100 Đề thi Toán 6 Kết nối tri thức (có đáp án)
Bộ 100 Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn 6.
Đề thi Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức (năm 2024)
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
- Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án (4 đề)
Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 (3 đề)
- Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Học kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án (10 đề)
Đề thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 tải nhiều nhất (15 đề)
Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận (20 đề)
- Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án (5 đề)
Đề thi Ngữ văn lớp 6 Giữa kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 tải nhiều nhất (7 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận (10 đề)
- Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Học kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án (5 đề)
Đề thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 tải nhiều nhất (7 đề)
Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận (10 đề)
Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
Xem thêm Đề thi Ngữ Văn lớp 6 cả ba sách:
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
(Ngữ văn 6 - Tập 1)
Câu 1 (0,5 điểm):
Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2 (0,5 điểm):
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
Câu 3 (1,5 điểm):
Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?
Câu 4 (0,5 điểm):
Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5 (1 điểm):
Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
Câu 6 (1 điểm):
Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?
Phần 2: Tập làm văn (5 điểm)
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các bài tập:
Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo.
Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó.
Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ.
Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù đã quá chật chội.
Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào.
Nhưng rồi những ngày thu êm ả cũng trôi qua.
Gió lạnh buốt bắt đầu thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo.
Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm:
- Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé dẻ gai rất khoẻ mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé!
Tôi cố quẫy mình... Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hoá ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: “Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!“
Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già... “Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!”- tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ...
(Theo Phương Thanh Trang, trích Câu chuyện của hạt dẻ gai, tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 12 (465), 2020)
Câu 1. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Mẹ Dẻ Gai
B. Một cây dẻ trong rừng già
C. Một nhân vật trong câu chuyện
D. Nhân vật “tôi” - đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai
2. Từ “chúng tôi” trong câu chuyện được dùng để chỉ những nhân vật nào?
A. Mẹ, hạt dẻ gai và các anh chị em
B. Nhân vật “tôi” và các anh chị em
C. Nhân vật “tôi” và các bạn trong rừng già
D. Những hạt dẻ gai trong rừng già
3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ."?
A. Ẩn dụ
B. Điệp ngữ
C. Hoán dụ
D. So sánh
4. Vì sao khi mùa đông đến, “tôi” cứ mãi thu mình trong tấm áo gai xù ấm áp?
A. Vì “tôi” nhỏ nhất nhà và chưa đủ lớn.
B. Vì “tôi” rất thích tấm áo gai xù ấm áp.
C. Vì “tôi” sợ gió lạnh, sợ mùa đông đến.
D. Vì “tôi” sợ xa mẹ, sợ tự lập và những gì lạ lẫm.
Câu 2. Trả lời các câu hỏi sau:
1. Nhân vật“tôi” thể hiện được những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện đồng thoại?
2. Hãy tìm ba từ mà em cho là phù hợp để nêu bật đặc điểm của nhân vật “tôi”.
3. Nêu bài học cuộc sống mà em có thể rút ra từ câu chuyện của hạt dẻ gai trong đoạn trích.
Phần II: VIẾT (3 điểm)
Câu 1. Em hãy tưởng tượng những điều hạt dẻ gai gặp trong giấc mơ và sau giấc ngủ đông ấm áp. Hãy giúp nhân vật ấy kể tiếp câu chuyện của mình trong rừng già theo cách của em.
Câu 2. Những trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích có thể gợi liên tưởng đến điều gì trong cuộc sống của em? Viết đoạn văn chia sẻ điều đó.
Phần III. NÓI VÀ NGHE (3 điểm)
Câu 1. Trong vai hạt dẻ gai, em hãy tưởng tượng và kể lại những điều nhân vật gặp trong giấc mơ và sau giấc ngủ đông ấm áp.
Câu 2. Câu chuyện của hạt dẻ gai có thể gợi liên tưởng đến những trải nghiệm của em. Hãy chia sẻ những trải nghiệm đó với mọi người.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
“Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”
(Trích Thạch Sanh – SGK Cánh Diều – Ngữ văn/Tập 2)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
b. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở chàng Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Giải thích nghĩa của từ: “bụng” trong các ví dụ sau. Chỉ rõ nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
- Ăn cho ấm bụng
- Bạn ấy rất tốt bụng
- Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc.
b. Cho biết các từ bụng chuyển nghĩa đó, được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Câu 3: (5,0 điểm)
Hãy thuật lại một trận thi đấu bóng đá mà em có dịp được xem.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
I. Đọc hiểu: (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn. Khi hai anh em lập gia đình, người anh muốn ra ở riêng. Hắn ta nhận hết tất cả nhà cửa ruộng vườn, chỉ để lại cho người em một mảnh đất nhỏ với một cây khế. Người em không một lời ca thán, hai vợ chồng dựng lều trên mảnh đất ấy và hết lòng chăm sóc cho cây khế. Trời không phụ lòng người, năm đó cây khế trong vườn rất sai trái, quả nào quả nấy cũng mọng nước và vàng ruộm. Người em phấn khởi chờ đến ngày đem khế đi bán để lấy tiền đong gạo. Nhưng một hôm, có một con chim lạ rất to từ đâu bay tới ăn khế. Thấy chim ăn trái, người em liền cầm lấy một cây gậy để đuổi chim bay đi. Người em nói: - Chim ơi, vợ chồng ta chỉ có mỗi cây khế này là tài sản đáng giá. Nay chim đến ăn hết khế của ta rồi, chúng ta lấy gì mà sống. Bỗng nhiên, con chim cất tiếng nói: - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Hai vợ chồng người em nghe chim nói tiếng người, cảm thấy vô cùng kỳ lạ, nhưng anh cũng bảo vợ lấy một chiếc áo cũ may chiếc túi ba gang như chim nói. Hôm sau chim lại tới ăn khế, ăn xong chim bảo người em cưỡi lên lưng. Chim bay đi rất xa, bay qua một ngọn núi cao, qua một vùng biển rộng. Cuối cùng chim đáp lại một hòn đảo hoang chứa đầy vàng bạc và châu báu. Người em lấy đủ số vàng bạc vào chiếc túi ba gang rồi lại cưỡi trên lưng chim trở về nhà. Từ ngày đó, người em trở nên giàu có, vì tiền bạc nhiều mà ăn cũng chẳng hết, người em lấy một số ra để giúp đỡ những người nghèo trong vùng. Ai ai cũng yêu quý người em vì tính tình tốt bụng lại biết giúp đỡ người. (…)
(Trích Ăn khế trả vàng)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Văn bản thuộc thể loại văn học dân gian nào? Hãy kể tên 01 truyện khác cùng thể loại. (1,0 điểm)
Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích. (1,0 điểm)
Câu 4. Nhân vật người em gợi cho anh/chị liên tưởng tới nhân vật nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một vài sự việc, con người mà anh/chị biết để chứng minh cho luận điểm: “chuyện cổ tích vẫn xảy ra ở đời thường”. (1,0 điểm)
Câu 5. Tìm những chi tiết thần kì có trong đoạn trích. (1,0 điểm)
II. Tập làm văn (5,0 điểm)
Thuật lại một trận đấu thể thao mà em có dịp được chứng kiến
Xem thêm đề thi các môn học lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)