Soạn văn 7 VNEN Bài 16: Ôn tập

Soạn văn 7 VNEN Bài 16: Ôn tập

A. Hoạt động khởi động

(Trang 104 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).1. Chia nhóm chơi trò chơi; Đọc tên tác phẩm- nói đúng tên tác giả.

Cách chơi: Viết tên mỗi tác phẩm ra một tấm bìa nhỏ, từng người rút một tấm bìa bất kì; đọc tên tác phẩm ghi trên tấm bìa rồi nói tên tác giả của tác phẩm đó.

• Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

• Phò giá về kinh

• Cảnh khuya

• Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

• Tiếng gà trưa

• Bạn đến chơi nhà

Trả lời

• Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Lí Bạch.

• Phò giá về kinh: Trần Quang Khải.

• Cảnh khuya: Hồ Chí Minh.

• Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Hạ Tri Chương.

• Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh.

• Bạn đến chơi nhà: Nguyễn Khuyến.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

(Trang 104 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B cho thích hợp

Soạn văn 7 VNEN Bài 16: Ôn tập | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

Trả lời

1-d

2-g

3-e

4-h

5-b

6-c

(Trang 105 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).2. Ý kiến nào dưới đây em cho là chính xác hoặc ko chính xác?

Soạn văn 7 VNEN Bài 16: Ôn tập | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

Trả lời

Ý kiến không chính xác là a, e, i, k.

Giải thích:

• Đã là thơ thì không chỉ có phương thức biểu cảm mà còn có các phương thức khác như tự sự, miêu tả.

• Thơ trữ tình không chỉ dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc mà còn sử dụng lối nói gián tiếp để thể hiện tình cả (ví dụ: bài Qua đèo Ngang, Rằm tháng giêng, Cảnh khuya,…).

• Thơ trữ tình phải có cốt truyện hay hệ thống nhân vật đa dạng là nhận xét chưa chính xác, đó là yêu cầu đối với văn xuôi.

• Trong thơ trữ tình không yêu cầu bắt buộc phải có lập luận chặt chẽ mà cần sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.

(Trang 105 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).3. Đọc và nêu nội dung chính của mỗi đoạn dưới đây:

a. Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Thơ là thể loại văn học phù hợp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc, tuy nhiên cũng có thơ tự sự, truyện thơ. Văn xuôi phù hợp với kể chuyện, tuy nhiên cũng có những loại văn xuôi trữ tình hoặc mang nặng tính chất trữ tình như tùy bút.

b. Ca dao trữ tình là văn bản biểu hiện những tình cảm, nguyện vọng tha thiết và chính đáng............... tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu,....

c. Tình cảm, cảm xúc có khi được biểu hiện một cách trực tiếp song thường biểu hiện một cách gián tiếp....................đầy đủ ý vị của bài thơ.

Trả lời

Nội dung chính mỗi đoạn:

a. Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.

b. Ca dao trữ tình là văn bản biểu hiện những tình cảm, nguyện vọng tha thiết và chính đáng của nhân dân.

c. Tình cảm, cảm xúc có khi được biểu hiện một cách trực tiếp song thường biểu hiện một cách gián tiếp

C. Hoạt động luyện tập

(Trang 106 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).1. Nêu nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ dưới đây:

- Suốt ngày ôm nỗi ưu tư

Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên

- Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

Trả lời

Nội dung trữ tình: nỗi niềm đau đáu của một tấm lòng lo nghĩ cho nước, cho dân.

• Hình thức tự sự:

+ Suốt ngày ôm nỗi ưu tư.

+ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

• Hình thức miêu tả: Quàng chăn ngủ chẳng yên.

• Hình thức so sánh: Tấm lòng ưu ái như nước cuộn ngày đêm => Nỗi lo âu mãnh liệt, trào dâng.

(Trang 106 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).2. Đọc lại hai bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Rằm tháng giêng; nhận xét về cản vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện mỗi bài.

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Rằm tháng giêng

Cảnh vật được miêu tả

Tình cảm được thể hiện

Trả lời

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Rằm tháng giêng

Cảnh vật được miêu tả

Tả cảnh trăng và thi sĩ

Là trăng xuân, cảnh trăng trên sông, con thuyền nhỏ, không gian bát ngát tràn sức xuân.

Tình cảm được thể hiện

Nỗi nhớ quê của người sống xa quê nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.

Cảnh trăng ngàn gió núi, cảnh lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên,lòng yêu đất nước sâu đậm và phong cách ung dung, lạc quan của nhân vật trữ tình.

(Trang 106 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).3. Em hãy đọc các ý kiến dưới đây và đánh dấu x vào ô phù hợp ( chính xác/ không chính xác):

Ý kiến Chính xác Không chính xác

a. Tùy bút có nhân vật và cốt truyện

b. Tùy bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật

c. Tùy bút sử dụng nhiều phương thức biểu đạt (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.

d. Tùy bút thuộc loại tự sự

e. Tùy bút có những yếu tố gần tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình

Trả lời

Ý kiến Chính xác Không chính xác

a. Tùy bút có nhân vật và cốt truyện

x

b. Tùy bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật

x

c. Tùy bút sử dụng nhiều phương thức biểu đạt (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.

x

d. Tùy bút thuộc loại tự sự

x

e. Tùy bút có những yếu tố gần tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình

x

(Trang 107 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).4. Đọc các sơ đồ dưới đây và tìm ví dụ thích hợp để điền vào ô trống:

Soạn văn 7 VNEN Bài 16: Ôn tập | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

Soạn văn 7 VNEN Bài 16: Ôn tập | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

Trả lời

Sơ đồ: TỪ PHỨC

VD:

• Từ ghép chính phụ: bút bi, bút mực, xe đạp, xe máy, xe ôtô, con hươu, con nai, cây na, cây bưởi, cây xoài,...

• Từ ghép đẳng lập: bàn ghế, sách vở, quần áo,…

• Từ láy toàn bộ: nho nhỏ, đo đỏ, tim tím,...

• Từ láy phụ âm đầu: lung linh, bàn bạc, dễ dàng...

• Từ láy vần: lan man, dửng dưng, bộp chộp,...

Sơ đồ: ĐẠI TỪ

VD:

• Đại từ trỏ người, vật: tôi, họ, chúng nó, chúng tôi, nó, mày...

• Đại từ trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu,...

• Đại từ trỏ hoạt động, tính chất: vậy, thế...

• Đại từ hỏi về người, sự vật: ai, gì...

• Đại từ hỏi số lượng: bao nhiêu, mấy...

• Đại từ hỏi về hoạt động tính chất: sao, ra sao, thế nào, như nào,s...

(Trang 108 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1)5. Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng.

Danh từ Động từ Tính từ Quan hệ từ

Ý nghĩa và chức năng

Ví dụ

Trả lời

Danh từ Động từ Tính từ Quan hệ từ

Ý nghĩa và chức năng

Dùng để chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm, .....

Làm chủ ngữ, vị ngữ cho câu , làm tân ngữ cho ngoại động từ

Dùng để biểu thị trạng thái, hành động, ...

Thường được làm vị ngữ trong câu

Dùng để chỉ đặc điểm, tính chất.

Có thể dùng chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu

Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như so sánh, sở hữu, nhân quả,...

Ở giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

Ví dụ

bàn, ghế, bảng, cặp, cây, trường, lớp,...

chạy, đạp, đi nhảy, chơi, xem phim,...

đẹp, xấu, giỏi, to, nhỏ, gần, xa...

càng ... càng, nhưng, nếu ... thì, ...

(Trang 108 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1)6. Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học

Yếu tố Giải nghĩa

(1) bạch (bạch cầu):

(2) bán (bức tượng bán thân)

(3) cô (cô độc):

(4) cư (cư trú):

(5) cửu (cửu chương):

(6) dạ (dạ hương, dạ hội):

(7) đại (đại lộ, đại thắng):

(8) điền (điền chủ, công điền):

(9) hà (sơn hà):

(10) hậu (hậu vệ):

(11) hồi (hồi hương, thu hồi):

(12) hữu (hữu ích):

(13) lực (nhân lực):

(14) mộc (thảo mộc, mộc nhĩ):

(15) nguyệt (nguyệt thực):

(16) nhật (nhật kí):

(17) quốc (quốc ca):

(18) tam (tam giác):

(19) tâm (yên tâm):

(20) thảo (thảo nguyên):

(21) thiên (thiên niên kỉ):

(22 )thiết (thiết giáp):

(23) thiếu (thiếu niên, thiếu thời):

(24) thôn (thôn xã, thôn nữ):

(25) thư (thư viện):

(26) tiền (tiền đạo):

(27) tiểu (tiểu đội ):

(28) tiếu (tiếu lâm):

(29) vấn (vấn đáp):

Trả lời

Yếu tố Giải nghĩa

(1) bạch (bạch cầu):

trắng

(2) bán (bức tượng bán thân)

một nửa

(3) cô (cô độc):

một mình

(4) cư (cư trú):

(5) cửu (cửu chương):

chín( chỉ số thứ tự)

(6) dạ (dạ hương, dạ hội):

đêm

(7) đại (đại lộ, đại thắng):

lớn, to

(8) điền (điền chủ, công điền):

ruộng

(9) hà (sơn hà):

sông

(10) hậu (hậu vệ):

sau

(11) hồi (hồi hương, thu hồi):

quay lại

(12) hữu (hữu ích):

(13) lực (nhân lực):

sức mạnh

(14) mộc (thảo mộc, mộc nhĩ):

cây.

(15) nguyệt (nguyệt thực):

trăng.

(16) nhật (nhật kí):

ngày.

(17) quốc (quốc ca):

nước

(18) tam (tam giác):

số ba

(19) tâm (yên tâm):

lòng

(20) thảo (thảo nguyên):

cỏ

(21) thiên (thiên niên kỉ):

nghìn

(22 )thiết (thiết giáp):

sắt

(23) thiếu (thiếu niên, thiếu thời):

nhỏ tuổi

(24) thôn (thôn xã, thôn nữ):

xóm làng

(25) thư (thư viện):

sách

(26) tiền (tiền đạo):

trước

(27) tiểu (tiểu đội ):

ít

(28) tiếu (tiếu lâm):

cười

(29) vấn (vấn đáp):

hỏi

D. Hoạt động vận dụng

(Trang 110 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).2. Tìm những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ trình (trước đây) là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và ................................

b. Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là..................

c. Một số thủ pháp thường gặp trong ca dao trữ tình là: .......................

Trả lời

a. Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ trình (trước đây) là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và tính truyền miệng.

b. Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát.

c. Một số thủ pháp thường gặp trong ca dao trữ tình là: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

(Trang 110 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).1.Sưu tầm một đoạn thơ/đoạn văn viết về mùa xuân. Ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ, đoạn văn đó.

Trả lời

Thơ :

        Mùa xuân con én đưa thoi

        Thiền quang chín chục đã ngoài sáu mươi

        Cỏ non xanh tận chân trời

        Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

                        ( Truyện Kiều - Nguyễn Du )

Cảm nhận:

Mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm mới và cũng là mùa đầy sức sống nhất trong năm. Ngày xuân thấm thoát trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn rộn ràng bay liệng như thoi đua giữa bầu trời trong sáng. Mùa xuân không chỉ đơn giản có có cỏ xanh, hoa trắng mà đủ cảnh, đủ màu, làm hiện lên cả một không gian mùa xuân khoáng đạt, trong trẻo và đầy sức sống. Tháng ba mùa xuân thật đẹp: bầu trời trong sáng, mặt đất xanh tươi, không gian yên ả, thanh bình. Từ cảnh sắc ấy, tâm hồn con người trở nên tươi vui, phấn chấn qua cái nhìn tha thiết với thiên nhiên và cuộc đời.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 chương trình VNEN hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 7 VNEN ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 chương trình VNEN mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên