Top 90 Đề thi Ngữ Văn 6 Cuối Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Bộ Đề thi Cuối Học kì 1 Ngữ Văn 6 năm 2024 của cả ba bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn 6 Cuối kì 1.
Top 90 Đề thi Ngữ Văn 6 Cuối Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Xem thử Đề thi HK1 Văn 6 KNTT Xem thử Đề thi HK1 Văn 6 CTST Xem thử Đề thi HK1 Văn 6 CD
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Văn 6 Học kì 1 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Bộ đề thi Ngữ Văn lớp 6 - Kết nối tri thức
Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án (10 đề)
Đề thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 tải nhiều nhất (15 đề)
Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận (20 đề)
Bộ đề thi Ngữ Văn lớp 6 - Cánh diều
Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2024 có đáp án (10 đề)
Đề thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 1 Cánh diều năm 2024 tải nhiều nhất (15 đề)
Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2024 có ma trận (20 đề)
Bộ đề thi Ngữ Văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án (10 đề)
Đề thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024 tải nhiều nhất (15 đề)
Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 có ma trận (20 đề)
Xem thử Đề thi HK1 Văn 6 KNTT Xem thử Đề thi HK1 Văn 6 CTST Xem thử Đề thi HK1 Văn 6 CD
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:
“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”
(Trích Hang Én, Hà My, Ngữ văn 6, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021)
Câu 1. Đoạn văn trên giúp em khám phá được hình ảnh nào?
A. Sự chăm sóc của con người dành cho gia đình én.
B. Cuộc du ngoạn của khách tới thăm hang Én.
C. Cuộc sống của chim én trong hang.
D. Sự sống của con người và én trong hang.
Câu 2. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách” nhằm nhấn mạnh điều gì?
A. Loài én cũng có cuộc đời như những con vật khác.
B. Loài én cũng có đời sống như con người.
C. Hãy trân trọng cuộc đời của loài chim én.
D. Loài én cũng cần sự tự do trong cuộc đời của mình.
Câu 3. Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn: “Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra rang chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,…” có tác dụng gì?
A. Giúp người đọc hình dung được cảnh sinh sống của loài én.
B. Tái hiện sinh động cuộc sống tấp nập của gia đình loài én.
C. Thể hiện khả năng dùng từ ngữ linh hoạt của tác giả.
D. Cả 3 phương án A, B và C.
Câu 4. Việc đến khám phá những nơi xa sẽ mở rộng tầm hiểu biết cho chúng ta. Theo em, hành trình đó còn đánh thức những điều gì ở con người?
A. Sự hiểu biết về loài én
B. Giúp tinh thần sảng khoái
C. Tinh thần trách nhiệm với công việc hằng ngày
D. Tình yêu thiên nhiên, đất nước và sự trân trọng những giá trị của cuộc sống
PHẦN II. VĂN HỌC VÀ CUỘC SỐNG (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Hãy nêu hiểu biết của em về thể loại du kí? Nêu tên một tác phẩm khác Hang Én) có cùng thể loại đó.
Câu 2 (2,0 điểm). Việc trải nghiệm và ghi chép lại những kiến thức sẽ trở thành tư liệu quý giá của riêng mỗi người. Trong văn bản Hang Én, tác giả đã chia sẻ những cảm nhận của mình về cuộc sống hoang dã của loài én. Theo em, điều đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3 (5,0 điểm). Trong văn bản Hang Én, tác giả đã viết về những trải nghiệm của mình, miêu tả khung cảnh thiên nhiên, sinh hoạt và những con người mình đã gặp gỡ. Cuộc sống thật phong phú biết bao. Em hãy quan sát và miêu tả lại một khung cảnh ấn tượng mà em từng trải nghiệm qua những chuyến đi của mình.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NHỮNG ĐIỀU BỐ YÊU
Ngày con khóc tiếng chào đời
Bố thành vụng dại trước lời hát ru
Cứ “À ơi, gió mùa thu”
"Con ong làm mật”, “Mù u! bướm vàng”...
Sau yêu cái chỗ con nằm
Thơm mùi sữa với chiếu thâm mấy quầng
Yêu sao ngang dọc, dọc ngang
Những hàng tã chéo mẹ giăng đầy nhà.
Thêm yêu dìu địu nước hoa
Khi con muỗi đốt, bà xoa nhẹ nhàng
Và yêu một góc mặt bàn
Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi.
Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi”
Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi
Bao ngày, bao tháng dần trôi
Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con.
Để khi con vắng một hôm
Bố ngơ ngần nhớ, quên cơm bữa chiều.
Con ơi có biết bao điều
Sinh cùng con để bố yêu một đời.
(NGUYỄN CHÍ THUẬT,
Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 35, 1999)
Ghi lại chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 9):
Câu 1. Bài thơ “Những điều bố yêu” được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ tự do
B. Thể thơ lục bát
C. Thể thơ năm chữ
D. Thể thơ bốn chữ
Câu 2. Bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai?
A. Người bố
B. Người con
C. Người mẹ
D. Người bà
Câu 3. Cách ngắt nhịp nào thể hiện đúng nghĩa của khổ thơ?
A. Ngày con khóc tiếng chào đời /
Bố thành vụng dại / trước lời hát ru
Cứ "À ơi, / gió mùa thu”
“Con ong làm mật”, / “Mù u bướm vàng”...
B. Ngày con / khóc tiếng / chào đời
Bố thành / vụng đại / trước lời / hát ru
Cứ “À /ơi, gió / mùa thu”
“Con ong /làm mật”, / “Mù u /bướm vàng”...
C. Ngày con / khóc tiếng chào đời
Bố thành / vụng dại trước lời hát ru
Cứ "À /ơi, gió mùa thu”
“Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”...
D. Ngày con khóc tiếng / chào đời
Bố thành vụng dại trước lời / hát ru
Cứ “À ơi, gió mùa thu” /
“Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”...
Câu 4. Điệp từ nào được sử dụng trong bài thơ để thể hiện trực tiếp tình cảm mà tác giả muốn bộc lộ?
A. Con
B. Bao
C. Bố
D. Yêu
Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong dòng thơ “Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con”?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Ấn dụ
D. Liệt kê
Câu 6. Hai dòng thơ nào nói được tất cả những điều mà người bố yêu?
A. Ngày con khóc tiếng chào đời
Bố thành vụng dại trước lời hát ru.
B. Và yêu một góc mặt bàn
Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi.
C. Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi”
Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi.
D. Con ơi có biết bao điều
Sinh cùng con để bố yêu một đời.
Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những tiếng nào được gieo vần với nhau?
A. Đời - lời; ru - thu - u
B. Đời - ru; thu - u - vàng
C. Chào - hát; ru - thu - u
D. Đời - lời; hát - thu - u
Câu 8. Bài thơ “Những điều bố yêu” có điểm gì khác với bài thơ “À ơi tay mẹ” (Bình Nguyên) và “Về thăm mẹ” (Đinh Nam Khương)?
A. Viết về tình cảm gia đình
B. Viết theo thể thơ lục bát
C. Diễn tả tâm trạng của người cha
D. Thể hiện tình cảm sâu nặng
Phần 2: Tạo lập văn bản (4 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: “Những điều bố yêu”.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm)
Câu 1. Những đặc điểm nào dưới đây thuộc thể loại truyện đồng thoại?
a. Là thể loại văn học dành cho thiểu nhi.
b. Nhân vật là loài vật.
c. Nhân vật là dũng sĩ.
d. Nhân vật thường gắn với lịch sử và là người có công lớn đối với cộng đồng.
đ. Nội dung phản ánh các đặc điểm sinh hoạt của loài vật, qua đó, tác giả gửi gắm một thông điệp có ý nghĩa.
Câu 2. Truyện Cô Gió mất tên (SGK Ngữ văn 6, tập mội) được kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào đâu mà em xác định được?
Câu 3. Tìm và chỉ ra tác dụng của những phép so sánh có trong các đoạn văn sau:
a. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
(Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên)
b. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn.
(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)
Phần II: VIẾT (7 điểm)
Câu 1. Sau khi đọc VB Giọt sương đêm (SGK Ngữ văn 6, tập một), em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ kể tiếp câu chuyện của Bọ Dừa khi về quê.
Câu 2. Sau kì nghỉ hè, chắc hẳn em đã có thêm nhiều trải nghiệm mới. Hãy viết một bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua để chia sẻ với các bạn cùng lớp.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Văn 6 cuối Học kì 1 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thử Đề thi HK1 Văn 6 KNTT Xem thử Đề thi HK1 Văn 6 CTST Xem thử Đề thi HK1 Văn 6 CD
Xem thêm đề thi Ngữ Văn 6 có đáp án, chọn lọc hay khác:
Tuyển tập Đề thi Ngữ Văn 6 có đáp án | Đề thi 15 phút, 1 tiết Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 6 học kì 1 và học kì 2 có đáp án và thang điểm được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình Ngữ văn lớp 6 và cấu trúc ra đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)