Soạn văn 7 VNEN Bài 27: Ca huế trên sông hương
Soạn văn 7 VNEN Bài 27: Ca huế trên sông hương
A. Hoạt động khởi động
(Trang 72 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Quan sát các hình ảnh về ca Huế trên sông Hương dưới đây và nêu những cảm nhận của em về hoạt động văn hóa này.
Trả lời:
Ca Huế là sự kết hợp hài hòa giữa dòng ca nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc “trang trọng uy nghi”. Ca Huế rất phong phú thể hiện theo 2 dòng lớn: điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”,... Ca Huế có muôn màu muôn vẻ giọng điệu: hò đưa linh (tống tiễn linh hồn) thì “buồn bã”; chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi,... thì “náo nức nồng hậu tình người”. Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện... “thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam,... Ca Huế rất phong phú, đa dạng, biến hóa về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng các bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Còn gì thú vị hơn khi đến Huế, được nghe ca Huế với âm sắc ngọt ngào trên dòng sông Hương thơ mộng và trữ tình.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản sau: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG.
2. Tìm hiểu văn bản
(Trang 76 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a) Văn bản trên được viết theo thể loại gì ? kể tên một vài văn bản viết theo thể loại này mà em biết.
(Trang 76 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b) Điền vào bảng dưới đây tên các làn điệu ca Huế, nhạc cụ và ngón đàn được nhắc tới trong văn bản:
(Trang 76 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c) Nối tên từng làn điệu ca Huế ở cột trái với các đặc điểm nổi bật của nó ở cột phải cho phù hợp.
(Trang 76 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). d) Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên sông Hương.
(Trang 76 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). e) Ca Huế được hình thành từ đâu ?
(Trang 76 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). g) Qua văn bản em hiểu thêm gì về xứ Huế ?
Trả lời:
a.
Văn bản thuộc thể loại bút kí.
Các văn bản cùng thể loại là : Cô tô, Cây tre việt nam, Lòng yêu nước, Lao Xao, Một thứ quà của lúa non : Cốm,...
b.
Làn điệu ca Huế | Nhạc cụ | Ngón đàn |
---|---|---|
Các điệu hò: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng, vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện. Các điệu lí: lí con sáo, lí hoài nam, lí hoài xuân. Các điệu nam: nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. |
đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh, đàn nhị,… |
ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. |
c. Nối như sau: a-2, b-1, c-3, d-4, e-5.
d. Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp. Nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cố đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam huyền diệu... là những món ăn tinh thần không thể thiếu khi đến Huế. Huế giàu chất thơ bởi Huế làm bạn với thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... Huế còn bình yên, thơ mộng đến lạ với những tà áo dài tím của người con gái dịu dàng, kín đáo. Huế không chỉ có sông Hương thơ mộng mà còn có núi Ngự xanh tươi đồi thông. Đây cũng là nơi chứng kiến biết bao sự đổi thay quyền cai trị đất nước, lúc thịnh lúc suy của các triều đại vua chúa. Mạc dù Huế có phảng phất nỗi buồn man mác nhưng nó vẫn làm bâng khuâng và say đắm lòng người:
“Xin chào Huế một lần anh đến,
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ”...
(Thu Bồn)
e. Ca Huế được hình thành từ ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.
g. Sau khi học xong văn bản này giúp em có sự hiểu biết thêm về đặc trưng của dân ca xứ Huế. Huế không chỉ đẹp làm say đắm lòng người, mà Huế còn neo đậu lại vững chắc trong tâm tưởng của em bằng những làn điệu dân ca ngọt ngào, tình tứ, có sức lan tỏa, lay động lòng người.
3. Tìm hiểu về phép liệt kê
(Trang 76 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở,trong ngăn bạc đầy những trầu vàng,cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi gà, nào ống voi chạm, ngoái tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. Ngoài kia,tuy mua gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch,nghiêm trang lắm
1) Cấu tạo và ý nghĩa các bộ phận in đậm trong đoạn trích trên có gì giống nhau ?
2) Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc, sự vật, hiện tượng tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì ?
3) Nếu nói rằng đoạn trích trên có sử dụng phép liệt kê thì theo em, thế nào là phép liệt kê?
Trả lời:
1) Giống nhau:
• Về cấu tạo: đều là cụm danh từ:
• Về ý nghĩa của các bộ phận giống nhau trong câu đều để chỉ những vật dụng sang trọng bày la liệt bên cạnh tên quan phủ.
2) Tác dụng: Làm nỗi bật tính cách của tên quan phủ “lòng lang dạ thú hợm hĩnh”, thích khoe của. Hắn ăn chơi, hưởng lạc trong tình trạng dân đen đang rơi vào cảnh “nghìn sầu muôn thảm” kể sao cho xiết.
3) => Phép liệt kê: liệt kê là cách sắp xếp hàng loạt các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh, biểu hiện khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
(Trang 77 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b. Điền các từ ngữ (từ, cụm từ, nối tiếp) vào chố trống để hoàn thành khái niệm về phép liệt kê:
Liệt kê là sự sắp sếp......hàng loạt............hay............cùng loại để diễn ra tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm
Trả lời:
Liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn,sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
(Trang 77 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c. Xét về mặt cấu tạo, các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau?
(1) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(2) Ở một nước nông nghiệp như Việt Nam phải lao động bằng cổ, bằngvai, bằng đỉnh đầu, bằng mông, bằng gối, bằng cả gan bàn chân, gót chân,...
Trả lời:
Phép liệt kê trong 2 phần có sự khác nhau là:
(1) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.=> Liệt kê theo cặp.
(2) Ở một nước nông nghiệp như Việt Nam phải lao động bằng cổ, bằng vai, bằng đỉnh đầu, bằng mông, bằng gối, bằng cả gan bàn chân, gót chân,....=> Liệt kê không theo cặp.
(Trang 77 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). d. Đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê sau và cho biết, xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau:
(1)
Một canh.. hai canh... lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành
(2)
Những cảnh sửa sang,tầm thường,giả dối
Hoa chăm, cỏ sén, lối phẳng, cây trồng
Trả lời:
(1) Phép liệt kê: Một canh, hai canh...lại ba canh.
• Liệt kê xét theo ý nghĩa
• Liệt kê tăng tiếnư
=> Không thể đảo vị trí. Vì sẽ làm lộn ý của câu, người đọc khó hiểu được ý nghĩa của câu và nội dung truyền tải.
(2) Phép liệt kê: Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng.
• Liệt kê xét theo ý nghĩa.
• Liệt kê không tăng tiến.
=> Có thể đảo vị trí. Vì các từ/ cụm từ không được xắp xếp theo trình tự nên khi đảo không làm mất ý câu, vẫn hiểu được nội dung
(Trang 77 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). e. Dưới đây là bảng ghi lại các kiểu liệt kê. Hãy điền các câu có chứa phép liệt kê ở mục c và d vào vị trí thích hợp trong bảng.
Trả lời:
Các kiểu liệt kê theo cấu tạo | Các kiểu liệt kê xét theo ý nghĩa | ||
---|---|---|---|
Liệt kê theo từng cặp | Liệt kê không theo từng cặp | Liệt kê tăng tiến | Liệt kê không tăng tiến |
Toàn thể dân tột Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. |
Ở một nước nông nghiệp như Việt Nam phải lao độngbằng cổ, bằng vai, bằng đỉnh đầu, bằng mông, bằng gối, bằng cả gan bàn chân, gót chân,.. |
Một canh...hai canh...lại ba canh, Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng lành |
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng |
(Trang 79 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 4. Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
(Trang 79 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a. Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?
(Trang 79 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b. Mỗi văn bản viết ra nhằm mục đích gì?
(Trang 79 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c. Ba văn bản trên có gì giống và khác nhau? Hình thức trình bày của ba văn bản này có gì khác so với các văn bản truyện thơ đã học?
(Trang 79 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). d. Ba văn bản trên được gọi là văn bản hành chính (hoặc văn bản hành chính-công vụ). Vậy theo em, văn bản hành chính có đặc điểm gì về mục đích, nội dung và hình thức trình bày?
(Trang 79 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). e) Trong văn bản hành chính có những mục nào nhất thiết phải ghi rõ?
Trả lời:
a. Khi cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó xuống cấp thấp hơn, họãc muốn cho nhiều người biết thì dùng văn bản thông báo.
Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng vãn bản đề nghị.
Viết báo cáo khi: cần thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng văn bản báo cáo.
b. Mục đích của các loại văn bản trên:
• Thông báo: phô biến một nội dung nào đó.
• Văn bản đề nghị: đề xuất nguyện vọng, ý kiến nào đó.
• Báo cáo: tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên biết.
c. Giống nhau: trình bày theo một số mục nhất định (theo mẫu đã quy định sẵn)
Khác nhau: về mục đích, nơi gửi và nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản.
- Hình thức trình bày, ba văn bản trên khác so với các tác phẩm thơ văn ở chỗ: các tác phẩm thơ văn dùng hư cấu và tưởng tượng của các tác giả, vì vậy nó thường mang phong cách riêng của từng người, và ngôn ngữ cũng mang tính hình tượng cao. Còn văn bản hành chính thì phải rò ràng, chính xác, thống nhất theo khuôn mẩu, tuân theo số mục nhất định và không được viết theo sự hư câu, tưởng tượng.
d. Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
e. Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:
• Quốc hiệu và tiêu ngữ
• Địa điểm và ngày tháng làm văn bản;
• Tên văn bản.
• Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản
• Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản
• Nội dung thông báo, đề nghị , báo cáo;
• Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.
C. Hoạt động luyện tập
(Trang 80 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Qua văn bản Ca Huế trên sông Hương, trình bày cảm nhận của em về cố đô Huế, những làn điệu ca Huế và những con người tài hoa xứ Huế.
Trả lời:
Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã. Đó là một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển. Ca Huế là một hình thái của nghệ thuật và những người biểu diễn ca Huế là những nghệ sĩ tài ba.
(Trang 80 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 3. Tìm thêm một loại văn bản hành chính khác mà em biết.
Trả lời:
Những loại văn bản hành chính khác mà em biết là:
• Giấy khai sinh.
• Giấy chứng nhận.
• Bằng tốt nghiệp.
• Các loại đơn: đơn xin phép nghỉ học, đơn xin vào học,.....
• Bản cam kết, bản kiểm điểm,.....
D. Hoạt động vận dụng
(Trang 80 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Tập hát một làn điệu dân ca ở địa phương mình.
(Trang 80 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Chọn một trong các tình huống sau để viết thành một văn bản hành chính.
a. Em bị mất thẻ học sinh/thẻ thư viện, đề nghị được cấp lại.
b. Ban Giám hiệu nhà trường cần biết rõ kết quả đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của các khối lớp.
c. Tập thể lớp muốn đề nghị thầy cô giáo chủ nghiệm tổ chức cho đi tham quan danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương.
Trả lời:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập tự do hạnh phúc
Hà Nội ngày 10 tháng 10 năm 2019
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Về việc: Xin cấp lại thẻ thư viện
Kính gửi: - Trung tâm thông tin - thư viện Thự viện Trường THPT Nguyễn Du
Tên em là: Hoàng Vĩnh Khang Sinh ngày: 24/09/2004
Nơi sinh: Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội
Học sinh lớp: 7A1
Em làm đơn này xin đề nghị một việc sau:
Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm học 2018-2019
Em kính mong trung tâm thông tin - thư viên tạo điều kiện cấp lại thẻ thư viện cho em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
Khang
Hoàng Vĩnh Khang
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
(Trang 80 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Đọc đoạn trích sau để hiểu thêm về ca Huế
(Trang 81 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Đọc bài ca dao nói về tên các phố cổ của Hà Nội và tìm hiểu tác dụng của biện pháp liệt kê sử dụng trong bài.
Trả lời:
2. Tác dụng: bằng các liệt kê tất cả 36 phố cổ của Hà Nội gợi lên một bức tranh hà Nội đông vui, nhộn nhịp và mang bản sắc văn hóa truyền thống của thủ đô nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 chương trình VNEN hay khác:
- Soạn văn 7 VNEN Bài 22: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Soạn văn 7 VNEN Bài 23: Ý nghĩa văn chương
- Soạn văn 7 VNEN Bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- mở rộng câu
- Soạn văn 7 VNEN Bài 25: Giải thích một vấn đề
- Soạn văn 7 VNEN Bài 26: Sống chết mặc bay
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn lớp 7 VNEN ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 chương trình VNEN mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí lớp 7 - KNTT
- Giải Giáo dục công dân lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 7 - KNTT
- Giải Tin học lớp 7 - KNTT
- Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) - CTST
- Giải sgk Toán lớp 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 - CTST
- Giải Lịch Sử lớp 7 - CTST
- Giải Địa Lí lớp 7 - CTST
- Giải Giáo dục công dân lớp 7 - CTST
- Giải Công nghệ lớp 7 - CTST
- Giải Tin học lớp 7 - CTST
- Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) - CD
- Giải sgk Toán lớp 7 - CD
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 - CD
- Giải sgk Lịch Sử lớp 7 - CD
- Giải Địa Lí lớp 7 - CD
- Giải Giáo dục công dân lớp 7 - CD
- Giải Công nghệ lớp 7 - CD
- Giải Tin học lớp 7 - CD
- Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - CD