Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ ngắn nhất (ngắn nhất)
Tóm tắt tác phẩm Mấy ý nghĩ về thơ hay, ngắn nhất giúp bạn nắm được nội dung chính của văn bản.
Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ ngắn nhất (ngắn nhất)
Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ (mẫu 1)
Bài tiểu luận Mấy ý nghĩ về thơ nêu lên những suy nghĩ, những quan điểm độc đáo và mới mẻ đồng thời là những đề xuất của tác giả Nguyễn Đình Thi về thơ. Nhà văn khẳng định thơ chính là tâm hồn, là tiếng nói tâm tình của con người. Tuy nhiên, đó phải là tâm hồn có chiều sâu của tư tưởng, và phải được biểu đạt qua hình ảnh, qua nhạc điệu, nhịp điệu và ngôn ngữ.
Đường đi của nghệ thuật nói chung, của thơ nói riêng là từ tình cảm, từ trái tim nhà thơ đến với bạn đọc. Thơ là sự cô đọng kết tinh, là sự tổng hợp tất cả những tinh túy trong ngôn ngữ. Nguyễn Đình Thi đã làm một phép đối sánh để làm bật lên sự nổi trổi của thơ: Nếu văn xuôi cho phép không mười phân hoàn hảo, thì thơ lại luôn đòi hỏi sự toàn bích.
Đối với thơ không vần, thơ tự do, Nguyễn Đình Thi đã bày tỏ quan điểm mới mẻ và đầy táo bạo như sau “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần hay không vần, chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ…” Đây được xem như là sự phá cách trong suy nghĩ cũng như tư duy đối với thơ truyền thống, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm đến chất lượng thơ của tác giả Nguyễn Đình Thi.
Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ (mẫu 2)
“Mấy ý nghĩ về thơ” là bài tiểu luận xuất sắc của tác giả Nguyễn Đình Thi trình bày quan niệm về thơ ca. Tác phẩm được ông viết tại Hội nghị tranh luận văn nghệ được tổ chức ở miền Bắc tháng 9 năm 1949. Bài viết được trình bày logic, mạch lạc với các nội dung rõ ràng. Trước hết tác giả chỉ ra cho người đọc thấy nguồn gốc của thơ ca là xuất phát từ tâm hồn và tình cảm của con người. Tác giả nhấn mạnh đó phải là tâm hồn có tư tưởng, có cảm xúc và thơ ca phải được tuôn trào ra từ đó. Nhà văn trình bày suy nghĩ của mình về các đặc trưng thơ ca: về hình ảnh “là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”; về chữ và tiếng ngoài ý niệm còn có một giá trị khác “bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng sáng sống động”; về nhịp điệu trong thơ là “nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn”. Một vấn đề nổi bật về thơ ca được tác giả nhắc đến là thơ tự do, thơ không vần. Nguyễn Đình Thi đã thẳng thắn trình bày suy nghĩ của mình: “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần.Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”. Đây là một quan niệm mới mẻ đầy tính hiện đại, cách tân đối lập với thơ ca truyền thống. Phần cuối cùng tác giả nhấn mạnh đến thơ của thời đại mới: “phải nói lên được tình cảm, tư tưởng mới của thời đại.” Bài viết cho ta cách nhìn, cách hiểu, cách cảm sâu sắc, mới mẻ về thơ ca phù hợp với hoàn cảnh đất nước trong lúc bấy giờ.
Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ (mẫu 3)
Bài tiểu luận Mấy ý nghĩa về thơ nêu lên những quan niệm mới mẻ, có chiều sâu về thơ, trong đó có những suy nghĩ, đề xuất của tác giả có thể gọi là táo bạo trong hoàn cảnh năm 1949 lúc bấy giờ. Tác giả khẳng định thơ là tiếng nói tâm hồn của con người, nhưng tâm hồn đó phải có tư tưởng và được biểu hiện bằng hình ảnh, nhịp điệu, nhạc điệu và ngôn ngữ.
Đường đi của thơ là con đường đi thẳng vào tình cảm, từ trái tim nhà thơ đến với trái tim người đọc. Thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không mười phân hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích. Về thơ tự do, thơ không vần, tác giả có một quan niệm mới mẻ, táo bạo: “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”. Đây là một sự phá cách đối với thơ truyền thống nhưng lại cho ta thấy sự quan tâm đến chất lượng thơ của Nguyễn Đình Thi.
Bài nghị luận về quan niệm thơ được viết ra với những suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, có ý nghĩa cách tân, in đậm bản lĩnh và những trải nghiệm về thơ của Nguyễn Đình Thi, lại được viết bằng một tư duy trong sáng, một lập luận chặt chẽ và một cách viết tài hoa. Thơ là một lĩnh vực khá trừu tượng, khó nắm bắt nhưng cách viết của tác giả lại dễ hiểu, cuốn hút người đọc vào vấn đề để cùng trao đổi, đối thoại. Văn lí luận của Nguyễn Đình Thi giàu hình ảnh, mang hơi thở của cuộc sống và nhiệt tình của người viết: đó là những yếu tố làm nên nét riêng và sức hấp dẫn của bài tiểu luận này.
Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ (mẫu 4)
Thơ ca là một loại hình nghệ thuật độc đáo phát khởi từ trái tim và hướng đến trái tim con người. Trong lịch sử phát triển của nó, thơ ca được con người hiểu và nhận thức không hoàn toàn giống nhau. Ở nước ta, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, văn nghệ sĩ có nhiều vướng mắc về mặt tư tưởng và quan điểm sáng tác. Để phục vụ kháng chiến tốt hơn thơ ca cần được nhìn nhận, định hướng trên nhiều phương diện. Trong hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc (tháng 9 năm 1949), Nguyễn Đình Thi đã tham gia tranh luận với bài: “Mấy ý nghĩ về thơ”. Bài viết đã thể hiện một quan niệm đúng đắn về thơ nói chung và thơ kháng chiến nói riêng.
Trước hết nhà thơ khẳng định đặc trưng cơ bản nhất của thơ là thể hiện tâm hồn con người. Quá trình ra đời của một bài thơ bắt đầu từ một rung động thơ rồi đến làm thơ. Rung động thơ là khi tâm hồn ra khỏi trạng thái bình thường do có sự va chạm với thế giới bên ngoài và bật lên những tình ý mới mẻ. Làm thơ là thể hiện những rung động của tâm hồn con người bằng lời nói (hoặc chữ viết).
Theo tác giả, thơ gắn liền với ngôn ngữ, hình ảnh. Vì vậy thơ phải gắn với tư tưởng, tình cảm của con người, của thời đại. Thơ phải có hình ảnh, vừa là hình ảnh thực, sống động, mới lạ vừa chứa đựng cảm xúc thành thực. Thơ phải có nhịp điệu, âm điệu.
Nguyễn Đình Thi cũng đưa ra quan điểm của mình về thơ tự do và thơ không vần. Ông cho rằng: “Thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần, chỉ có vấn đề thơ thật và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ,...”. bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh ngôn ngữ trong thơ có sự khác biệt so với ngôn ngữ kịch, ngôn ngữ truyện và kí.
Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ (mẫu 5)
Văn bản thể hiện quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi vẫn còn giá trị đến ngày nay vì sự đúng đắn trong nội dung tư tưởng, sự hấp dẫn trong nghệ thuật biểu đạt. Tiểu luận vẫn còn giá trị thời sự, tính khoa học đúng đắn, đi vào bản chất của thơ và làm mối quan hệ chặt chẽ của thơ với cuộc sống.
Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ (mẫu 6)
Tác phẩm là một bài tiểu luận xuất sắc của Nguyễn Đình Thi trình bày về quan niệm thơ ca, tác phẩm được viết tại Hội nghị tranh luận văn nghệ được tổ chức ở miền Bắc tháng 9/1949. Bài tiểu luận được trình bày logic và mạch lạc với các nội dung rõ ràng. Đầu tiên Nguyễn Đình Thi chỉ ra cho người đọc thấy nguồn gốc của thơ ca xuất phát từ tâm hồn và tình cảm của con người, ông nhấn mạnh đó phải là tâm hồn có tư tưởng, có cảm xúc và thơ ca phải được tuôn trào ra từ đó. Nguyễn Đình Thi trình bày suy nghĩ của mình về các đặc trưng của thơ cơ như sau: về hình ảnh “là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”. Về chữ và tiếng ngoài ý niệm còn có một giá trị khác là “bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng sáng sống động”. Về nhịp điệu trong thơ “nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn”. Còn một vấn đề nổi bật về thơ ca được ông nhắc đến đó là thơ tự do và thơ không vần. Nhà văn thẳng thắn trình bày suy nghĩ của mình: “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần, chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”. Đó là quan niệm mới mẻ đầy hiện đại, cách tân đối lập với quan niệm thơ ca truyền thống. Phần kết Nguyễn Đình Thi nhấn mạnh đến thơ của thời đại mới: “phải nói lên được tình cảm, tư tưởng mới của thời đại.” Bài tiểu luận đã cho ta cách nhìn, cách hiểu và cách cảm nhận sâu sắc, mới mẻ về thơ ca phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ.
Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ (mẫu 7)
Tiểu luận Mấy ý nghĩ về thơ nêu lên những suy nghĩ, những quan điểm độc đáo và mới mẻ của tác giả Nguyễn Đình Thi về thơ. Nhà văn khẳng định thơ chính là tâm hồn, là tiếng nói tâm tình của con người. Tuy nhiên, đó phải là tâm hồn có chiều sâu của tư tưởng, và phải được biểu đạt qua hình ảnh, qua nhạc điệu, nhịp điệu và ngôn ngữ. Đường đi của nghệ thuật nói chung, của thơ nói riêng là từ tình cảm, từ trái tim nhà thơ đến với bạn đọc. Thơ là sự cô đọng kết tinh, là sự tổng hợp tất cả những tinh túy trong ngôn ngữ. Đối với thơ không vần, thơ tự do, Nguyễn Đình Thi đã bày tỏ quan điểm mới mẻ và đầy táo bạo. Đây được xem như là sự phá cách trong suy nghĩ cũng như tư duy đối với thơ truyền thống, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm đến chất lượng thơ của tác giả Nguyễn Đình Thi.
Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ (mẫu 8)
“Mấy suy nghĩ về thơ” là bài tiểu luận xuất sắc của tác giả Nguyễn Đình Thi trình bày quan điểm về thơ ca. Tác phẩm được ông viết tại Hội nghị tranh luận văn nghệ được tổ chức ở miền Bắc tháng 9 năm 1949. Bài viết được trình bày logic, mạch lạc với các nội dung rõ ràng. Trước hết tác giả chỉ ra cho người đọc thấy nguồn gốc của thơ ca là xuất phát từ tâm hồn và tình cảm của con người. Tác giả nhấn mạnh đó phải là tâm hồn có tư tưởng, có cảm xúc và thơ ca phải được tuôn trào ra từ đó. Nhà văn trình bày suy nghĩ của mình về các đặc trưng thơ ca: về hình ảnh “là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”; về chữ và tiếng ngoài ý niệm còn có một giá trị khác “bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng sáng sống động”; về nhịp điệu trong thơ là “nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn”. Một vấn đề nổi bật về thơ ca được tác giả nhắc đến là thơ tự do, thơ không vần. Nguyễn Đình Thi đã thẳng thắn trình bày suy nghĩ của mình: “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần.Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”. Đây là một quan niệm mới mẻ đầy tính hiện đại, cách tân đối lập với thơ ca truyền thống. Phần cuối cùng tác giả nhấn mạnh đến thơ của thời đại mới: “phải nói lên được tình cảm, tư tưởng mới của thời đại.” Bài viết cho ta cách nhìn, cách hiểu, cách cảm sâu sắc, mới mẻ về thơ ca phù hợp với hoàn cảnh đất nước trong lúc bấy giờ.
Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ (mẫu 9)
Bài tiểu luận Mấy suy nghĩ về thơ nêu lên những suy nghĩ, những quan điểm độc đáo và mới mẻ đồng thời là những đề xuất của tác giả Nguyễn Đình Thi về thơ. Nhà văn khẳng định thơ chính là tâm hồn, là tiếng nói tâm tình của con người. Tuy nhiên, đó phải là tâm hồn có chiều sâu của tư tưởng, và phải được biểu đạt qua hình ảnh, qua nhạc điệu, nhịp điệu và ngôn ngữ.
Hành trình của nghệ thuật nói chung, của thơ nói riêng, bắt đầu từ tình cảm, từ trái tim của nhà thơ để đến với bạn đọc. Thơ là sự tinh túy, là sự kết tinh của ngôn ngữ. Nguyễn Đình Thi đã so sánh một cách tinh tế để làm nổi bật sự quan trọng của thơ: Nếu văn xuôi có thể không hoàn hảo, thì thơ luôn đòi hỏi sự toàn vẹn.
Với thơ không vần, thơ tự do, Nguyễn Đình Thi đã thể hiện quan điểm mới mẻ và táo bạo như sau “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần hay không vần, chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ…” Điều này được xem như là một sự đột phá trong suy nghĩ và tư duy về thơ truyền thống, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm đến chất lượng thơ của Nguyễn Đình Thi.
Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ (mẫu 10)
Bài tiểu luận Mấy ý nghĩ về thơ đưa ra những quan điểm mới mẻ, sâu sắc về thơ, trong đó có những suy nghĩ, đề xuất mà tác giả coi là táo bạo trong thời điểm năm 1949. Tác giả khẳng định thơ là tiếng nói của tâm hồn con người, nhưng tâm hồn ấy phải mang trong mình tư tưởng và được biểu hiện qua hình ảnh, nhịp điệu, nhạc điệu và ngôn ngữ.
Hành trình của thơ là con đường dẫn thẳng vào tình cảm, từ trái tim của nhà thơ đến với trái tim của người đọc. Thơ là sự kết tinh, sơ lược. Văn xuôi có thể không hoàn hảo, nhưng thơ luôn đòi hỏi sự hoàn mỹ. Về thơ tự do, thơ không vần, tác giả đã có một quan điểm mới mẻ, táo bạo: “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”. Điều này là một sự đột phá đối với thơ truyền thống nhưng lại thể hiện sự quan tâm đến chất lượng thơ của Nguyễn Đình Thi.
Bài luận về quan niệm về thơ được viết ra với những suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, mang ý nghĩa cách tân, phản ánh bản lĩnh và những trải nghiệm về thơ của Nguyễn Đình Thi, lại được viết bằng một tư duy trong sáng, một lập luận chặt chẽ và một cách viết tài ba. Thơ là một lĩnh vực khá trừu tượng, khó nắm bắt nhưng cách viết của tác giả lại dễ hiểu, thu hút người đọc vào vấn đề để cùng trao đổi, thảo luận. Văn phong của Nguyễn Đình Thi đậm chất hình ảnh, thấm đẫm sự sống và nhiệt huyết của tác giả: đó chính là những yếu tố làm nên nét độc đáo và sức hấp dẫn của bài tiểu luận này.
Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ (mẫu 11)
Thơ là một loại hình nghệ thuật độc đáo bắt nguồn từ trái tim và hướng đến trái tim con người. Trong quá trình phát triển lịch sử của nó, thơ được hiểu và nhận thức theo nhiều cách khác nhau. Ở nước ta, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, văn nghệ sĩ đối mặt với nhiều khó khăn về tư tưởng và quan điểm sáng tác. Để phục vụ kháng chiến tốt hơn, thơ cần được định hướng, nhìn nhận trên nhiều phương diện. Trong hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc (tháng 9 năm 1949), Nguyễn Đình Thi đã tham gia tranh luận với bài: “Mấy ý nghĩ về thơ”. Bài viết đã thể hiện một quan niệm chính xác về thơ nói chung và thơ kháng chiến nói riêng.
Nhà thơ khẳng định rằng đặc trưng cơ bản nhất của thơ là thể hiện tâm hồn con người. Quá trình sáng tác của một bài thơ bắt đầu từ một cảm xúc thơ và sau đó là sự sáng tác. Cảm xúc thơ là khi tâm hồn bị kích thích ngoài bình thường và nảy sinh những cảm xúc mới mẻ. Sáng tác thơ là cách thể hiện những cảm xúc của tâm hồn con người bằng lời nói (hoặc chữ viết).
Theo tác giả, thơ liên quan chặt chẽ đến ngôn ngữ, hình ảnh. Do đó, thơ phải phản ánh tư tưởng, tình cảm của con người, của thời đại. Thơ phải có hình ảnh, thực tế, sinh động, mới mẻ và chứa đựng cảm xúc chân thành. Thơ cũng cần có nhịp điệu, âm điệu.
Nguyễn Đình Thi cũng đưa ra quan điểm của mình về thơ tự do và thơ không vần. Ông cho rằng: “Thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần, chỉ có vấn đề thơ thật và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ,...”. Ngoài ra, tác giả nhấn mạnh sự khác biệt trong ngôn ngữ thơ so với ngôn ngữ kịch, ngôn ngữ truyện và kí.
Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ (mẫu 12)
Văn bản thể hiện quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi vẫn còn giá trị đến ngày nay bởi sự chính xác trong nội dung tư tưởng, sự hấp dẫn trong nghệ thuật biểu đạt. Tiểu luận vẫn mang tính thời sự, tính khoa học chính xác, đi sâu vào bản chất của thơ và làm rõ mối liên hệ chặt chẽ của thơ với cuộc sống.
Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ (mẫu 13)
Tiểu luận Mấy ý nghĩ về thơ trình bày những suy nghĩ, quan điểm độc đáo và mới lạ của Nguyễn Đình Thi về thơ. Tác giả khẳng định rằng thơ là biểu hiện của tâm hồn con người, được thể hiện qua hình ảnh, nhạc điệu, nhịp điệu và ngôn ngữ. Nghệ thuật, đặc biệt là thơ, chủ yếu truyền đạt từ trái tim của nhà thơ đến trái tim của độc giả. Thơ là kết tinh của tinh hoa trong ngôn ngữ. Về thơ tự do và thơ không vần, Nguyễn Đình Thi đã có quan điểm mới mẻ và dũng cảm, đồng thời thể hiện sự quan tâm đến chất lượng thơ.
Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ (mẫu 14)
Bài tiểu luận của Nguyễn Đình Thi là một tác phẩm xuất sắc, trình bày về quan niệm về thơ ca. Ông viết bài này tại Hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc vào tháng 9 năm 1949. Bài viết được trình bày logic và rõ ràng. Nguyễn Đình Thi đã đề cập đến nguồn gốc của thơ ca, nhấn mạnh tầm quan trọng của tâm hồn và tình cảm trong sáng tạo thơ. Ông cũng chia sẻ quan điểm về các đặc điểm của thơ và thảo luận về thơ tự do và thơ không vần. Bài viết kết luận bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của thơ trong thời đại mới.
Tham khảo thêm các bài soạn văn lớp 12 hay khác:
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
- Đô-xtôi-ép-xki
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội
- Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003
- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều