Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Cánh diều năm 2024 (3 đề)

Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Cánh diều năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 1 môn Văn 6. Bên cạnh đó là 3 đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 1 Văn 6.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Cánh diều năm 2024 (3 đề)

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề cương Giữa kì 1 Văn 6 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Nội dung kiến thức Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Cánh diều

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

a. Truyện truyền thuyết, truyện cổ tích

Nội dung

Truyện truyền thuyết

Truyện cổ tích

1. Khái niệm

- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.

- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,… nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,…

2. Ví dụ

Thánh Gióng, Con rồng cháu tiên, Sự tích Hồ Gươm,...

Sự tích cây khế, Thạch Sanh, Tấm Cám,...

Quảng cáo

b. Thơ lục bát

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng 6 tiếng (dòng lục) và dòng 8 tiếng (dòng bát). Thơ lục bát gieo vần chân và vần lưng. Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo.

2. Ví dụ

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

(Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi)

3. Hình thức

- Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (mỗi nhịp hai tiếng). Lục bát là thể thơ có sức sống mãnh liệt, mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.

Quảng cáo

c. Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại,

thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Hình thức

1

Thánh Gióng

?

Truyện truyền thuyết

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết.

Thạch Sanh

?

Truyện cổ tích

Truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…).

- Xây dựng hai nhân vật đối lập.

Sự tích Hồ Gươm

?

Truyện truyền thuyết

Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc.

Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa.

2

À ơi tay mẹ

Bình Nguyên

Thơ lục bát

Bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình.

- Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con.

- Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc.

Về thăm mẹ

Đinh Nam Khương

Thơ lục bát

Bài thơ thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiễn hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, sự tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con.

- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, biểu cảm.

- Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê.

Ca dao Việt Nam

 

Thơ dân gian lục bát

Ba bài ca dao trong văn bản thể hiện tình cảm gia đình: đó là tình cảm giữa cha mẹ với con, tình cảm cội nguồn và tình cảm anh em.

- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, biểu cảm.

- Sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh.

3

Trong lòng mẹ

Nguyên Hồng

Hồi kí

Đoạn văn kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình.

- Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh và chan chứa cảm xúc.

- Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực.

- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm.

- Khắc họa thành công hình tượng nhân vật bé Hồng thông qua lời nói, hành động, tâm trạng sinh động chân thật.

Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Văn Công Hùng

Du kí

Tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây.

Thể loại du kí ghi lại trải nghiệm về vùng đất mới.

Thời thơ ấu của Hon-đa

Hon-đa Sô-i-chi-rô

Hồi kí

Đoạn trích kể về tuổi thơ sớm nhận ra hứng thú của Hon-đa với máy móc, kĩ thuật. Đồng thời, tác phẩm cũng nêu lên ước mộng của tác giả, một trong những yếu tố liên quan đến sự nghiệp của ông sau này.

Tác phẩm viết theo thể hồi kí khiến câu chuyện trở nên chân thực; sự việc, số liệu, thời gian chính xác, ngôi kể phù hợp bộc lộ được những suy nghĩ tình cảm lồng ghép trong mỗi câu chuyện hồi tưởng lại.

Quảng cáo

2. Tiếng Việt:

- Từ đơn, từ phức.

- Các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.

STT

Nội dung tiếng Việt

Khái niệm cần nắm vững

Dạng bài tập

thực hành

1

Từ đơn, từ phức

- Từ đơn: là từ chỉ có một tiếng.

- Từ phức: là từ có hai hay nhiều tiếng.

+ Từ ghép: là từ phức có hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành.

Từ láy: là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành. Các tiếng tạo thành từ láy, chỉ có một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa.

Phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

2

Biện pháp tu từ

nhân hóa

- Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả sự vật, hiện tượng bằng các từ ngữ thường được sử dụng để gọi hoặc tả con người nhằm làm tăng sự gần gũi, sinh động cho sự vật, hiện tượng đó.

Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa và nêu tác dụng.

3

Biện pháp tu từ

so sánh

- So sánh là biện pháp sử dụng cách thức đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh và nêu tác dụng.

4

Biện pháp tu từ ẩn dụ

- Ẩn dụ (so sánh ngầm) là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ và nêu tác dụng.

3. Viết

- Viết bài văn kể lại một một truyện truyền thuyết hoặc một truyện cổ tích bằng lời văn của em.

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ lục bát.

a. Dàn ý viết bài văn kể lại một một truyện truyền thuyết hoặc một truyện cổ tích bằng lời văn của em.

Mở bài

Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích.

- Tên của câu chuyện là gì?

- Tại sao em lại kể câu chuyện này?

Thân bài

Dựa vào các sự kiện chính trong truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã đọc, kể lại bằng lời văn của chính mình theo trình tự của truyện

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

+ Nhân vật chính trong câu chuyện là ai?

+ Hoàn cảnh của nhân vật như thế nào?

- Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra theo trình tự thời gian

+ Chuyên gì đã xảy ra với nhân vật chính?

- Nhân vật đã nói những gì?

+ Chuyện gì diễn ra tiếp theo?

- Kể lại các yếu tố kì ảo. Chuyện có những yếu tố kì ảo gì?

+ Yếu tố kì ảo xuất hiện ở những sự việc nào?

- Mọi chuyện kết thúc như thế nào?

- Kể lại các chi tiết liên quan đến sự thật lịch sử trong truyện (đối với truyện truyền thuyết).

Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đó.

b. Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ lục bát.

Mở đoạn

Nêu được tên bài thơ, tác giả (nếu có) và cảm nghĩ chung của em về bài thơ.

Thân đoạn

- Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ.

- Nêu lên lí do khiến em yêu thích.

Kết đoạn

Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.

B. Một số câu hỏi trọng tâm

Câu hỏi định hướng nội dung lí thuyết cần ôn tập

- Câu hỏi về văn bản (thể loại, phương thức biểu đạt, đề tài, …)

- Câu hỏi về từ phân loại theo cấu tạo, từ loại, các biện pháp tu từ (nhận diện, tác dụng…)

Câu hỏi vận dụng, nâng cao, mở rộng:

- Học sinh biết vận dụng kiến thức để viết bài văn tự sự (kể)

- Viết đoạn văn liên hệ suy nghĩ, cảm nhận từ một vấn đề được nêu ra trong văn bản đã học.

................................

................................

................................

Một số dạng bài tập Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Cánh diều

II. MỘT SỐ BÀI TẬP CỤ THỂ:

Phần 1. Đọc – hiểu:

Bài tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

        Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.  Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

         Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

(Trích “Con Rồng, cháu Tiên”)

Câu 1: Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc thể loại nào?

A. Truyện đồng thoại.

B. Truyện cổ tích.

C. Truyện truyền thuyết.

D. Truyện cười.

Câu 2: Hai nhân vật chính được đề cập đến trong đoạn trích trên là ai?

A. Vua Hùng và Lạc Long Quân.

B. Âu Cơ và Lạc Long Quân.

C. Âu Cơ và một trăm người con.

D. Lạc Long Quân và một trăm người con.

Câu 3: Trong câu: “Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa.

B. So sánh.

C. Ẩn dụ.

D. Điệp ngữ.

Câu 4: Đâu là chi tiết kì ảo trong đoạn trích trên?

A. Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con.

B. Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần

C. Âu Cơ và Lạc Long Quân nên duyên vợ chồng

D. Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm người con

Câu 5: Tác giả dân gian đã sử dụng từ ngữ nào để miêu tả đặc điểm của một trăm người con?

A. Xinh xắn, đáng yêu.

B. Hồng hào, đẹp đẽ.

C. Trắng trẻo.

D. Lanh lợi, hoạt bát.

Câu 6: Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “bọc trăm trứng” là gì?

A. Ca ngợi công lao sinh nở kì diệu của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

B. Tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc.

C. Nhắc nhở mọi người, mọi dân tộc trên đất nước Việt Nam yêu thương nhau như người một nhà.

D. Sự kì diệu của bọc trăm trứng.

Câu 7: Từ “khôi ngô” được hiểu là?

A. Sáng sủa, thông minh.

B. Nhanh nhẹn.

C. Khỏe mạnh.

D. Chăm chỉ, chịu khó.

Câu 8: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là?

  A. Thuyết minh

B. Nghị luận.

  C. Miêu tả.

D. Tự sự.

Câu 9: Qua đoạn trích trên, chi tiết nào thể hiện sự sinh nở đầy kì lạ của nàng Âu Cơ? Từ đó, em hãy giải thích vì sao người dân Việt Nam thường gọi nhau là “đồng bào”?

Câu 10: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn trích trên.

Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:     

  “…Bên ngoài trời rất lạnh. Cô bé chỉ có mỗi một chiếc áo mỏng trên mình. Cô lẳng lặng bước đều trong gió rét. Vừa đi cô vừa lo cho mẹ. Cô đi mỏi chân mới đến gốc đa đầu rừng. Quả nhiên cô thấy trên bụi cây trước mặt có một bông hoa trắng rất đẹp. Cô ngắt bông hoa, tay nâng niu với tất cả tấm lòng tha thiết, cầu mong cho mẹ tai qua nạn khỏi. Bỗng cô nghe như văng vẳng bên tai tiếng cụ già tóc bạc ban nãy lại khuyên nhủ cô:

– Cháu hãy yên tâm, mỗi cánh hoa trên bông hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống thêm.

Cô bé cúi xuống nhìn hoa, cô đếm: “Một, hai, ba, bốn, …, rồi hai mươi. Trời ơi! Còn có hai mươi ngày nữa thôi ư?...”

Suy nghĩ một lát, cô rón rén chạy ra phía sau cây đa. Cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi. Bông hoa trở nên kì lạ. Mỗi sợi nhỏ biến thành từng cánh nhỏ dài và mượt, trắng bong như tấm lòng ngây thơ trong trắng của cô. Những cánh hoa mọc thêm ra nhiều không sao đếm được! Cô bé nâng niu trên tay bông hoa lạ đó. Trời ơi! Sung sướng quá! Cô vùng chạy về. Đến nhà, cụ già tóc bạc bước ra cửa tươi cười đón cô và nói:

– Mẹ cháu đã khỏi bệnh! Đây chính là phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy!

Từ đó hằng năm, về mua thu, thường nở những bông hoa có nhiều cánh nhỏ dài mượt, trông rất đẹp.

Đó chính là bông hoa cúc trắng”

 (Trích “Sự tích Hoa cúc trắng” - Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản)

Câu 1. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại truyện nào?

A. Truyền thuyết

B. Truyện ngụ ngôn

C.Truyện cổ tích

D. Truyện cười

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ nhất

D. Ngôi  thứ nhất và ngôi thứ ba.

Câu 4. Cô bé làm gì để chữa bệnh cho mẹ?

A. Đưa mẹ đi khám bác sĩ

B. Đi lấy nước uống, đồ ăn

C. Đi hái lá cây

D. Đi hái một bông hoa trắng thật đẹp mang về

Câu 5. Trong câu “Những cánh hoa mọc thêm ra nhiều không sao đếm được!” thành phần chủ ngữ là:

A. Cánh hoa

 B. Những cánh hoa

C. Những cánh hoa mọc

D. Những cánh hoa mọc thêm ra

Câu 6. Từ nào trong số những từ sau KHÔNG phải là từ láy?

A. Văng vẳng

B. Nâng niu

C. Vội vã.

D. Tươi cười

Câu 7. Trong câu “ Ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống trong một túp lều nơi xóm vắng.” có mấy cụm danh từ ?

A. Một cụm danh từ

B. Hai cụm danh từ

C. Ba cụm danh từ

D. Bốn cụm danh từ

Câu 8. Yếu tố nào KHÔNG cần có trong truyện cổ tích?

A. Nhân vật chính diện và phản diện. 

B. Chi tiết hoang đường, kì ảo.

C. Liên quan đến lịch sử.

D. Thể hiện ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 9. Đoạn trích trên đã thể hiện được những phẩm chất nào của em bé?

Câu 10. Trong cuộc sống hằng ngày, em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương với mẹ. Trình bày trong khoảng 4 - 6  dòng.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương Văn 6 Cánh diều hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên