Top 30 Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

Tổng hợp trên 30 bài văn Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch (hay nhất)

Quảng cáo

Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch - mẫu 1

Chào thầy/ cô và các bạn. Trong bài nói hôm nay, mình xin phép được phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm Giang (Bảo Ninh) – tác phẩm chúng ta vừa được học ở những buổi trước.

Truyện ngắn Giang của Bảo Ninh là một truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh. Chủ đề của truyện ngắn cũng như hình thức nghệ thuật trong Giang rất nhẹ nhàng, nhưng khắc khoải, khiến cho con người ta phải suy nghĩ mãi. Đó có lẽ là sự thành công trong truyện ngắn này của nhà văn Bảo Ninh.

Chủ đề của Giang là sự gặp gỡ và nỗi nhớ của những con người trong chiến tranh. Không giống với hiện thực chiến tranh ở các tác phẩm văn học cách mạng vốn là sự chiến đấu hay anh dũng, hiện thực chiến tranh trong Giang của Bảo Ninh là một hiện thực khác. Đó là một hiện thực với cuộc gặp gỡ thoáng chốc mà nỗi nhớ đến cả đời người, day dứt. Chiến tranh đã chia cắt con người ta, đã chia cắt sự lãng mạn lứa đôi, không cho con người ta ngày gặp lại. Hiện thực ấy cũng rất tàn khốc chẳng kém gì máu và đạn bom nơi chiến trường. Với một chủ đề như vậy, Giang đã thành công để bạn đọc đón nhận.

Quảng cáo

Sự thành công của truyện ngắn này không chỉ nằm ở đề tài hay chủ đề mà còn nằm ở hình thức nghệ thuật. Với điểm nhìn của người kể chuyện xưng "tôi" - trực tiếp tham gia vào câu chuyện, truyện ngắn trở nên gần gũi hơn khi là lời chia sẻ của người trong cuộc. Người kể chuyện ở đây dẫu "hạn tri" nhưng lại đúng là bản chất của con người trong cuộc sống hiện thực - không bao giờ biết được tất cả.

Như vậy, có thể thấy chủ đề và hình thức nghệ thuật trong Giang đã làm nên sự thành công cho truyện ngắn này. Truyện ngắn Giang của Bảo Ninh đã giúp người đọc hiểu thêm về cuộc đời, số phận của con người trong chiến tranh. Từ đó, càng cảm thấy tự hào và biết ơn những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc cho Tổ quốc.

Bài nói của mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe. Mình rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý từ cả lớp.

Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch - mẫu 2

Quảng cáo

Chiến tranh là một trong những đề tài vốn đã quá quen thuộc với thi nhân. Nhưng trong hình dung của người đọc, chiến tranh thường là những câu chuyện về gian khó, bom đạn và cả cái chết. Nhưng Giang của Bảo Ninh lại cho người đọc biết thêm về một khía cạnh của chủ đề tưởng chừng như đã quá rõ khi đề cập đến tình yêu, cuộc sống và sự gặp gỡ trong chiến trận. Chủ đề của truyện ngắn cũng như hình thức nghệ thuật trong Giang rất chậm rãi, nhẹ nhàng, nhưng khắc khoải, khiến cho người đọc khi tiếp cận nó sẽ phải suy tư, hồi tưởng và nhớ mãi. Đó có lẽ là yếu tố đặc sắc nhất tạo dựng thành công trong truyện ngắn này của nhà văn Bảo Ninh.

Chủ đề của Giang là sự gặp gỡ và nỗi nhớ của những con người trong chiến tranh. Không giống với hiện thực chiến tranh ở các tác phẩm văn học cách mạng vốn là sự chiến đấu hay anh dũng, hiện thực chiến tranh trong Giang của Bảo Ninh là một hiện thực khác. Đó là một hiện thực với cuộc gặp gỡ thoáng chốc mà nỗi nhớ đến cả đời người, day dứt. Chiến tranh đã chia cắt con người ta, đã chia cắt sự lãng mạn lứa đôi, không cho con người ta ngày gặp lại. Hiện thực ấy cũng rất tàn khốc chẳng kém gì máu và đạn bom nơi chiến trường. Với một chủ đề như vậy, Giang đã thành công để bạn đọc đón nhận.

Quảng cáo

Sự thành công của truyện ngắn này không chỉ nằm ở đề tài hay chủ đề mà còn nằm ở hình thức nghệ thuật. Với cách sử dụng các điểm nhìn của người kể chuyện xưng "tôi" - trực tiếp tham gia vào câu chuyện, truyện ngắn trở nên gần gũi hơn khi là lời chia sẻ của người trong cuộc. Người kể chuyện ở đây dẫu "hạn tri" nhưng lại đúng là bản chất của con người trong cuộc sống hiện thực - không bao giờ biết được tất cả.

Như vậy, có thể thấy chủ đề và hình thức nghệ thuật trong Giang đã làm nên sự thành công cho truyện ngắn này. Truyện ngắn Giang của Bảo Ninh đã giúp người đọc hiểu thêm về cuộc đời, số phận của con người trong chiến tranh. Từ đó, càng cảm thấy tự hào và biết ơn những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc cho Tổ quốc.

Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch - mẫu 3

Trong chiều dài của lịch sử văn học dân tộc, có biết bao tác phẩm văn học đã đến với người đọc như một cơn gió nhẹ thoảng qua, chẳng để lại chút hương nào. Nhưng cũng có những tác phẩm đọc lên câu chữ cứ như in dấu ấn mãi trong lòng độc giả. Tây Tiến cũng là một trong những “thanh nam châm thu hút mọi thế hệ” như thế. Bài thơ có sức hấp dẫn kì lạ bởi những giá trị nghệ thuật độc đáo và giá trị nội dung sâu sắc.

Quang Dũng bước vào làng thơ cách mạng với bài thơ Tây Tiến. Như đã có sẵn một môi duyên ràng buộc, bài thơ ấy đã gắn bó với tên tuổi của tác giả suốt bao năm tháng. Tác phẩm là một trong những tiếng thơ tâm huyết nhất của đời thơ Quang Dũng và cũng là một “kiệt tác” của nền thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Nói đến sức hấp dẫn của một tác phẩm là nói đến cái hay, cái đẹp riêng, cái độc đáo của tác phẩm đó. Và chính những giá trị nội dung và nghệ thuật là những thước đo tinh tế, chính xác cho sức hấp dẫn tác phẩm. Xuân Diệu đã từng định nghĩa: “Câu thơ hay là phải hay cả xác lẫn hồn”. Sức hấp dẫn của bài thơ phải được tạo nên từ sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Hai yếu tố ấy sẽ gắn kết với nhau để tạo nên một chỉnh thể văn học hoàn chỉnh mang giá trị thẩm mĩ cao. Bài thơ Tây Tiến có sức hấp dẫn mạnh mẽ trong lòng người cũng bởi tác phẩm có sự hài hòa, thống nhất giữa tư tưởng, nội dung và hình thức biểu hiện. Bài thơ không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa thơ mộng, thi vị, vừa hùng vĩ, hiểm trở hay tạc nên tượng đài người lính Tây Tiến mà còn thể hiện những tình cảm sâu kín trong lòng thi sĩ. Đó là tiếng thơ được bật lên từ một nỗi nhớ Tây Tiến da diết và xuất phát từ sự gắn bó máu thịt với một miền đất đã từng in dấu ấn những kỉ niệm chiến đấu của nhà thơ. Nội dung tư tưởng sâu sắc ấy đã được truyền tải qua một nghệ thuật đặc sắc với sự hài hòa của chất nhạc, chất thơ, chất họa, sự “tương giao” của bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu tính nhạc. Chính vẻ đẹp riêng, độc đáo trên đã làm nên sức hấp dẫn lâu bền của bài thơ Tây Tiến trong lòng người đọc.

Tây Tiến được viết khi nhà thơ đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian. Quang Dũng cũng là một thành viên trong đơn vị ấy. Đoàn quân Tây Tiến có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào bảo vệ dải đất miền Tây. Có lẽ cũng vì đã sống và chiến đấu rất lâu trên mảnh đất ấy nên vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây vẫn in đậm, khắc sâu trong tâm khảm nhà thơ. Vì thế khi viết bài này, hình ảnh thiên nhiên đã trở về trong hoài niệm của tác giả với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.

Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch - mẫu 4

Kính thưa cô giáo và các bạn, em tên là…đại diện cho nhóm A xin trình bày bài nói về phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi). Mong cô cũng các bạn lắng nghe và cho ý kiến để bài nói được hoàn thiện hơn. Em xin phép được trình bày.

Vùng đất phương Nam là nơi tốn không ít bút mực của các nhà văn nhà thơ. Có người viết về thiên nhiên, có người viết về sông nước, có người lại viết về cái gắt gỏng của khí hậu nơi này… Góp nhặt vào đề tài ấy, Đoàn Giỏi đã cho người đọc có cái nhìn bao quát về thiên nhiên cũng như con người phương Nam. Đặc sắc hơn nữa là tác giả cho người đọc thấy cách ăn ong khác thường trong khu rừng U Minh qua đoạn trích trong sách giáo khoa Văn 10.

Mở đầu đoạn trích, tác giả phác họa bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, trong trẻo của khu rừng U Minh qua góc nhìn của cậu bé An: đất rừng yên tĩnh, trời không có gió, không khí mát lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, đất ẩm… ánh sáng trong vắt. Vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng còn được thể hiện ở sự đa dạng của các loài chim, âm thanh sống động của chim, ong, cảnh vật cây cối cũng đa dạng: đàn ong mật như một xâu chuỗi hạt cườm, một đàn li ti như nắm trấu bay, tiếng kêu eo…eo…râm ran khu rừng mà phải thính tai mới thấy; mặt trời tuôn ánh sáng vàng rực rỡ, chim hót líu lo, hương tràm thơm ngây ngất khắp khu rừng, những con kì nhông với đủ sắc màu; vùng cỏ tranh khô vàng có hàng nghìn con chim cất cánh bay. Quả thật là nhà văn đã quan sát tinh tế mà miêu tả lại càng tài tình trong cách dùng tính từ chỉ màu sắc, âm thanh.

Thiên nhiên trong trẻo, đầy sức sống là vậy, con người cũng rất chất phác, thuần hậu và giàu hiểu biết. Cậu bé An- nhân vật xưng tôi trong đoạn trích Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua lời nói: ôn hòa với thằng Cò, lễ độ với ba má; hành động hết sức nhanh nhẹn: chen vào giữa, quảy cái gùi bé; đảo mắt nhìn; và nhân vật khắc họa qua suy nghĩ, cảm xúc: qua lời má kể vẫn chưa hình dung về cách “ăn ong”, khi được đi thực tế thì đã so sánh được sự khác biệt ở vùng U Minh với các vùng khác trên thế giới; cảm thấy lạ lẫm vì không gian im lìm ở trong rừng; ngạc nhiên về vẻ đẹp rừng U Minh với đa dạng loài chim và âm thanh; tự ái khi hỏi thằng Cò nhiều thứ. Trong mối quan hệ với các nhân vật khác, An xưng mày- tao với Cò thể hiện quan hệ bình đẳng; với ba má nuôi thì xưng hô lễ phép. Qua đó chúng ta thấy được nhân vật An là cậu bé hồn nhiên, ngoan ngoãn nhưng hết sức hiểu chuyện và cũng ham học hỏi và hiểu biết rộng.

Bên cạnh An ngây thơ, vô tư ham học hỏi là nhân vật Cò –một người sành sỏi, hiểu biết rộng về vùng đất U Minh. Cò qua cái nhìn của An là một người khỏe mạnh dẻo dai (cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng) được sinh ra và lớn lên ở vùng núi rừng U Minh. Cuộc nói chuyện của Cò với An về cách nhận biết chỗ ong đậu, ong qua lại, đặc điểm thiên nhiên, hướng gió… Cò giảng giải cho An về sự xuất hiện của ong mật, nơi mà ong mật sẽ làm tổ cho thấy Cò là người rất sành sỏi, quen thuộc và hiểu biết kĩ càng về rừng U Minh. Cũng giống như Cò, cha Cò-tía nuôi của An là một người rất tình cảm, chu đáo, cẩn thận và giàu lòng yêu thiên nhiên động vật. Vào rừng ăn ong, tía bên hông lủng lẳng túi, lưng mang gùi, tay cầm chà gạc, người mang theo những vật dụng cần thiết để chăm con và lấy mật. Khi vào sâu trong rừng, nhìn con đẫm đìa mồ hôi thấm mệt, tía nói các con nghỉ ngơi ăn uống no rồi đi tiếp. Đoạn rừng rậm rạp, tía vung tay lên, đưa con dao phạt ngang cành trước mặt để thông thoáng lối đi. Khi An bị ong đốt, Cò toan giết ong thì tía vội cản, tía dùng mồi lửa đuổi ong đi. Điều đó cho thấy tấm lòng nhân hậu, yêu thiên nhiên tha thiết của ông.

Xây dựng bức tranh thiên nhiên phóng khoáng, tác giả sử dụng biện pháp liệt kê (các loài chim, các loài ong, quy trình ăn ong…) cùng với từ ngữ giản dị, đậm chất Nam bộ. Còn xây dựng nhân vật tác giả kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động, cảm xúc suy nghĩ của nhân vật. Không chỉ để cho nhân vật tự nghĩ, tự đánh giá về mình, nhân vật còn đánh giá nhân vật khác để tạo sự khách quan.

Với một đoạn trích ngắn gọn trong Đất rung phương Nam, nhưng bản thân có ấn tượng sâu sắc về con người và đất rừng phương Nam. Đó là vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên với rừng rậm bạt ngàn, thú rừng hoang dã muôn loài. Con người chất phác, thuần hậu, trọng nghĩa, can đảm. Mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc hiện lên thật sống động thông qua nghệ thuật miêu tả đầy sáng tạo của nhà văn. Tác giả đã huy động các giác quan và nhiều điểm nhìn để quan sát, miêu tả cùng với sự hiểu biết phong phú về thiên nhiên, con người và cuộc sống ở vùng đất ấy, giúp cho người đọc vừa hình dung được cụ thể, vừa có thêm những hiểu biết để yêu mảnh đất phương Nam.

Trên đây là bài trình bày của em! Rất mong thầy/cô và các bạn góp ý để bài của em được hoàn thiện.

Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch - mẫu 5

Trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn đặc sắc của nghệ thuật chèo nói riêng và của nghệ thuật kịch hát Việt Nam nói chung. Sự đặc sắc của Thị Mầu lên chùa là sự đặc sắc đến từ chủ đề, nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện.

Cái hay trong chủ đề của trích đoạn Thị Mầu lên chùa nằm ở chỗ, Thị Mầu đã say mê và tìm cách ve vãn tiểu Kính Tâm. Nghĩa là, giữa lề lỗi, lễ giáo phong kiến đè nặng lên người con gái, lại có một Thị Mầu dám khát vọng và thể hiện tình yêu của mình ra bên ngoài. Thị Mầu chính là một sự đặc sắc, sự đối lập với Thị Kính. Cái hay nữa ở đây là, Thị Mầu lại đi thích tiểu Kính Tâm! Thật ngược đời, tréo ngoe. Nhưng dù tréo ngoe như vậy thì trích đoạn này cũng tràn đầy sự vui vẻ, đặc sắc so với những màn khác trong vở chèo Quan âm Thị Kính. Quan điểm của tác giả dân gian, như một cách để cởi trói cho người phụ nữ trong lễ giáo phong kiến, khỏi những lề lối của vòng cương tỏa, đã được gửi gắm qua nhân vật Thị Mầu.

Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của trích đoạn này được thể hiện rõ nhất chính là ở sự biểu hiện. Nói cách khác là nghệ thuật sân khấu. Nếu chỉ soi xét về kịch bản của Thị Mầu lên chùa, ta sẽ thấy được những điểm đáng chú ý. So với nghệ thuật Tuồng, ngôn ngữ trong Chèo dễ hiểu hơn, gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Đó là những lời nói, điệu hát mà có thể sử dụng, chèn thêm được cả lục bát, mang nặng tâm tình người Việt.

Cái hay của chèo còn khác biệt với kịch nói ở chỗ đó là có những tiếng đế. Tiếng đế này là sự tương tác của khán giả, là một sự cộng hưởng, cùng tác giả. Giới hạn giữa sân khấu và khán giả ở đây bị thu hẹp. Trong khi đó, ở kịch nói mà cụ thể là ảnh hưởng từ phương Tây, khán giả không được quyền lên tiếng, đồng sáng tạo với vở kịch diễn. Điều này cũng đã được thể hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa.

Có thể thấy, những nét đặc sắc trong nghệ thuật chèo đã được thể hiện khá rõ trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa. Những sự đặc sắc ấy đến từ chủ đề nghe có phần trái ngược (một cô gái đi ve vãn chú tiểu), đến từ sự biểu hiện của loại hình kịch hát. Kịch nói là sự ảnh hưởng, du nhập của phương Tây trong quá trình hiện đại hóa văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng, kịch hát vẫn có những hấp dẫn riêng, không chỉ vì đó là cái truyền thống, mà còn ở chính nghệ thuật của nó.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên