Soạn bài Bánh Chưng, bánh Giầy (Ngắn nhất)



Soạn bài Bánh Chưng, bánh Giầy sách mới lớp 6 ngắn nhất. Mời các bạn đón đọc:

Soạn bài Bánh Chưng, bánh Giầy (Ngắn nhất)

Quảng cáo

Bánh Chưng, bánh Giầy - lớp 6 Chân trời sáng tạo

Bánh Chưng, bánh Giầy - lớp 6 Kết nối tri thức




Lưu trữ: Soạn bài Bánh Chưng, bánh Giầy (sách Văn 6 cũ)

Bố cục:

   - Phần 1 (Từ đầu ... chứng giám): Nhà vua ra quyết định truyền ngôi.

   - Phần 2 (tiếp ... hình tròn): Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm và làm lễ vật.

   - Phần 3 (còn lại): ý nghĩa và tục lệ làm bánh chưng bánh giầy.

Tóm tắt

Hùng Vương đưa ra điều kiện để chọn người kế ngôi trong số hai mươi người con trai: Không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các Lang đua nhau làm lễ thật hậu, thật ngon. Có chàng Lang Liêu – người con thứ mười tám mồ côi mẹ, chỉ chăm lo đồng áng, không biết lấy gì làm lễ vật. Một đêm, chàng nằm mộng được thần chỉ bảo làm một loại bánh hình vuông tượng đất – bánh chưng, một bánh hình tròn tượng trời – bánh giầy làm lễ vật. Vua rất vừa ý và chọn hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất, Tiên vương và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết người Việt.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Vua Hùng chọn người nối ngôi khi tuổi đã già, đất nước thanh bình. Với ý định chọn người nối chí, không nhất thiết là con trưởng thông qua cuộc thi tài, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi.

Quảng cáo

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì chàng có hoàn cảnh không thuận lợi như các anh em. Chàng gần gũi với đời sống nhân dân, làm đồng áng, trồng lúa, khoai; cũng chỉ có chàng là hiểu được gợi ý của thần – lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương.

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn tế lễ bởi hai thứ bánh đó thể hiện sự quý trọng nghề nông (thời bấy giờ là nước nông nghiệp); còn thể hiện ý tưởng sáng tạo sâu xa (tượng Trời, tượng Đất, thể hiện sự đùm bọc). Lang Liêu thể hiện là người có tài, có đức, có hiếu, xứng đáng trở thành minh quân trong tương lai.

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Ý nghĩa truyền thuyết : giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, phong tục lễ tết, đó là thành tựu của văn minh nông nghiệp; đề cao lao động, đề cao nghề nông, thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

Quảng cáo

Luyện tập

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Ý nghĩa phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy: truyền thống tốt đẹp nhớ ơn tổ tiên và đề cao vai trò nghề trồng lúa nước.

Câu 2* (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Có thể chọn chi tiết thần báo mộng cho Lang Liêu. Chi tiết này tạo nên tính thần kì, hấp dẫn cho truyện, thể hiện rằng Lang Liêu xứng đáng là người kế vị tốt nhất vì được thần phù trợ, hiểu được ý thần, biết quý trọng nghề nông, có tính sáng tạo.

Quảng cáo

Bài giảng: Bánh chưng bánh giầy - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Tham khảo thêm các bài soạn văn lớp 6 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất | Soạn bài lớp 6 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 6 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên