Soạn văn 7 VNEN Bài 18: Tục ngữ về con người và xã hội

Soạn văn 7 VNEN Bài 18: Tục ngữ về con người và xã hội

A. Hoạt động khởi động

(Trang 11 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Quan sát các hình ảnh bên dưới và cho biết mỗi hình ảnh gợi liên tưởng đến câu tục ngữ nào trong số các câu sau: Không thầy đố mày làm nên; Thương người như thể thương thân; Đói cho sạch, rách cho thơm ; Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao; Học ăn , học nói , học gói, học mở; Học thầy không tày học bạn.

Trả lời:

1. Không thầy đố mày làm nên.

2. Học thầy không tày học bạn.

3. Thương người như thể thương thân.

4. Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(Trang 11 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Giải thích ý nghĩa của một câu tục ngữ mà em thích.

Trả lời:

Ví dụ 1: Cái răng cái tóc là góc con người.

Nghĩa của câu tục ngữ: răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.

Giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ: phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.

Ví dụ 2: Đói cho sạch, rách cho thơm

- Đói rách: sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất.

- Sạch thơm: Những điều con người cần phải đạt, phải giữ gìn, vượt lên hoàn cảnh.

- Nghĩa đen: dù đói, vẫn phải ăn uống sạch dù rách vẫn phải ăn mặc thơm tho.

=> Giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ: Giáo dục con người phải có lòng tự trọng.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

(Trang 11 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Đọc các câu tục ngữ sau :

Soạn văn 7 VNEN Bài 18: Tục ngữ về con người và xã hội | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

2.Tìm hiểu văn bản

(Trang 12 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a) Hãy chia các câu tục ngữ trên thành các nhóm phù hợp và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của mỗi câu trong nhóm.

Trả lời:

Câu Nhóm Nghĩa của câu tục ngữ Nghệ thuật

a

Nói về phẩm chất giá trị con người

Đề cao giá trị của con người

Hoán dụ, ẩn dụ, so sánh

b

răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người. Chúng ta phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của mình

So sánh

c

Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu

Sử dụng tính từ

d

Tục ngữ về học tập, rèn luyện

Cần phải học cách ăn, nói,… đúng chuẩn mực

So sánh

e

Đề cao vai trò quan trọng của người thầy

Không có

g

Đề cao việc học bạn

So sánh

h

Tục ngữ về quan hệ xã hội

Khuyên con người biết yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình

So sánh

i

Được hưởng thành quả phải nhớ ơn, biết ơn người tạo ra thành quả đó

ẩn dụ

k

Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết

ẩn dụ

(Trang 12 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b) Theo em, nội dung của hai câu tục ngữ sau đây mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

• (1) Không thầy đố mày làm nên.

• (2) Học thầy không tày học bạn.

Trả lời:

Tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa là một cách học hữu ích, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương tu dưỡng nhân cách.

(Trang 12 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c) Nhận xét về các câu tục ngữ chủ đề con người và xã hội, có ý kiến cho rằng: Những câu tục ngữ này thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung, luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đồng thời hướng mỗi người tới các phẩm chất, lối sống tốt đẹp.

Em có tán thành ý kiến trên không? Vì sao?

Trả lời:

Em tán thành với ý trên vì tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, ca ngợi đời sống con người và hướng họ tới chân -thiện -mỹ.

3. Rút gọn câu.

(Trang 12 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a) Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau?

• (1) Học ăn, học nói, học gói, học mở.

• (2) Chúng ta cần phải học ăn, học nói, học gói, học mở.

(Trang 12 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b) Tìm các từ có thể làm chủ ngữ trong câu (1) ở mục a). Vì sao chủ ngữ trong câu đó được lược bỏ?

(Trang 12 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c) Trong những câu in đậm dưới đây , thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao người ta lại lược bỏ chúng?

(1) Hai, ba bạn học sinh chạy ùn ra sân. Rồi bốn, năm và nhiều bạn khác nữa .

(2) - Cậu ăn cơm chưa?

- Chưa.

(Trang 12 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). d) Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, hãy rút ra nhận xét về câu rút gọn theo gợi ý sau

- Khi nói hoặc viết , có thể ...... một số thành phần của câu, tạo thành câu......

- Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục đích sau :

• Làm cho câu ...... , vừa thông tin được ..... , vừa tránh ..... lại các từ ngữ đã suất hiện trước đó.

• Ngụ í hành động , đặc điểm, tính chất được thể hiện trong câu là của ...... mọi người ( lược bỏ chủ ngữ ).

(Trang 13 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). e) Những câu in đậm dưới đây thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao?

Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại . Sân trường thật đông vui. Tập múa hát. Nhảy dây. Chơi kéo co.

(Trang 13 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). g) Theo em, có cần thêm từ ngữ vào câu in đậm dưới đây không? Vì sao?

- Ngày mai, mấy giờ con phải có mặt ở trường để đi tham quan?

- 6 giờ .

(Trang 13 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). h) Từ các bài tập trên và dựa vào gợi í sau đây , hãy cho biết khi rút gọn cậu, cần phải lưu í những điều gì?

• Khi rút gọn, câu cần chú ý :

• Không làm cho người nghe, người đọc hiểu ... hoặc hiểu không ................ nội dung cần truyền tải .

• Không biến câu nói thanh câu .........., ............

Trả lời:

a. Sự khác nhau về cấu tạo đó là: ở câu (1) thiếu thành phần chủ ngữ, câu (2) thành phần chủ vị đầy đủ.

b.

• Các từ có thể làm chủ ngữ trong câu (1): tôi, chúng tôi, chúng ta, các bạn,…

• Chủ ngữ trong câu (1) lược bỏ vì câu (1) vốn là câu tục ngữ, bản thân câu tục ngữ thường ngắn gọn dùng để đưa ra lời khuyên cho người đọc, người nghe thế nên có thể lược bỏ.

c.

• Trong câu in đậm: “Rồi bốn, năm và nhiều bạn khác nữa” thiếu thành phần vị ngữ vì thành phần chủ ngữ trong câu đều làm cùng một hành động với câu trước, người viết không muốn nói lặp lại.

• Trong câu: “Chưa” đã lược bỏ đi cả chủ ngữ và vị ngữ (đáng lẽ là "Tớ chưa ăn cơm") vì trong câu hỏi đã chứa những thông tin bị lược rồi.

d. Khi nói hoặc viết, có thể lược một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn

Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục đích sau :

• Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại các từ ngữ đã suất hiện trước đó.

• Ngụ ý hành động, đặc điểm, tính chất được thể hiện trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

e. Các câu in đậm trên thiếu thành phần chủ ngữ. Không nên rút gọn như vậy vì rất khó xác định chủ ngữ do câu trước chủ ngữ chưa từng xuất hiện.

g. Cần thêm từ vào câu in đậm để thể hiện thái độ tôn trọng lễ phép khi trả lời người lớn. (Ví dụ: Dạ, 6h hoặc Thưa cô 6h ạ)

h. Khi rút gọn, câu cần chú ý:

• Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung cần truyền tải.

• Không biến câu nói thanh câu cộc lốc, khiếm nhã.

4. Đặc điểm của văn nghị luận

(Trang 13 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Đọc bảng thông tin kiến thức sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

(Trang 13 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a) Xác định luận điểm trong văn bản Chống nạn thất học (bài 17). Những câu văn thể hiện luận điểm? Hình thức của những câu văn đó (khẳng định hay phủ định )?

(Trang 14 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b) Tìm các luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học. Em có nhận xét gì về những luận cứ này?

(Trang 14 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c) Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học. Ưu điểm của trình tự đó là gì?

Trả lời:

a.Câu văn mang luận điểm chính của bài:

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.

Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí.

Hình thức: Khẳng định

b. Luận cứ:

Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, Nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ.

Nay đã giành được độc lập, để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc biết viết.

Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi.

Nhận xét: Những luận cứ này là lí lẽ và dẫn chứng cho luận điểm trên là cơ sở đưa ra luận điểm.

c. Trình tự lập luận theo trình tự: thực trạng-> yêu cầu-> cách khắc phục. Cụ thể:

Vì sao phải chống nạn thất học

Chống nạn thất học để làm gì?

Chống nạn thất học bằng cách nào?

Ưu điểm của trình tự đó: tăng sự thuyết phục được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ logic, chặt chẽ.

5. Đề văn nghị luận và việc lập ý cho văn nghị luận

(Trang 14 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a) Nội dung và tính chất của văn nghị luận

(1) Nối mỗi đề văn ở cột trái với tính chất ở cột phải.

Đề Tính chất của đề

Lối sống giản dị của Bác Hồ.

Giải thích, ca ngợi

Tiếng Việt giàu đẹp.

Khuyên nhủ

Thất bại là mẹ thành công

Tranh luận phản bác

Chớ nên tự phụ.

lật ngược vấn đề

Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?

Bàn luận

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, nên chăng?

Phải chăng thật thà là cha dại?

(Trang 14 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (2) Căn cứ vào đâu để nhận ra những đề trên là đề văn nghị luận?

(Trang 14 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (3) Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì với việc làm văn?

Trả lời: (1) Ta có thể nối như sau:

Đề Tính chất của đề

Lối sống giản dị của Bác Hồ.

Giải thích, ca ngợi

Tiếng Việt giàu đẹp.

Giải thích ca ngợi

Thất bại là mẹ thành công

Khuyên nhủ phân tích

Chớ nên tự phụ.

Khuyên nhủ phân tích

Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?

Suy nghĩ bàn luận

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

Suy nghĩ bàn luận

Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, nên chăng?

Tranh luận phản bác, lật ngược vấn đề

Phải chăng thật thà là cha dại?

Tranh luận phản bác, lật ngược vấn đề

(2) Căn cứ để xác định đó là các đề văn trên đều bàn luận về một vấn đề để người viết bàn bạc và bày tỏ ý kiến của mình.

(3) Tính chất của đề văn có ý nghĩa đối với việc làm văn: Bởi với tính chất ca ngợi, phân tích, khuyên nhủ, bác bỏ, so sánh, giải thích, chứng minh, bình luận... từ đó giúp chúng ta có thể xác định lựa chọn các phương pháp, thao tác lập luận làm bài phù hợp giúp việc làm bài không bị sai lệch, lạc đề

(Trang 14 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b) Tìm hiểu đề văn nghị luận

(Trang 14 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (1) Tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ.

• Đề nêu nên vấn đề gì?

• Đối tượng và phạm vi bàn luận ở đây là gì?

• Khuynh hướng của đề là khẳng định hay phủ định?

• Để có thể làm tốt đề này , người viết cần chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng gì?

(Trang 14 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (2) Từ việc tìm hiểu đề trên, hãy cho biết : Cần tìm hiểu những gì để có thể làm một đề văn nghị luận?

Trả lời:

(1) Tìm hiểu đề văn chớ nên tự phụ:

• Vấn đề: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ.

• Đối tượng và phạm vị bàn luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống.

• Tính chất (Khung hướng) của đề là: phủ định, phê phán tính tự phụ.

• Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống =>phân tích tác hại của tính tự phụ =>nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.

(2) Để làm một bài văn nghị luận cần xác định đúng vấn đề, đối tượng, phạm vi, tính chất, hướng lập luận của bài văn nghị luận để không làm sai đề

(Trang 14 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c. Lập dàn ý cho bài văn nghị luận

Đề bài: Chớ nên tự phụ

Trả lời:

a. Luận điểm chính:

+ Tự phụ là một đức tính không tốt.

+ Tự phụ có hai cho chính bản thân mình.

+ ý nghĩa, tác dụng của lời khuyên. - Đặt câu hỏi và câu trả lời.

b. Các luận cứ:

1. Tự phụ là gì?

Là kiêu căng, không khiêm tốn coi mình là hơn người khác, không coi trọng người khác =>lối sống ích kỷ.

2. Biểu hiện của thói tự phụ:

- Xem mình là nhất. Đề cao bản thân quá mức

- Không tôn trọng và khinh thường người khác.

- Không quan tâm đến người khác.

3. Vì sao không nên tự phụ?

- Người tự phụ luân coi thường coi thường người khác.

- Tự phụ là 1 đức tính không

- Người tự phụ không khi nào chịu học hỏi.

4. Tự phụ có hại như thế nào?

- Khiến người khác không hài lòng .

- Không tiến bộ được.

- Ngủ quên trên thành công của mình.

- Mọi người xa lánh, chê trách, khinh ghét, không được tôn trọng.

- Không tạo được các mối quan hệ tốt.

Dẫn chứng: trong cuộc sống và trong văn học.

- Không tìm ra được chính bản thân mình.

3. Xây dựng lập luận:

Nên bắt đầu tự việc định nghĩa tự phụ là gì =>biểu hiện của thói tự phụ =>tại sao không nên tự phụ =>tác hại của việc tự phụ.

C. Hoạt động luyện tập

(Trang 15 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1.Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi bên dưới :

a) Người ta là hoa đất.

b) Người sống, đống vàng.

c) Muốn làm nghề, chớ nề học hỏi.

d) Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

e) Chết trong còn hơn sống đục.

(Trang 16 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (1) Ý nghĩa của câu tục ngữ trên là gì?

(Trang 16 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (2) Những kinh nghiệm bài học mà nhân dân đúc kết qua câu tục ngữ này còn có giá trị trong thời đị ngày nay hay không? Vì sao?

(Trang 16 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (3) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghê thuật được sử dụng trong các câu trên?

Trả lời:

(1) Ý nghĩa:

• a. Đề cao giá trị của con người

• b. Đề cao giá trị của con người, con người quý giá hơn của cải.

• c. Muốn giỏi nghề thì không ngại khó khăn mà học hỏi

• d. Chớ thấy khó khăn mà nản lòng bỏ cuộc

• e. Thà chết trong sạch còn hơn sống trong đen tối, nhục nhã.

(2) Những kinh nghiệm mà ông cha ta đúc kết trên đều có giá trị đến ngày nay vì nó khuyên nhủ răn dạy chúng ta bài học, giá trị cuộc sống vô cùng ý nghĩa và sâu sắc.

(3) Nghệ thuật:

• a. So sánh con người với hoa đất, ẩn dụ:" hoa đất" từ đó đề cao giá trị, phẩm chất con người.

• b. Gieo vần lưng:" sống -đống" giúp câu tục ngữ có vần có nhịp, dễ nhớ hơn đồng thời thể hiện được ý nghĩa của câu tục ngữ

• c. Gieo vần lưng:" nghề- nề" giúp câu tục ngữ có vần có nhịp, dễ nhớ hơn đồng thời thể hiện được ý nghĩa của câu tục ngữ

• d. Nghệ thuật ẩn dụ: "sóng cả" chỉ những khó khăn, gian truân mà người ta gặp phải.

• e. Dùng từ trái nghĩa:" chết- sống", "trong-đục" nhằm nổi bật lên phẩm chất của con người, ngay thẳng trung thực còn hơn sống mà làm nhiều điều sai trái.

2.Luyện tập rút gọn câu

(Trang 16 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào trong câu được rút gọn. Rút gọn như vậy để làm gì?

(1) Người ta là đất.

(2) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

(3) Tấc đất tấc vàng.

(4) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

Trả lời:

a. Câu rút gọn là:

• (2) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

• (4) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

Thành phần được rút gọn trong câu là chủ ngữ.

Câu tục ngữ (2) nêu lên 1 quy tắc ứng xử chung cho mọi người. câu (4) nêu lên kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Nên có thể rút gọn hai câu này để dễ nhớ hơn.

(Trang 16 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b. Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?

MẤT RỒI

Một người có việc đi xa, dặn con:

- Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố cháu đi vắng nhé!

Sợ con mải chơi quên mất, ông ta viết mấy câu vào giấy, đưa cho con, bảo:

- Có ai hỏi thì đưa cái giấy này.

Đứa con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, nó thắp đèn, lấy giấy ra xem, chẳng may để giấy cháy mất.

Hôm sau có người khách lại chơi, hỏi:

- Bố cháu có nhà không?

Thằng bé ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào túi không thấy giấy, liền nói:

- Mất rồi.

Ông khách sửng sốt:

- Mất bao giờ?

- Thưa... tối hôm qua.

- Sao mà mất nhanh thế?

- Cháy ạ.

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

Trả lời:

- Cậu bé và người khách hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách “Mất rồi” , “Thưa…tối hôm qua”, “cháy ạ”.

- Từ chỗ hiểu lầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: “Mất bao giờ”, “sao mà mất nhanh thế” khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.

Ba câu trên đều rút gọn chủ ngữ là “tờ giấy”, khiến ông khách hiểu nhầm là bố cậu bé.

=> Bài học: tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.

3. Luyện tập về văn nghị luận

(Trang 16 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a. Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội (bài 17-trang 8-9) và xác định luận điểm luận cứ cách lập luận trong bài.

(Trang 16 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b. Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn: Phải chăng Thật thà là cha dại?

Trả lời:

a. Luận điểm : Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội

Luận cứ :

• Có thói quen xấu và thói quen tốt.

• Có người biết phân biệt tốt xấu nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Biểu hiện của thói quen tốt, thói quen xấu.

• Tạo được thói quen tốt là rất khó nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Gửi lời nhắn nhủ đến mọi người.

Lập luận:

• Thói quen tốt: luôn dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứa, đọc sách,...

• Thói quen xấu: hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trận tự, mất vệ sinh, gạt tàn thuốc lá lung tung, vứt rác bừa bãi ra nhà, vứt cốc vỡ chai vỡ ra đường khiến người khác dẫm phải bị thương,..

• Tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh.

b. Tìm hiểu đề:

- Về nội dung: yêu cầu em hiểu lời khuyên đúng hay sai trong câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”.

- Về hình thức, đề bài yêu cầu em viết bài văn nghị luận kết hợp giải thích với chứng minh và bàn luận mở rộng để bình luận và đưa ra ý kiến của bản thân.

Lập làn ý:

1. Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận từ câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”: sống thật thà là dại hay không?

2. Thân bài:

Giải thích: giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

• Thật thà là trung thực, ngay thẳng, không gian dối.

• Dại là dại dột, trái nghĩa với khôn ngoan, khờ dại, dại dột.

• Cha là người đứng đầu trong gia đình có công sinh thành, dưỡng dục; cha dại là đứng đầu sự dại dột

=> Ý nghĩa cả câu: thật thà trong cuộc sống là dại dột, khờ khạo.

Bình luận: Khẳng định tính đúng sai của vấn đề nghị luận:

Khẳng định: Thật thà không phải là cha thằng dại vì:

• Thật thà là đức tính quý báu, đem lại điều tốt đẹp cho bản thân và cho mọi người.

• Thật thà là cách giúp mối quan hệ giữa người với người, cộng đồng xã hội gần gũi với nhau hơn.

• Giúp bản thân hoàn thiện nhân cách.

• Được người khác tin tưởng, tín nhiệm.

• Không phải hối hận, hối tiếc vì những hành động của mình.

• Được sống là chính mình.

Dẫn chứng: bài thơ “Lời mẹ dặn”- Phùng Quán

Bàn luận mở rộng: Thật là cha dại.

• Thật thà không đúng lúc, không đúng người là dại dội.

• Có việc cần phải khôn khéo, không ngoan để giải quyết mới thành công và đem lại niềm vui cho người khác (liên hệ thực tế: (kinh tế, kinh doanh, chính trị, học hành,...).

Ví dụ: Bác sĩ nói dối tình trạng của bệnh nhân khi nguy cấp để cho người bệnh giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Nếu bác sĩ nói thật tình trạng của bệnh nhân sẽ khiến người bệnh suy sụp và mất niềm hy vọng vào cuộc sống.

• Nhiều việc chỉ giải quyết bằng “thật thà” (liên hệ chuyện tình cảm, học tập, rèn luyện,... là một quá trình, cần bền bỉ, trung thực).

• Thật thà là đạo đức sống có lợi lâu dài; khôn ngoan là kỹ xảo sống chỉ lợi trước mắt. (dẫn chứng)

Rút ra bài học: về giao tiếp ứng xử

• Suy nghĩ kỹ trước khi nói..

• Thật thà đúng thời điểm, đúng người: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" tránh “sự thật mất lòng”.

3. Kết bài:

• Khái quát mặt tích cực và mặt hạn chế của câu tục ngữ này.

• Liên hệ bản thân: cần sống chân thật trọng học tập, tình bạn,...

D. Hoạt động vận dụng

(Trang 17 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Trao đổi với người thân bạn bè nêu một số trường hợp cụ thể trong đời sống ứng dụng các câu tục ngữ trong bài.

(Trang 17 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Nêu một số tình huống giao tiếp hằng ngày của em (hặc những người xung quanh) có sử dụng câu rút gọn trong đó:

(Trang 17 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a. Trương hợp sử dụng câu rút gọn hiệu quả.

(Trang 17 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b. Trường hợp sử dụng câu rút gọn không đúng, vi phạm nguyên tắc giao tiếp ngôn ngữ.

Trả lời:

1. Một số trường hợp như:

- Cha mẹ dặn con cái nên giữ lòng tự trọng và nhân phẩm của mình: “đói cho sạch, rách cho thơm”.

- Thầy cô dặn học sinh biết nhớ ơn thành quả của thế hệ trước để lại: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

- Khi thất bại trên con đường học tập, bạn bè khuyên: “Thất bại là mẹ thành công”.

2. a. Trường hợp sử dụng câu rút gọn hiệu quả:

- Bao giờ bạn đi học Mỹ.

- Tháng sau.

b. Trường hợp sử dụng câu rút gọn không đúng, vi phạm nguyên tắc giao tiếp ngôn ngữ.

- Con nấu cơm chưa?

- Chưa

(Trang 17 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 3. Xây dựng các luận điểm, luận cứ, và cách lập luận cho các bài thuyết minh thuyết phục những người xung quanh em về một trong các vấn đề sau:

a. Không nên vứt rác bừa bãi.

b. Mất trật tự nơi công cộng là thói quen xấu.

c. Chen lấn xô đẩy khi mua hàng, nên chăng?

d. Tuân thủ luật giao thông là hành vi văn hóa

e. Tiền bạc mua được tất cả phải chăng là thế

Trả lời:

Vấn đề: Không nên vứt rác bừa bãi.

1. Mở bài: dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: “Không nên vứt rác bừa bãi”

2. Thân bài:

- Thực trạng môi trường sống:

• Rác ở khắp mọi nơi: sông, suối, ao, hồ, đường, trên xe buýt, địa điểm du lịch, địa điểm công cộng,… không đúng nơi quy định, không đúng chỗ.

• Ô nhiễm nghiêm trọng: đất, nước, không khí,…

• Hành động vứt rác bừa bãi đã, đang trở thành thói quen xấu của nhiều người.

- Nguyên nhân

• Do sự thiếu ý thức của mỗi người trong cuộc sống. =>dân trí thấp.

• Do sự quản lí lỏng lẻo của các cơ quan quản lí môi trường.

• Do sự giáo dục chưa gắn liền với thực tế.

- Tác hại

+ Tạo ra thói quen xấu.

+ Gây ảnh hưởng sức khỏe mỗi người, chất lượng cuộc sống giảm sút.

+ Gây ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan thiên nhiên, thủng tầng ozon, trái đất nóng lên.

+ Gây tổn thất chi phí của nhà nước, chính phủ, nhân dân.

- Biện pháp

• Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng.

• Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, chiến dịch 3R…

• Các cơ quan quản lí môi trường cần có những biện pháp xử lí mạnh những ai, tập thể làm ô nhiễm môi trường.

3. Kết bài: Khẳng định vai trò quan trọng của môi trường sống và kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 chương trình VNEN hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 7 VNEN ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 chương trình VNEN mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên