Tài liệu Ngữ văn lớp 6 phần Tiếng Việt - Tập làm văn hay nhất



Tài liệu Ngữ văn lớp 6 phần Tiếng Việt - Tập làm văn hay nhất

"Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Tài liệu Ngữ văn lớp 6 phần Tiếng Việt và Tập làm văn sẽ tóm tắt Lý thuyết và vận dụng có hướng dẫn chi tiết giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn 6.

Tài liệu Tiếng Việt - Tập làm văn 6 Học kì 1

Tài liệu Tiếng Việt - Tập làm văn 6 Học kì 2

Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt lớp 6

A. Nội dung bài học

-TIẾNG là đơn vị cấu tạo nên từ.

   + Về mặt hình thức, Tiếng là một phần phát âm, về mặt chữ viết các tiếng được viết tách rời nhau.

   + Về mặt ý nghĩa, phần lớn các tiếng trong tiếng Việt đều có nghĩa. Tiếng là đơn vị cấu tạo từ, từ cấu tạo thành câu.

-TỪ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu. Về mặt cấu tạo, dựa vào số lượng tiếng trong từ, người ta chia từ thành từ đơn và từ phức.

+TỪ ĐƠN : Từ do một tiếng tạo thành .VD: cây, đứng, đẹp, vui…

+TỪ PHỨC: Từ do 2 hoặc nhiều tiếng tạo thành . Từ phức được chia thành từ ghép và từ láy. VD : trồng trọt, sách vở, xinh xắn, hợp tác xã, chủ nghĩa xã hội…

      • TỪ LÁY :Là từ phức mà giữa các tiếng có quan hệ láy âm. VD : Khanh khách, Xinh xinh, long lanh, lom khom…

      • TỪ GHÉP :Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: bàn ghế, hoa hồng...

Ta có sơ đồ tư duy sau:

Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt lớp 6 (có đáp án)

B. tự luyện

II.Phần tự luận

Bài 1: Cho ba từ sau: đỏ, đo đỏ, đỏ hỏn

a.Nêu đặc điểm cấu tạo của từng từ trên?

b.Phân biệt từ đơn, từ ghép và từ láy?

Gợi ý

- Đỏ gồm một tiếng – từ đơn.

- Đo đỏ gồm hai tiếng được tạo ra nhờ phép láy âm – từ láy.

- Đỏ hỏn gồm hai tiếng được tạo ra không nhờ phép láy âm –từ ghép.

Bài 2:

Hãy sắp xếp các từ sau thành hai nhóm từ đơn đa âm tiết và từ phức: xe máy, ô tô, tắc – xi, xe buýt, xây dựng, bi – a, dưa hấu, bô – linh, trăng trắng, cà phê, tím ngắt.

Gợi ý

đơn đa âm tiết

từ phức

tắc – xi, ô tô, , bi – a, cà phê Trăng trắng, tím ngắt, xe máy, xe buýt, xây dựng, dưa hấu

Bài 3: Hãy xác định từ đơn, từ ghép, từ phức, từ láy trong câu văn sau:

Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.

       (Bánh chưng, bánh giầy)

Gợi ý:

Kiểu cấu tạo từ Ví dụ
Từ đơn Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tực, ngày, Tết, làm
Từ phức Từ ghép Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
Từ láy Trồng trọt

Bài 4:

Cho các từ sau:ba ba, linh tinh, núi, thủy tinh, biển, xanh rì, ốc bươu, liêu xiêu, xây dựng, chuột, lò sưởi, lách cách, mấp mô, nhỏ nhoi, êm dịu, thần, khỏe mạnh, hòa hợp, khanh khách, rau muống, tàu hỏa.

Hãy sắp xếp các từ trên vào 3 nhóm: từ đơn, từ láy, từ ghép?

Gợi ý:

Học sinh dựa vào cách phân loại từ để làm.

- Từ đơn: núi, biển, chuột, thần.

- Từ ghép: hoa hồng, rau muống, thủy tinh, ốc bươu, xây dựng, lò sưởi, êm dịu, khỏe mạnh, tàu hỏa, ba ba (ba ba là từ đơn đa âm, không phải từ láy),....

- Từ láy: linh tinh, nhỏ nhoi, liêu xiêu, lách cách, khanh khách, mấp mô…

Bài 5: Tìm các từ ghép trong đoạn văn sau:

“Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ”.

            (Trích Bánh chưng, bánh giầy)

Gợi ý:

Các từ ghép (in đậm): “Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ”.

Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

A. Nội dung bài học

- Khái niệm giao tiếp: giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.

- Khái niệm văn bản: là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

- Có 6 kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng. Mỗi kiểu văn bản có mục đích riêng:

TT

Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt

Mục đích giao tiếp

Ví dụ

1

Tự sự

Trình bày diễn biến sự việc Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giầy…
2

Miêu tả

Tái hiện trạng thái sự vật, con người Tả người, tả cảnh, tả con vật…
3

Biểu cảm

Bày tỏ tình cảm, cảm xúc Thơ trữ tình, ca dao trữ tình…
4

Nghị luận

Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận Tục ngữ, ca dao…
5

Thuyết minh

Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp Thuyết minh về đồ dùng học tập, thuyết minh về nón lá…
6

Hành chính công vụ

Trình bày ý muốn quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người Đơn từ, báo cáo, thông báo

B. tự luyện

Bài 1: Đoạn văn sau đây thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?

            Chiếc bình nứt

Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ: “Tôi thực sự xấu hổ về mình.Tôi muốn xin lỗi ông”. “Ngươi xấu hổ về chuyện gì?” – Người chủ hỏi. “Chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức ông bỏ ra” – chiếc bình nứt nói, “Không đâu” – ông chủ trả lời – khi đi về ngươi có chú ý đến luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên này đường phía của nhà ngươi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi nên đã gieo hạt giống hoa bên phía ấy. Trong những năm qua ta đã vun tưới cho chúng và hái về trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nhà ta có ấm cúng và duyên dáng được thế này không?

Cuộc sống của chúng ta đều có thể như cái bình nứt…

                (Theo Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ, 2003).

Gợi ý:

- Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản tự sự (vì kể về người, lời nói, hành động, sự việc theo một diễn biến nhất định như sau:

   + Một người có hai chiếc bình nứt. Chiếc bình lành tự hào về mình. Chiếc bình nứt tự ti, dằn vặt về mình.

   + Chiếc bình nứt xin lỗi ông chủ vì không hoàn thành nhiệm vụ.

   + Ông chủ động viên, an ủi chiếc bình nứt vì làm được việc có ích (tưới nước những hoa bên đường).

Bài 2: Hai câu sau đây sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào,

Tình Mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.

       (Lòng mẹ - Y Vân)

Gợi ý:

       Hai câu sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm. (Thể hiện tình cảm mẫu tử thiêng liêng, cao cả).

Bài 3: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

      Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blog của một người bạn. Bạn ấy viết rằng: “Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem tivi cùng với gia đình. Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê,nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự...thế giới cùng anh em chiến hữu...“. Bất chợt giật mình,hạnh phúc đơn giản vậy sao? Ừ nhỉ! Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ,thèm tiếng cười của bố,thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...

(Dẫn theo Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2: Từ đoạn trích trên, em hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa?

Gợi ý:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2: Thông điệp của đoạn trích: Chúng ta cần biết trân trọng những hạnh phúc bình dị, giản đơn nhưng thiết thực trong cuộc sống.

Bài 4: Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy thuộc kiểu văn bản nào?Vì sao?

Gợi ý:

- Văn bản nghệ thuật thường không chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt. Các tác phẩm nghệ thuật đa số có sự kết hợp bởi nhiều phương thức biểu đạt khác nhau để làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Cho nên, khi xếp một văn bản nghệ thuật vào một kiểu văn bản nào đó là xét về phương thức biểu đạt chính của văn bản.

- Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy thuộc kiểu văn bản tự sự, bởi vì truyện trình bày diễn biến sự việc theo thời gian:

- Hùng Vương muốn chọn người nối ngôi, đề ra cuộc thi cỗ cúng Tiên vương.

- Các lang đua nhau làm cỗ.

- Lang Liêu được thần báo mộng dạy lấy gạo làm bánh cúng.

- Lang Liêu làm bánh.

- Ngày lễ Tiên vương, vua cha chọn Lang Liêu nối ngôi.

.............................

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 6 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 6 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên