Khái niệm: Thơ là loại hình nghệ thuật ngôn ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ, nhịp điệu, âm thanh để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng của con người.

- Biểu tượng thơ:

+ là hình ảnh mang tính ngụ ý, vượt lên chức năng miêu tả, tạo hình đơn giản; chứa đựng nhiều tầng nghĩa phong phú; gợi cảm nhận, suy tư về những điều mang tính phố quát.

+ Biểu tượng thường được hình thành trong khoảng thời gian dài nên ý nghĩa không ngừng được bổ sung và có thể “sống” bên ngoài văn bản.

+ Ngoài khả năng khái quát bản chất của một hiện tượng, biểu tượng còn thể hiện được những quan niệm, triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống.

+ Quá trình hình thành biểu tượng luôn chịu sự chi phối của các yếu tố tâm lí, văn hoa,... của dân tộc và thời đại.

Văn bản nghị luận

- Giá trị của văn bản nghị luận được quyết định bởi ý nghĩa của vấn đề đặt ra (luận đề) và nghệ thuật lập luận (cách dùng lí lẽ và bằng chứng) của người viết.

- Văn bản nghị luận thường dùng các thao tác như chứng minh, bình luận, bác bỏ, giải thích, phân tích, so sánh để phục vụ trực tiếp cho mục đích thuyết phục.

Truyện truyền kì

- Truyện truyền kì là thể loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, được tiếp nhận và phát triển ở các nước thuộc khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Hán.

- Nhân vật kì ảo: Nhân vật có thể có năng lực siêu nhiên, xuất thân kì lạ, diện mạo khác thường, hành tung biến hoá,...

- Sự việc kì ảo: Các biến cố, sự kiện, hành động,... kì ảo liên kết với nhau thành chuỗi, tạo nên cốt truyện có tính chất li kì, huyền hoặc. Sự việc kì ảo thường xảy ra trong một không gian và thời gian khác lạ, bất thường.

- Thủ pháp nghệ thuật: Sự kết hợp linh hoạt giữa yếu tố kì ảo (thường được nhận diện tương đối gồm - kì lạ, khác thường, siêu phàm... và quái - quái dị, ma quỷ, yêu tinh, ...) với yếu tố thực.

- Ngôn ngữ truyện truyền kì: thường sử dụng lối nói so sánh - ẩn dụ; ưa hình thức biểu đạt cầu kì, khoa trương, phóng đại; chuộng ngôn từ hoa mĩ; dùng nhiều điển cố, hình ảnh biểu trưng

Hài kịch

- Hài kịch là một thể loại kịch, dùng tiếng cười để chế giễu những thói tật, hiện tượng đáng phê phán (vụ lợi, kệch cỡm, cực đoan, lạc hậu, ảo tưởng,...)

- Nhân vật trong hài kịch là những nhân vật tiêu biểu cho một thói tật đáng cười, đáng phê phán, hoặc những nhân vật thường xuyên lầm lẫn, có cách ứng xử không phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

- Tình huống hài kịch là những tình huống hài hước diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt, thế sự với những toan tính đời thường, làm nổi bật những thói tật đáng cười của con người.

- Xung đột trong hài kịch thường được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn giữa những tham vọng, toan tính vật chất, mưu kế tầm thường, bất chấp đạo đức, lẽ phải... (phần nhiều là ảo tưởng) với những chuẩn mực và tiến bộ xã hội.

- Hành động trong hài kịch chủ yếu là hành động bên ngoài, những toan tính, mưu mô của nhân vật đều bộc lộ hết ra lời (hài kịch không nhấn mạnh trăn trở nội tâm - hành động bên trong).

- Kết cấu hài kịch thông thường được tổ chức trên cơ sở một hành động kịch nhất quán: mở đầu, thắt nút theo cách đưa các nhân vật vào tình huống khó xử, đẩy xung đột đi tới đỉnh điểm theo đà thắng thế của toan tính, ảo tưởng; giải quyết xung đột bằng một mưu mẹo hay một yếu tố ngẫu nhiên để bước vào kết thúc với sự sụp đổ của những toan tính, ảo tưởng đáng cười.

- Thủ pháp trào phúng bao gồm các cách thức bất ngờ làm bật lên tiếng cười giễu cợt, mỉa mai, châm biểm, hạ thấp đối tượng.

- Về ngôn từ, cả trong chỉ dẫn sân khẩu, cách gọi tên nhân vật, cũng như trong lời đối thoại, độc thoại, hài kịch sử dụng rất nhiều biện pháp như: cường điệu, tương phản, lặp, nhại, chơi chữ, nói bóng gió, nói lái, nói quá, nói lỡ, nói không ra tiếng....

Quảng cáo

Câu 3 (trang 158 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Lập bảng đối sánh phong cách cổ điển, phong cách hiện thực và phong cách lãng mạn trong sáng tác văn học. Nêu tên một số tác phẩm cụ thể thuộc từng phong cách đó.

Trả lời:

Bảng đối sánh phong cách cổ điển, phong cách hiện thực và phong cách lãng mạn trong sáng tác văn học:

Phong cách

Đặc điểm

Tác phẩm

Phong cách cổ điển

- Phong cách cổ điển là loại phong cách sáng tác được hình thành từ thời trung đại, chịu sự chi phối của một quan niệm về thế giới có tính đặc thù.

- Theo phong cách này, cuộc sống con người và vũ trụ được hình dung như một mô hình ổn định, có tôn ti trật tự chặt chẽ, vận động theo quy luật tuần hoàn,... - Phong cách cổ điển định hình với các đặc trưng cơ bản: nghiêng về thể hiện những đề tài cao nhã; có cảm hứng đặc biệt với cái vĩnh hằng, bất biến; luôn hướng về những mẫu hình lí tưởng, tôn trọng tính quy phạm của cách tổ chức các yếu tố nghệ thuật thành một cấu trúc hoàn mĩ;...

- Truyện Kiều

- Chinh phụ ngâm khúc

- Cung oán ngâm khúc

 

Phong cách hiện thực

- Phong cách hiện thực là phong cách nghệ thuật chú trọng thể hiện mối quan hệ giữa hoàn cảnh xã hội với sự hình thành tính cách con người, quan tâm miêu tả một cách chi tiết, “như thật” những hình ảnh phong phú, phức tạp của hiện thực cuộc sống, thường loại trừ sự “tô vẽ” hay lí tưởng hóa.

- Phong cách này có lịch sử phát triển lâu dài, tồn tại trong các sáng tác thuộc nhiều thể loại khác nhau của văn học, nghệ thuật như: thơ, truyện (bao gồm tiếu thuyết), kí, kịch, tác phẩm tạo hình,...

- Tắt đèn 

- Lão Hạc

- Chí Phèo

-Vợ chồng A Phủ

- Một bữa no

- Bỉ vỏ

Phong cách lãng mạn

- Phong cách lãng mạn - một phong cách ưu tiên việc thể hiện cảm nhận chủ quan, đôi khi lí tưởng hóa đối tượng được đề cập và coi trọng sự tưởng tượng, liên tưởng phóng túng.

- Xét theo nghĩa hẹp, phong cách lãng mạn gắn với sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn, một trào lưu văn học - nghệ thuật hình thành ở phương Tây vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. - Tùy theo cảm hứng, thái độ của người cầm bút, chủ nghĩa lãng mạn được chia thành hai khuynh hướng: khuynh hướng bi quan (hoài nghi thực tại, hoài niệm quá khứ) và khuynh hướng lạc quan (tin tưởng, hướng tới một thế giới tốt đẹp, lí tưởng).

- Đặc điểm cơ bản: khẳng định cái cao cả, phi thường và phủ định thực tại tầm thường, tù túng; đề cao cá tính sáng tạo, trí tưởng tượng, sự phóng khoáng; chú trọng thế giới nội tâm với những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt, tinh tế và ưa dùng các yếu tố tương phản.

- Đây thôn Vĩ Dạ 

- Tây Tiến

 

 

Quảng cáo

Câu 4 (trang 158 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu các nội dung thực hành tiếng Việt đã thực hiện trong học kì I và làm rõ tác dụng của các nội dung thực hành ấy đối với việc đọc hiểu văn bản ở từng bài học.

Nội dung tiếng Việt

Đặc điểm

Nói mỉa

- Nói mỉa là biện pháp tu từ thể hiện thái độ mỉa mai hay sự đánh giá mang tính phủ định ngầm ẩn của người nói, người viết về sự vật, sự việc được đề cập.

- Người nói, người viết tạo ra sự mâu thuẫn cố ý giữa phần hiển ngôn và phần hàm ngôn của một lời nói hay của cả chuỗi phát ngôn.

+ Phần hiển ngôn: thể hiện thái độ tán thành, khen ngợi hoặc trung lập, khách quan trước đối tượng được nói tới.

+ Phần hàm ngôn: phủ nhận (ở những mức độ khác nhau) hoặc dè bỉu.

Nghịch ngữ

- Nghịch ngữ là biện pháp tu từ, ở đó, người nói, người viết dùng một cụm từ gây ấn tượng mạnh, làm nổi bật tính chất hai mặt của một tình thế, tâm trạng nào đó, hoặc làm phát lộ sự thật về đối tượng theo quan điểm của mình.

- Nghĩa của nghịch ngữ đối lập với nghĩa của các cụm từ khác trong câu hoặc trong các câu khác gần kề, nhấn mạnh sự phát hiện mới hay cảm nhận, liên tưởng chủ quan của người nói, người viết về một đối tượng vốn có thể được nhìn nhận khác hẳn.

Lỗi logic của câu

Câu mắc lỗi logic là câu có sự mâu thuẫn trong nội dung biểu đạt hoặc vênh lệch giữa các vế câu xét trên phương diện hình thức.

Lỗi câu mơ hồ

Câu mơ hồ là câu khiến người đọc có thể hiểu theo những cách khác nhau.

Câu 5 (trang 158 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định những yêu cầu chung và yêu cầu riêng của các kiểu bài viết được thực hiện ở Bài 1, Bài 2, và Bài 4 bằng một sơ đồ phù hợp.

Trả lời:

Yêu cầu chung và yêu cầu riêng của các kiểu bài viết:

 

Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

 

Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

 

Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm

Yêu cầu chung

- Nêu được mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm.

- Trình bày được các thông tin khái quát về hai tác phẩm.

- Làm rõ được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm xét trên một số phương diện nội dung và hình thức cụ thể theo mục đích và phạm vi đã xác định.

- Rút ra được những nhận xét, đánh giá cần thiết, phù hợp về hai tác phẩm căn cứ vào kết quả so sánh.

- Nêu được ý nghĩa của việc đánh giá hai tác phẩm thông qua việc so sánh.

Yêu cầu riêng

- Mở bài: Giới thiệu hai tác phẩm truyện được xác định là đối tượng của sự so sánh, đánh giá; nêu mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá này.

- Thân bài: Cần triển khai các ý:

+ Thông tin chung về từng tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, vị trí của tác phẩm trong đời sống văn học...

+ Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm truyện và nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng ấy (ví dụ: hai tác phẩm cùng đề cập một loại hiện tượng đời sống hay một loại hình nhân vật; hai tác giả có cùng quan điểm thẩm mĩ và cách tiếp cận hiện thực; có hiện tượng tác giả này chịu ảnh hưởng tác giả kia về đề tài, cảm hứng, bút pháp, phong cách sáng tác;..).

+ Những điểm khác biệt giữa hai tác phẩm truyện và điều kiện làm nên sự khác biệt ấy (ví dụ: mỗi nhà văn có quan điểm thẩm mĩ, cách tiếp cận hiện thực và cá tính sáng tạo riêng; mỗi nhà văn chịu ảnh hưởng của một truyền thống văn hóá, văn học khác nhau; đối tượng được miêu tả, câu chuyện được kể lại ở mối tác phẩm có điểm đặc thù;...).

+ Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm truyện và khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc đánh giá các tác phẩm truyện khi đặt chúng trong tương quan so sánh.

 

- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về hai bài thơ và nêu cơ sở lựa chọn để so sánh, đánh giá.

 

 

 

- Thân bài: Có thể triển khai các nội dung so sánh, đánh giá theo những cách sau:

- Cách 1: Lần lượt phân tích từng bài thơ, sau đó chỉ ra điểm tương đồng, sự gặp gỡ và những điểm khác biệt, lí giải nguyên nhân của sự tuơng đồng và khác biệt đó; đồng thời đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ. Cách này dễ làm nhưng nhiều khi bị trùng lặp ý và mục đích so sánh không được làm nổi bật.

- Cách 2: Phân tích bài thơ thứ nhất theo các phương diện đã xác định, khi phân tích bài thơ thứ hai sẽ so sánh với bài thơ thứ nhất theo từng phuơng diện và lí giải nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bài thơ, từ đó, đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ. Cách này cũng dễ thực hiện và tránh bị trùng lặp, thể hiện được ý so sánh, nhưng mạch so sánh khi trình bày bài thơ thứ nhất dễ bị chìm.

- Cách 3: So sánh lần lượt các phương diện đã lựa chọn đối với hai bài thơ, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt; lí giải nguyên nhân sự tương đồng và khác biệt đó; đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ từ các nội dung so sánh. Cách này làm nổi bật được tính chất so sánh nhưng dễ làm mờ tính liền mạch, chỉnh thể của mỗi bài thơ, đòi hỏi nguời viết phải có khả năng tư duy tổng hợp và lập luận chặt chẽ, có sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề.

- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá; nêu cảm nhận và ấn tượng của bản thân về các bài thơ.

- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn các thông tin về tác giả, tác phẩm, trọng tâm vấn đề (khía cạnh nào của sự vay mượn - biến đổi) mà bài viết bàn luận.

- Thân bài: Cần triển khai các ý chính sau đây:

+ Nhận diện về phạm vi, tính chất của việc tiếp nhận, chịu ảnh hưởng.

+ Phân tích, đánh giá sự vay mượn, tiếp nhận, chịu ảnh hưởng trên các phương diện cụ thế.

+ Phân tích, đánh giá những điểm biến đổi, sáng tạo của tác giả trong quá trình vay mượn.

Lưu ý: Việc sắp xếp hệ thống ý chính cần linh hoạt, phụ thuộc vào ý tưởng triển khai mạch nghị luận. Ví dụ, có thể sắp xếp theo cấu trúc: các phương diện chỉ vay mượn mà không biến đối, vay mượn nhưng biến đổi một phần, vay mượn về mặt hình thức nhưng biến đổi hoàn toàn về nội dung,...

- Kết bài: Ý nghĩa của việc tìm hiểu về sự vay mượn và biến đổi trong tác phẩm. Nêu đánh giá chung và hướng khám phá, tìm tòi tiếp theo.

 

Câu 6 (trang 158 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chỉ ra những yêu cầu mới của việc viết một báo cáo nghiên cứu ở bài 5 so với việc viết các báo cáo nghiên cứu ở lớp 10 và lớp 11.

Trả lời:

Những yêu cầu mới của việc viết một báo cáo nghiên cứu đã học ở bài 5:

- Giới thiệu được đề tài nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội; nêu được câu hỏi nghiên cứu (vấn đề) chính cần giải quyết.

- Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống luận điểm sáng rõ, phù hợp với các dữ liệu đã thu thập.

- Thể hiện được cái nhìn toàn cảnh về vấn đề nghiên cứu và quan điểm của người viết.

- Biết vận dụng các thao tác nghiên cứu cơ bản, khai thác các nguồn tham khảo đáng tin cậy.

- Sử dụng hiệu quả sơ đồ, bảng biểu; có thuyết minh các hình ảnh minh hoạ; có sử dụng trích dẫn, cước chú và biết trình bày phần tài liệu tham khảo theo đúng quy định.

Câu 7 (trang 158 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu những nội dung của hoạt động nói và nghe được thực hiện trong học kì I

Trả lời:

Những nội dung của hoạt động nói và nghe được thực hiện trong học kì I:

- Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện 

- Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

- Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ. 

- Trình bày về việc vay mượn - cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn học.

- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên