Soạn văn 7 VNEN Bài 32: Hoạt động ngữ văn

Soạn văn 7 VNEN Bài 32: Hoạt động ngữ văn

A. Hoạt động khởi động

(Trang 109 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Quan sát hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu được nêu ở dưới:

1. Các hình ảnh trên gợi cho em nghĩ tới bài ca dao nào ?

2. Chép lại và đọc diễn cảm bài ca dao đó.

3. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài ca dao này ?

4. Đọc một câu tục ngữ (ca dao) nói về vẻ đẹp của những thắng cảnh nổi tiếng ở địa phương mà em biết.

Trả lời:

1. Các hình ảnh trên gợi cho em nghĩ tới bài ca dao nói về cảnh đẹp của Hà Nội

2. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem đền Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai xây dựng nên non nước này!

3. Em thích nhất hình ảnh: “Hỏi ai xây dựng nên non nước này!”

Vì: câu này hàm ý nói lên công lao to lớn của các vị vua Hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

4. Đọc một câu tục ngữ (ca dao) nói về vẻ đẹp của những thắng cảnh nổi tiếng ở địa phương mà em biết:

        Bình Định có núi Vọng Phu

        Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh

        Em về Bình Định cùng anh

        Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa

B. Hoạt động hình thành kiến thức

(Trang 110 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Khi sưu tầm tục ngữ, ca dao, dân ca, em sắp xếp theo những tiêu chí nào dưới đây? Nêu một số câu ca dao theo tiêu chí em lựa chọn.

• Theo đề tài;

• Theo vùng miền;

• Theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt.

Trả lời:

Khi sưu tầm tục ngữ ca dao dân ca em nên sắp xếp theo những tiêu chí theo đề tài, theo vùng miền và theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt.

(Trang 110 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Em có đồng ý với cách giải thích câu tục ngữ sau không? Vì sao?

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn: Đi đây đó thì mở rộng tầm hiểu biết, tăng sự khôn ngoan, từng trải.

Trả lời:

Em không đồng ý vì mới chỉ có nghĩa bóng còn chưa có nghĩa đen

C. Hoạt động luyện tập

(Trang 110 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Đây là chùm ca dao do một bạn học sinh sưu tầm. Theo em, bạn đó đã sử dụng tiêu chí nào khi sưu tầm?

Quê em có dải sông Hàn

Có hòn Non Nước, có hang Sơn Trà.

Chẳng thanh cũng thể hoa mai

Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Khinh.

Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây

Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu.

Bao giờ cạn lạch Đồng Nai

Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.

Muốn ăn bông súng, mắm kho

Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm.

Trả lời:

Tiêu chí sử dụng đó là theo đề tài các địa danh nổi tiếng có liên quan đến các sự kiện lịch sử của dân tộc.

(Trang 111 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Câu tục ngữ nào phù hợp để nói về các trường hợp sau:

• Gặp khó khăn nguy thốn mới bộc lộ bản lĩnh, năng lực,tài đức, chí khí, lòng trung thực; qua thử thách gian lao mới thấy rõ chân tướng và bản chất của người tốt, người xấu.

• Nên chuyên một nghề cho tốt còn hơn là biết nhiều nghề những không thành thạo, tinh thông một nghề nào.

• Ăn ở hiền lành, nhân đức tất sẽ gặp nhiều may mắn, tốt lành; đối xử với mọi người độc ác, tráo trơ tất sẽ gặp những điều bất hạnh.

Trả lời:

1) Cái khó ló cái khôn.

2) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề hoặc một nghề thì kín, chín nghề thì hở.

3) Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

(Trang 111 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 3. Trong những câu tục ngữ, ca dao sau, câu nào mang màu sắc địa phương? Vì sao?

- Học ăn, học nói, học gói, học mở.

- Chim có tổ, người có tông.

- Bánh cuốn Thanh Trì, bánh gì (giấy) Quán Cánh.

- Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Trả lời:

Câu mang màu sắc địa phương: “bánh cuốn thanh trì bánh gì Quán Gánh” nhà vì câu này nói đến món ăn đặc sản của Thanh Trì.

(Trang 111 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 4. Nối câu ca dao ở cột trái với địa danh mà câu ca dao đó nói tới ở cột phải :

Soạn văn 7 VNEN Bài 32: Hoạt động ngữ văn | Hay nhất Soạn văn lớp 7 VNEN

Trả lời:

Nối:

a - 2

b - 1

c - 3

d - 4

(Trang 112 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 5. Giải thích tên người, tên địa danh, phong tục được in đậm trong các câu tục ngữ, ca dao sau:

- Hai mươi mốt Lê Lai, hai mươi hai Lê Lợi, hai mươi ba mưa dỡ nhà.

- Làm trai cho đáng nên trai

Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng

- Tục truyền mùng tám tháng tư

Không đi hội Gióng cũng hư một đời

Trả lời:

- Lê Lai: Lê Lai là một tướng lĩnh tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn, ông được coi là một anh hùng, một tấm gương trung nghĩa với sự kiện nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam là cải trang thành Lê Lợi và bị quân Minh giết chết.

- Lê Lợi:l à người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam.

- Phú Xuân: là một địa danh của cố đô Huế.

- Đồng Nai: là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam.

- Hội Gióng: là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng.

D. Hoạt động vận dụng

(Trang 112 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Phân tích lô gích lựa chọn và sắp xếp các câu tục ngữ sau đây của người sưu tầm :

a) Mỗi người thì có một nghề / Con phượng thì múa, con nghê thì chầu.

b) Một nghề thì sống, đống nghề thì chết.

c) Một nghề thì kín, chín nghề thì hở.

d) Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.

Trả lời:

Chọn d bởi tính ngắn gọn, vần nhịp.

(Trang 112 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Giải thích địa danh, tên người, sản vật, phong tục có trong các câu tục ngữ, ca dao, dân ca mà em sưu tầm được.

Trả lời:

1.

        Thăng Long Hà Nội đô thành

        Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ

        Cố đô rồi lại tân đô

        Ngàn năm văn vật bây giờ là đây

Thăng Long là trọng địa của nước ta được hưng khởi vào thời Lý Thái Tổ năm 1010, xưa gọi là kinh đô, cố đô...Ngày nay được gọi là Thủ đô Hà Nội, nơi phát triển đất nước, đưa đất nước vươn tầm với thế giới. Vạn vật là truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và nhiều di tích lịch sử, công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử.

2.

        Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

        Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

        Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

        Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Câu ca dao nói về những địa danh nổi tiếng ở Hà Nội như là Kiếm Hồ, Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút

(Trang 112 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 3. Chọn một câu ca dao mà em cho là hay và phân tích để thấy nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của câu ca dao đó.

Trả lời:

Phân tích bài ca dao:

        “Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

        Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.

Bài ca dao nói về tình thương nỗi nhớ của người con gái lấy chồng xa đối với mẹ già là một bài ca đầy xúc động.

Bài ca dao này chỉ gồm hai câu thơ được viết theo thể lục bát nhưng đã diễn tả được nỗi nhớ mẹ già, nỗi niềm tâm sự chất chứa trong lòng của đứa con xa mẹ, xa quê.

        “Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

        Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.

- Nỗi nhớ được trải ra trong một thời gian gợi buồn- buổi chiều.

+ Đó là lúc ngày tàn, là khoảng thời gian gợi nhớ, gợi buồn đôi với kẻ xa xứ, khách li hương. Rất nhiều thi nhân cũng đã nao lòng trước khoảnh khắc chiều tà. Bà Huyện Thanh Quan cảm thấy mình cô đơn đến nao lòng khi “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà”…

+ Bởi vì đó là thời khắc của sự sum họp gia đình, mọi ngưòi trở về với tổ ấm thân yêu của mình để quây quần bên bếp lửa cùng ăn bữa cơm tối.

- Điệp ngữ “chiều chiều” nói lên sự triền miên của thời gian chiều nào cũng như chiều nào, cứ lặng lẽ trôi đi. Đó cũng là sự triền miên của tâm trạng, nỗi nhớ trải dài ra theo thời gian, thường trực và ám ảnh.

- Không gian trong bài ca dao cũng rất đặc sắc. Không phải là một không gian khoáng đạt, rộng rãi mà là “ngõ sau”. Câu thơ gợi lên hình ảnh người con gái đứng một mình, lẻ loi, cô đơn nơi vắng vẻ để “trông về quê mẹ”, khuất sau lũy tre mờ xanh. Có cái gì đó xót xa, lặng thầm, câm nín gợi lên từ chính không gian ấy. Nỗi nhớ ở đây dường như phải giấu kín, không thể chia sẻ cùng ai.

- Động từ “trông về” diễn tả cái nhìn đăm đắm, đầy thương nhớ. Trông về quê mẹ không phải chỉ để nhó, để buồn mà ”đau chín chiều”.

- Chín chiều là cách nói cụ thể hóa vì nỗi đau đến da diết, đến quặn lòng, tương xứng thòi gian triền miên, mênh mông “chiều chiều”. Một nỗi nhó thương đau đáu, đau đáu đến quặn lòng như vậy nhưng lại chang biết ngỏ cùng ai, chỉ âm thầm đứng ngõ khuất để dõi nhìn về quê mẹ. Câu thơ gợi lên sự xúc động, xót xa trong lòng người đọc. Chủ đề trữ tình của bài cạ dao là ai? Là đứa con xa quê chăng? Nhiều người cho rằng bài ca dao này là nỗi lòng của ngươi con gái đi lấy chồng xa đau đáu nhố về quê mẹ. Có lẽ cũng chỉ cần qua hình ảnh, không gian, thời gian và cách sử dụng ngôn ngữ cũng đủ cho người đọc thấy được tâm trạng, nỗi lòng da diết của chủ thể trữ tình trong bài thơ.

Nỗi nhớ niềm thương của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ và người mẹ già trong bài ca dao đã đẻ lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hòn của mỗi chúng ta. Giọng điệu tâm tình, sâu lắng dàn trải khắp vần thơ, một nỗi buồn đẹp khơi dậy trong lòng người đọc về quê hương với hình ảnh mẹ hiền yêu dấu. Có thể nói đây là một trong những bài ca dao trữ tình hay nhất, một đóa hoa dồng nội tươi thắm mãi với thời gian và con người quê ta.

(Trang 112 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 4. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ sau : Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

Trả lời:

Cách cư xử tế nhị, ý tứ trong sinh hoạt hàng ngày: Khi ăn phải xem nồi còn nhiều hay ít, nếu còn ít thì không ăn nữa, nhường phần cho người khác; khi ngồi phải xem hướng, không che ánh sáng, không ngồi chỗ tối tăm, chắn gió, không chắn lối đi lại của mọi người.

=> Câu tục ngữ khuyên răn con người nên tế nhị, lịch sự, có văn hóa trong ứng xử giao tiếp hàng ngày.

(Trang 112 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 5. Viết phần mở bài cho bài giới thiệu về giá trị của một số câu tục ngữ, ca dao và dân ca địa phương em cho buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học của trường.

Trả lời:

Ân tình ân nghĩa, thủy chung một lòng là nét đẹp, mang tính truyền thống của đạo lí dân tộc, thể hiện lối ứng xử mang vẻ đẹp nhân văn của con người Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử. Bài học đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” đã thành tục ngữ, hóa thân trong lời hát câu ca, đã thấm sâu vào tâm hồn hàng triệu triệu con người Việt Nam xưa nay.

(Trang 112 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 6. Theo em cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc ?

Trả lời:

- Sử dụng ca dao, dân ca đúng cách.

- Vận dụng ca dao, dân ca, tục ngữ vào trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày.

- Kết hợp và lồng ghép các câu ca dao, dân ca, tục ngữ với các hình thức nghệ thuật khác như âm nhạc, sân khấu, điện ảnh,…

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 chương trình VNEN hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 7 VNEN ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 chương trình VNEN mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên