Top 30 Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm

Tổng hợp trên 30 bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm (hay nhất)

Quảng cáo

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm - mẫu 1

Ăn uống là hoạt động không thể thiếu để duy trì sự sống của con người. Thế nhưng, ăn uống không đúng lúc, đúng chỗ lại đem tới rất nhiều tác hại, hệ lụy đối với mỗi người. Trong bài luận này, tôi sẽ đưa ra một số nhận định, đánh giá của riêng mình nhằm cung cấp cho các bạn cái nhìn khách quan nhất về hành vi ăn quà vặt không đúng lúc, đúng chỗ. Từ đó, các bạn có thể dần dần từ bỏ thói quen có hại này. 

Hành vi ăn quà vặt thường xuất hiện nhiều nhất ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Thật không khó để chúng ta bắt gặp các bạn học sinh la cà, ăn uống, tụ tập ở cổng trường hay trong lớp học hoặc nơi đông người. Điều này đã tạo thành thói quen xấu trong môi trường học đường hay bất cứ nơi đâu. Tôi còn nhớ rất rõ vào một lần tham gia buổi kỉ niệm ở trường. Ngày hôm ấy biểu diễn trên sân khấu, tôi đưa ánh mắt nhìn xuống khán giả và bắt gặp một nhóm bạn đang túm năm tụm ba chia nhau những miếng bánh. Các bạn ăn uống rất hồn nhiên trong khán phòng rộng lớn. Tôi không thể hiểu nổi, tại sao các bạn lại có thể vô tư ăn uống được đến như thế! Trong khi mọi người đang tập trung vào công việc, học tập, giảng dạy thì đâu đó một số người lại cười đùa, ăn uống. Đây chính là biểu hiện của việc thiếu tôn trọng bản thân và người khác. 

Quảng cáo

Như các bạn có thể thấy, việc ăn quà vặt không đúng lúc, đúng chỗ gây ảnh hưởng rất nhiều đến mọi người xung quanh. Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem, giữa một lớp học, khán phòng, thư viện im ắng mà có những tiếng sột soạt của vỏ bánh, vỏ kẹo hay tiếng nhai tóp tép phát ra từ miệng của ai đó thì liệu ta có cảm thấy khó chịu hay không? Chắc chắn là có rồi, đúng không nào? Không những thế, một số loại đồ ăn còn gây ra mùi vô cùng khó chịu, chỉ cần mở túi bóng ra thôi là cũng đủ ám mùi trong một diện tích lớn. Ngoài ra, một số bạn ăn xong còn thiếu ý thức đến mức xả rác ra lớp học, nơi công cộng, làm mất mĩ quan trường học, đô thị. Ăn quà vặt không đúng lúc, đúng chỗ không chỉ thể hiện mình là người vô ý thức, vô văn hóa mà còn bị mọi người đánh giá, cười chê. 

Chính vì thế, chúng ta cần phải từ bỏ, thay đổi thói quen có hại này. Việc ngừng ăn quà vặt không đúng lúc đúng chỗ vừa tránh lãng phí được tiền bạc, vừa giảm thiểu được các nguy cơ tiềm ẩn, gây hại đối với sức khỏe. Lí do tôi cho là vậy bởi thực phẩm được bày bán ở trước cổng trường hoặc những nơi không đảm bảo vệ sinh sẽ gây ra một số biểu hiện như: đau bụng, buồn nôn, chóng mặt,... thậm chí là ngộ độc cấp tính. Nếu tiếp tục ăn uống trong thời gian dài, còn có thể gây ra một số căn bệnh khó lường. 

Quảng cáo

Việc thay đổi và từ bỏ thói quen này không phải là câu chuyện ngày một ngày hai. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cần tự ý thức được hành vi, việc làm của mình. Đồng thời, thay đổi, hình thành những thói quen lành mạnh. Ở trường học, thầy cô, ban giám hiệu nên đưa ra hình phạt hợp lí, có tính răn đe. Ở một số nơi đông người như chùa chiền, thư viện,...., ban quản lí cũng có thể ban hành thêm các nội quy, quy định. 

Tôi hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ thay đổi nhận thức của mình về hành vi này. Từ đó, từ bỏ thói quen ăn quà vặt không đúng nơi, đúng chỗ. Chỉ khi chúng ta có suy nghĩ đúng đắn thì ta mới có thể hình thành cho mình thói quen tốt.

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm - mẫu 2

Nơi đông người là không gian yêu cầu mỗi người phải có cách ứng xử văn mình, thân thiện. Tuy nhiên, không ít người lại đi ngược lại với số đông, tự do thể hiện bản thân một cách thái quá qua hành vi cười nói to hoặc gây tiếng ồn lớn. Điều này từ lâu đã trở thành một thói quen xấu, phổ biến trong đời sống cộng đồng. 

Quảng cáo

Thật không khó để bắt gặp những người thiếu ý thức như thế. Chẳng phải nói đâu xa, chỉ trong lớp học thôi cũng có một số bạn ngồi cười đùa, nói chuyện riêng trong giờ. Khi cả lớp đang chú ý, tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài thì các bạn lại túm tụm với nhau làm việc riêng, sử dụng điện thoại, cười khúc khích bên dưới gây mất tập trung đến những bạn xung quanh. Thầy cô cũng phải dừng đến mấy lần để nhắc nhở khiến bài giảng bị gián đoạn, đứt mạch. Đối với những không gian rộng lớn hơn như quán cà phê, thư viện, nơi công cộng, một số người lại vô tư cười đùa, la hét, gây ra tiếng ồn lớn khiến mọi người ức chế, khó chịu. Thậm chí, ngay trong khu dân cư chúng ta ở, cứ mỗi khi nghe thấy tiếng “Alo…1…2…3…4…”, chắc hẳn ai cũng phải lắc đầu ngao ngán. Có thể thấy, những người hàng xóm “vui tính” của chúng ta luôn biết cách “làm phiền” láng giềng bằng những âm thanh, tiếng hát hết sức “kinh dị”.   

Trong một số trường hợp, vì quá bực bội nên vài người đã phải tiến lại nhắc nhở. Tuy nhiên, thay vì tiếp thu, sửa đổi hành vi của mình thì những người đó lại phản ứng hết sức gay gắt, thậm chí sẵn sàng động tay động chân, dẫn tới các vụ ẩu đả, cãi cọ không mong muốn. Việc cười đùa, ồn ã ở nơi công cộng có thể thỏa mãn cảm xúc hưng phấn, phấn chấn nhất thời của người làm chủ hành vi nhưng lại đem đến sự bực dọc, bức bối, không thoải mái cho mọi người xung quanh. Đây là biểu hiện của thiếu tôn trọng bản thân và người khác. Họ sẽ phải chịu ánh mắt dò xét, chê bai về hành động của mình. Thậm chí còn bị coi là kẻ vô ý thức, vô văn hóa. 

Nếu từ bỏ được thói quen này, ta không những tạo được thiện cảm đối với mọi người mà còn thể hiện bản thân là một người biết suy nghĩ, có thái độ ứng xử tốt. Sẽ chẳng ai trong chúng ta muốn biến mình trở thành “kẻ đáng ghét” trong mắt người khác, phải không nào? Bởi vậy, chúng ta cần thay đổi thói quen này ngay từ hôm nay. Trước hết, mỗi người cần tự ý thức được hành vi, việc làm của mình. Tiếp đến, giữ gìn trật tự ở những nơi trang nghiêm, cần sự yên tĩnh như chùa chiền, thư viện, các danh lam thắng cảnh hay trong chính khu dân cư sinh sống. Đồng thời, có cách ứng xử, hành động phù hợp với chuẩn mực chung của cộng đồng. 

Mỗi một hành động của chúng ta đều là tấm gương phản ánh nhân cách, đạo đức. Chính vì vậy, bản thân mỗi người cần phải học cách sửa đổi, trau dồi không ngừng. Hãy cùng nhau chung tay xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp. Đừng để niềm vui của mình trở thành nỗi “ám ảnh”, bực dọc đối với mọi người, các bạn nhé!

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm - mẫu 3

Môi trường luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Ở những nước phát triển, việc bảo vệ môi trường được quy định rất chặt chẽ trong các văn bản và nội quy nơi công cộng. Bên cạnh người có ý thức giữ gìn cảnh quan thì cũng không ít người lại cố tình xả rác, chất thải không đúng nơi quy định. Điều này đã để lại những hậu quả vô cùng lớn đối với tự nhiên cũng như không gian sống của con người. 

Trong đời sống, thật không khó để chúng ta có thể bắt gặp những hành vi này. Hành động xả rác, chất thải bừa bãi xuất hiện dưới nhiều cấp độ, hình thức khác nhau. Có rất nhiều người ăn bánh kẹo hay uống nước ngọt xong thì lập tức vứt luôn tại chỗ mặc dù thùng rác ngay gần đó. Số khác thì có ý thức hơn, đem giấy rác vứt vào thùng nhưng cũng không vứt hẳn vào mà ném tung tóe, tràn lan cạnh thùng rác. Điều này khiến cho phố phường trở nên lem nhem, xấu xí. Bộ mặt của thành phố cũng từ đó bị xấu đi. Chẳng ai muốn nghe những lời đánh giá, chê bôi thành phố chúng ta đang ở phải không nào?

Tuy nhiên, việc xả rác bừa bãi chưa dừng lại ở mức độ cá nhân mà tiếp tục gia tăng ở các hộ gia đình, cộng đồng. Trong những cụm dân cư, mọi người còn hình thành các điểm thu gom rác tự phát, không tập trung. Con rạch dưới cầu Phú Mỹ (đoạn gần khu Phú Mỹ Hưng Quận 7) thường xuyên bốc mùi nồng nặc chỉ vì người dân ngang nhiên tập kết rác. Ngoài ra, ở một số vùng quê, nông thôn, nhiều nhà ném rác xuống mương, cống. Thậm chí là vứt lợn bị bệnh dịch xuống các hố sâu, dùng đất vùi lấp rất sơ sài. 

Nguyên nhân dẫn đến các hành động này bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trước hết về nguyên nhân chủ quan, hành vi xả rác, chất thải không đúng nơi quy định bắt nguồn từ việc ý thức người dân chưa cao, chưa nhận thức được đầy đủ tác hại về hành vi của mình, thấy mọi người vứt thì vứt theo. Còn về khách quan, một số điểm thu gom rác chưa hợp lí, ở quá xa khu dân cư hoặc nơi ở của mọi người. 

Việc vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường như đất, nước, không khí,... Đồng thời, gây mất mĩ quan đô thị. Vào mùa mưa, tình trạng tắc nghẽn ống thoát nước dễ xảy ra do rác thải vứt không đúng nơi quy định. Từ đó, khiến hiện tượng ngập lụt trong các thành phố lớn ngày càng trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, thói quen vứt rác không đúng nơi quy định còn làm tăng nguy cơ hình thành các bệnh truyền nhiễm, virus, vi khuẩn có hại đối với sức khỏe con người.

Nhằm xây dựng, bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp, người dân cần nâng cao ý thức và có nhận thức đúng đắn về hành vi của mình. Là một học sinh, chúng ta có thể tuyên truyền, giáo dục mọi người không vứt, xả rác bừa bãi nơi công cộng; tích cực tổ chức và tham gia một số hoạt động thiết thực như “Chủ nhật xanh”, “Mùa hè xanh” nhằm lan tỏa các hành động tốt đẹp trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức của mọi người. Bên cạnh đó, chính quyền cũng nên hình thành những điểm tập kết, thu gom rác theo khung giờ cố định trong ngày; có chế tài xử lí thích đáng, mang tính răn đe.

Trái Đất là không gian sống chung của tất cả chúng ta. Hi vọng qua bài viết này, mọi người sẽ thay đổi thói quen xả rác, chất thải không đúng nơi quy định; cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường. Mỗi một hành động của các bạn sẽ góp phần xây dựng cuộc sống văn minh, hiện đại

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm - mẫu 4

Trong các văn bản của trường học hoặc cơ quan quy định rất rõ về thời gian đi học, đi làm. Tuy nhiên, có không ít người vẫn thường xuyên đi học, đi làm, đi họp muộn so với giờ giấc đã đề ra. Đây đã trở thành thói quen phổ biến trong đời sống. Thói quen này để lại không ít hệ lụy, hậu quả đối với mỗi người. 

Hành vi đi muộn xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, lớn, bé. Thói quen này thường thấy nhiều nhất ở các bạn trong độ tuổi thanh thiếu niên là học sinh, sinh viên. Những người trưởng thành, đã đi làm cũng “góp mặt”. Có thể vì một vài lí do bất khả kháng, đột xuất như thời tiết xấu, hỏng xe, tai nạn,... nên chúng ta mới tới muộn. Tuy nhiên, những lí do này thường rất ít khi xảy đến. Đa phần, nguyên nhân dẫn đến thói quen đi muộn xuất phát từ ý thức của mỗi người. Kể từ ngày mạng xã hội ra đời và phát triển như vũ bão, thay vì đi ngủ sớm, dậy đúng giờ, rất nhiều người lại lướt mạng thâu đêm suốt sáng. Họ bị cuốn vào các tin tức giật gân trên Internet. Một số khác lại vùi đầu vào các trò chơi điện tử như Liên Quân Mobile, Pubg,... Chỉ đến khi quá mệt, họ mới tắt máy và chìm vào giấc ngủ. Do lối sống, sinh hoạt không điều độ nên nhiều người không thể thức dậy vào sáng ngày hôm sau để kịp giờ đi học đi làm. Ngoài ra, tác phong chậm chạp, lề mề cũng là một trong những lí do khiến chúng ta muộn giờ. Vì suy nghĩ “còn sớm mà” nên nhiều người thường tỏ ra bình thản, ung dung, đợi gần sát giờ mới vội vàng di chuyển đến lớp học, công ty. 

Việc đi học, đi họp muộn quá thường xuyên để lại rất nhiều hệ lụy, hậu quả. Trước hết, nó thể hiện bản thân là một kẻ vô ý thức, không có sự chuyên nghiệp. Khi mọi người đang tập trung học hay làm việc mà bạn mới tới sẽ vô tình làm xao nhãng, ảnh hưởng đến sự tập trung của người khác. Đặc biệt, trong các cuộc họp, công việc quan trọng, chỉ cần bạn đi muộn thì những người xung quanh sẽ phải mất công chờ đợi. Thậm chí, trong các cuộc gặp mặt đối tác, đi muộn là điều tối kị với bất kì ai. Tiếp đến, khi đi muộn, bạn sẽ bỏ lỡ kiến thức và các thông tin quan trọng. Thậm chí là tự đánh mất đi cơ hội của bản thân. 

Chính vì thế, nếu thay đổi được hành vi này thì mỗi người sẽ hình thành được cho mình những thói quen, lối sống lành mạnh. Đi đúng giờ giúp bạn có thêm thời gian để chuẩn bị bài vở, công việc một cách tốt nhất. Từ đó, chủ động, tự tin hơn trong công việc cũng như học tập. Đồng thời, gây được ấn tượng tốt và sự thiện cảm của mọi người. 

Tôi biết, để từ bỏ một thói quen cũ và hình thành thói quen mới không phải là điều dễ dàng gì. Thế nhưng, chỉ cần bạn quyết tâm và nhận thức được đầy đủ hậu quả do thói quen đi muộn gây ra thì mọi việc đều có thể làm được. Để thực hiện việc này, tôi cho rằng, mỗi người cần rèn luyện kĩ năng xây dựng, quản lí, sử dụng thời gian một cách hợp lí, hiệu quả; không lãng phí thì giờ vào những công việc vô bổ. Ngoài ra, hãy dự trù thêm thời gian đề phòng cho các trường hợp, tình huống xấu có thể xảy ra. 

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm - mẫu 5

Khi nói về việc học, ông cha ta có câu: “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên./ Dốt đến đâu học lâu cũng biết.”. Quả thật là như vậy, học tập đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như sự tiến bộ của xã hội loài người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc học. Từ đó, hình thành nên những thói quen không tốt như lười làm bài tập ở nhà, đến lớp tìm cách học qua loa, đối phó. 

Các bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi với chính bản thân mình: “Điều gì khiến bản chúng ta không muốn làm bài tập về nhà hay không?”. Tôi biết có rất nhiều bạn học sinh luôn cảm thấy chán nản, ghét bỏ việc học vì cho rằng học tập là nhiệm vụ bắt buộc. Chính vì thế, các bạn thường học với tinh thần đối phó để làm hài lòng cha mẹ, thầy cô. Số khác thì quan niệm không cần học và làm bài tập về nhà vì thời gian học trên lớp đã đủ. Chỉ cần bước ra khỏi cổng trường, các bạn sẽ sa vào những thú vui khác như chơi game, xem phim, đọc truyện….mà quên mất nhiệm vụ phải làm là hoàn thành bài tập trước khi đến lớp. Đây chỉ là một trong số rất ít những lí do khiến học sinh không chịu làm bài cũ. 

Đương nhiên, để đối phó với thầy cô, nhiều bạn học sinh không ngần ngại lên mạng tìm đáp án, lời giải. Không ít người đến lớp mới tá hỏa nhận ra bản thân chưa làm bài tập, vội vàng mượn vở bạn để chép. Các bạn làm trong trạng thái qua loa, đại khái, không hiểu về những kiến thức đã học. Bởi thế, bài vở luôn lộn xộn, không đầy đủ.

Không học bài làm bài cũ ở nhà, đến lớp tìm cách học qua loa, đối phó là một thói quen xấu mà bất cứ học sinh nào cũng cần phải từ bỏ. Hành vi này để lại rất nhiều hệ lụy, hậu quả đối với mỗi cá nhân. Kiến thức “rơi rụng” sau những lần lười biếng càng khiến cho mỗi người trở nên chán nản, buông xuôi với việc học hơn. Kết quả học tập vì thế cũng ngày một giảm sút. 

Nếu từ bỏ được thói quen này, chắc chắn các bạn sẽ có được một phong thái tự tin khi học tập. Thay vì phải mượn vở bạn chép bài hay học đại khái, mất phương hướng, bạn sẽ trở nên chủ động, tích cực hơn trong học tập. Từ đó, được thầy cô, bạn bè tin tưởng, yêu mến nhiều hơn. Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa. Vì vậy, cho nên các cháu trong lúc học lí luận cũng phải kết hợp với thực hành và tất cả các ngành khác đều phải: lí luận kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với lao động.”. Như vậy, bên cạnh việc ôn luyện, thực hành lí thuyết, chúng ta cũng cần ứng dụng một cách linh hoạt vào thực tế cuộc sống. Tự mình hoàn thành bài tập ở nhà cũng là một cách để chúng ta nâng cao khả năng thực hành của bản thân mình. Khi đó, kết quả học tập sẽ dần được cải thiện. 

Để thay đổi thói quen đã được lặp đi lặp lại hàng ngày không phải là điều dễ dàng nhưng tôi nghĩ rằng, chỉ cần chúng ta thật sự đầu tư thời gian, công sức thì kết quả sẽ luôn như mong đợi. Bạn có thể xây dựng thời gian biểu cụ thể, dành ra từ 1 - 2 tiếng buổi tối rồi hoàn thành bài tập trước khi đến lớp. Nếu trong trường hợp chưa hiểu hay gặp khó khăn khi giải bài, bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè. Đồng thời, biết cân bằng giữa thời gian giải trí và học tập để đạt được trạng thái tâm lí tốt nhất. 

Học tập sẽ không còn khó khăn nếu chúng ta có thái độ đúng mực và phương pháp phù hợp. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp cũng là một cách để mỗi người rèn luyện, trau dồi bản thân. Vì vậy, hãy luôn chăm chỉ và cố gắng trong quá trình học, bạn nhé!

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm - mẫu 6

Trong đời sống hiện nay, với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, con người đã từng bước nâng cao đời sống cũng như tinh thần của chính mình. Bên cạnh không gian sống tiện nghi, tân tiến, ta còn chứng kiến một thế giới “thật” mà “ảo”, “ảo” mà thật song hành với cuộc sống hiện thực là không gian mạng. Tại đây, con người được thỏa sức khám phá, chia sẻ và tiếp nhận vô vàn tri thức khác nhau. Tuy nhiên, điều này đã vô tình tạo ra một quan niệm hết sức nguy hiểm, đó là chỉ không gian ảo mới đem lại cho mỗi người những tri thức tự do, hứng thú nhất. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm, cần phải thay đổi. 

Từ trước tới nay, chúng ta nghe nhiều đến không gian mạng, thế giới mạng hay không gian ảo. Vậy mọi người đã thực sự hiểu về khái niệm này hay chưa? Không gian ảo là không gian không có thực trong đời sống thực tế, được tạo ra bởi con người với mục đích trao đổi thông tin, dữ liệu thông qua các thiết bị di động, máy tính. 

Chính vì hệ sinh thái hết sức “mở” và rộng lớn như vậy nên con người hoàn toàn có thể làm bất cứ điều gì mà họ muốn. Không gian mạng giúp cho con người tự do bình luận, trao đổi với nhau một cách dễ dàng mà không gặp bất kì trở ngại về khoảng cách địa lí nào. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến quan niệm trên. Ngoài ra, trong khi thế giới bên ngoài chưa đảm bảo được sự riêng tư cần thiết thì thế giới mạng lại làm được điều đó. Chỉ cần bật một hộp chat, soạn tin nhắn và gửi đi là ngay lập tức người ở đầu bên kia có thể nhận chỉ sau một cú click chuột hay cái chạm hết sức nhẹ nhàng trên màn hình điện thoại. Hộp “chat” ấy có thể chỉ hai hoặc một nhóm người được biết với nhau. Thậm chí, những nhà điều hành và nhân viên mạng xã hội luôn cố gắng tối ưu và bảo mật thông tin, đảm bảo sự riêng tư của người dùng bằng cách đưa ra nhiều tính năng cũng như cố gắng mã hóa đầu cuối cuộc trò chuyện. Điều quan trọng nhất khi nói về thế giới ảo đó chính là sự tổng hợp của vô vàn thông tin, tin tức trong nước và thế giới. Có thể nói đây là nguyên nhân cốt lõi, sâu xa dẫn tới suy nghĩ, quan niệm: chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức tự do, hứng thú. Mỗi phút, mỗi giờ đều có hàng vạn tin tức được cập nhật. Những tài khoản liên tục đưa ra các dòng trạng thái mới, thu hút rất nhiều sự quan tâm, tham gia của mọi người. Ở đây, mọi người hoàn toàn được thoải mái trao đổi, phán xét, bình tán sôi nổi mà không sợ bất kì ai vì đơn giản, họ đang ẩn sau danh tính của “người dùng” bất kì.  

Thế giới ảo hay ho, hấp dẫn là vậy nhưng nếu con người cứ bất chấp, mù quáng và cho rằng chỉ mạng xã hội mới khiến mình được tự do, thoải mái tiếp nhận tri thức thì quả là gay go và nguy hiểm. Bởi thông tin, tri thức trên không gian mạng hoàn toàn chưa được kiểm chứng cho nên không có sự tin cậy, xác thực, chỉ là những thông tin phiến diện, một chiều nhằm định hướng dư luận. Bất kì ai cũng có thể tạo ra “fake news” và là nạn nhân của thông tin giả. Khi con người quá tin và không có khả năng phản biện sẽ dễ rơi vào trạng thái mù quáng, dẫn đến những phát ngôn, hành động quá khích trên mạng xã hội. Nếu cứ giữ vững quan niệm đó, chúng ta sẽ trở thành “nô lệ” của thế giới mạng và dần bị phụ thuộc vào chúng. Tri thức là vô vàn. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể học từ thực tế thông qua sách báo, các văn hóa phẩm của các tác giả, nhà xuất bản nổi tiếng. 

Để sử dụng và tiếp nhận tri thức từ thế giới “ảo” một cách thông minh, mỗi người cần bình tĩnh trước mọi thông tin được đưa lên trang mạng xã hội; không nên tin hay nghe theo những lời kích động, xúi giục của bất kì một cá nhân hay tổ chức nào đó. Đồng thời, chú ý lắng nghe, nhìn nhận từ nhiều phía và tỉnh táo trước mọi thông tin, tri thức được đưa ra. Đặc biệt, không bình luận những thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận. 

Thế giới ảo nhưng hậu quả là thật. Chúng ta hoàn toàn có thể khám phá những tri thức theo cách riêng mà không bị phụ thuộc vào bất kì ai hay thế giới nào khác. Hãy là những người sử dụng mạng xã hội thông minh và hiểu biết các bạn nhé!

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm - mẫu 7

Nhà văn Macxim Gorki cho rằng: “Văn học là nhân học”. Quả đúng là như vậy, văn chương có chức năng nhận thức, giáo dục, hướng con người đến cái tốt, cái thiện. Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay, nhiều người lại cho rằng văn chương là thứ viển vông, xa rời thực tế. 

Văn chương hay cũng được hiểu là văn học. Tuy nhiên, văn chương có ý nghĩa rộng lớn, bao quát hơn văn học vì nó chỉ chung cho những tác phẩm được sáng tác bằng nghệ thuật ngôn từ. Như vậy, tất cả các tác phẩm được viết bằng ngôn từ thì đều thuộc văn chương. 

Nhiều người xem văn chương là phù phiếm vì họ nhận thấy những nhà văn, nhà thơ sáng tác văn chương đa phần đều có tính cách tự do, bay bổng, lúc nào cũng chỉ “thơ thẩn”, say đắm trong “trăng” với “hoa”. Vì thế, các tác phẩm của họ luôn xa rời đời sống, thuộc về một thế giới nào đó xa lạ với cuộc sống con người. 

Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hết sức sai lầm, cần phải loại bỏ, thay đổi. Khi đọc các tác phẩm văn học, ta không chỉ được chìm đắm trong những câu chuyện hết sức li kì, hấp dẫn mà còn được học hỏi thêm nhiều điều hay, hiểu hơn về cuộc sống, con người. Nói một cách khác, văn chương cung cấp tri thức và phản ánh sinh động hiện thực khách quan qua từng thời kì. Đọc các tác phẩm văn học Việt Nam từ thế kỉ X cho đến nay, ta sẽ nhận ra bối cảnh lịch sử cũng như sự tác động của các khuynh hướng, trào lưu văn học trên thế giới đối với văn chương Việt Nam. Trong thời kì trung đại, đó là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân của những bậc hiền triết, đại tài như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,... hay nỗi u hoài của các nhà thơ, nhà văn trước cuộc sống lầm than, đói khổ của người dân khi đất nước bị phương Bắc xâm lược. Đến thời kì cận đại, chúng ta chứng kiến sự nở rộ của phong trào Thơ mới với những thi sĩ nổi tiếng như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,... Cả một thời kì đen tối của dân tộc trong giai đoạn đầu khi Pháp cai trị được lột tả, thể hiện rõ ràng qua các tác phẩm “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố), “Chí Phèo” (Nam Cao), “Vợ nhặt” (Kim Lân),... Hay đó còn là tinh thần chiến đấu sục sôi, bất diệt trong các bài thơ “Việt Bắc” (Tố Hữu), “Dáng đứng Việt Nam”, (Lê Anh Xuân),...

Văn học là những cách tân, sáng tạo của người nghệ sĩ về mặt ngôn từ mà thông qua đó, họ tự nhận thức về chính mình và cuộc sống. Ta thấy một Nam Cao luôn ám ảnh với cái đói, cái nghèo, về tấn bi kịch không lối thoát của con người trước năm 45. Sau khi Cách mạng tháng Tám diễn ra thành công, ông rũ bỏ hoàn toàn chiếc áo cũ để khoác lên mình sự tự do, phóng khoáng và hăm hở đi theo Cách mạng. Chẳng phải thông qua văn chương, ta cũng có điểm nhìn mới về người nghệ sĩ hay sao?

Đặc biệt, văn chương còn khơi gợi những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc trong sáng, đẹp đẽ ở con người. Một tác phẩm văn học không đem đến cho con người bài học, ý nghĩa thì đó chỉ là một tác phẩm chết, không đáng một xu bởi “Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người” (M.Gorki). Vì thế, những nhà văn chân chính như Thạch Lam luôn tâm niệm rằng: “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú thêm.”.  

Ngoài ra, chúng ta phải thừa nhận rằng, văn chương chính là phương tiện hữu hiệu để lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Những kinh nghiệm, mong ước của ông cha qua hàng nghìn năm được đúc rút thông qua các câu ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích,... hấp dẫn, li kì. Đời sống sinh hoạt làng xã với những thú vui, nét đẹp bình dị cũng được phản chiếu, khúc xạ trong một số tác phẩm đầy trau chuốt về mặt ngôn từ như “Chùa Đàn”, “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân. Hay đó còn là tinh hoa ẩm thực, sự chăm chút, cầu kì trong từng món ăn của người dân ở “Băm sáu phố phường” (Thạch Lam), “Thương nhớ mười hai” (Vũ Bằng),...

Đời sống tinh thần sẽ thật tẻ nhạt nếu không được bồi đắp, nuôi dưỡng bởi những áng văn hay. Chính vì vậy, mỗi người cần từ bỏ, thay đổi quan niệm: văn chương là phù phiếm. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta cần phải thay đổi nhận thức của chính mình. Tiếp đến là mở lòng đón nhận, thưởng thức văn chương bằng cách tích cực tham gia vào các hội chợ sách, các buổi diễn đàn, thảo luận, tọa đàm; đọc những bài phê bình trên các trang báo, sách để hiểu hơn về tác phẩm. 

“Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có…”. Nếu đến với văn chương bằng tinh thần gượng ép, vô cảm thì mãi mãi, chúng ta sẽ không bao giờ cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp mà văn học chân chính đem đến cho loài người. 

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm - mẫu 8

Ngày nay, cái tôi cá nhân dần được mọi người coi trọng. Tuy nhiên, nhiều người lại quá đề cao cái tôi mà quên đi mất tập thể. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm, phổ biến trong đời sống hiện nay. 

Chúng ta thường hay nghe về “cái tôi”, nhất là trong đời sống và văn học. Cái tôi được hiểu là sự tự nhìn nhận, đánh giá về giá trị của chính mình nhằm phân biệt bản thân với mọi người hay cá nhân khác. Đương nhiên, vì đây là quá trình tự nhận thức bản thân nên đương nhiên sẽ có sự sai lệch, nhận thức chưa đúng đắn về giá trị, phẩm chất.

Chúng ta là một cá nhân, được đặt trong vô vàn các mối quan hệ xã hội khác nhau. Nếu quá đề cao cái tôi cá nhân trong tập thể thì sẽ để lại rất nhiều hệ lụy, hậu quả không hay với mỗi người. Thứ nhất, chúng ta dễ rơi vào trạng thái bị ảo tưởng về chính mình, luôn đặt mình ở vị trí cao hơn so với người khác. Nói cách khác, khi cái tôi bị phát tiết quá mức thì chúng ta sẽ không còn đủ tỉnh táo để nhìn nhận sự vật, sự việc theo đúng bản chất vốn có. Từ đó, tâng bốc mình một cách thái quá. 

Có một điều thường thấy ở những người quá đề cao cái tôi cá nhân là họ thường ít khi lắng nghe và không chịu chấp nhận ý kiến xung quanh. Những người như thế luôn tự coi mình là “cái rốn của vũ trụ”, xem mình là nhất, không chịu thua kém, ngang bằng với bất kì ai, cũng không quan tâm đến việc mình làm là sai hay đúng,... Chính việc đề cao cái tôi đã biến họ thành kẻ láo toét, ngông cuồng như con ếch trong truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” hay chú Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” (“Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài). Tôi tự hỏi rằng, liệu có bao giờ họ soi gương và nhìn lại bản thân mình như thế nào hay không? Cái tôi quá lớn đã trở thành nhà tù giam giữ họ trong sự tự mãn, kiêu căng của chính mình, để rồi đi ngược lại với các giá trị, mục tiêu chung và bị người khác ghét bỏ, khó chịu. Họ tự biến mình thành kẻ “khác biệt” so với mọi người, đi theo lối sống vị kỉ, không quan tâm đến cảm nhận của người khác. 

Cái tôi hoàn toàn có thể kiểm soát. Để làm được điều đó, chúng ta cần học cách lắng nghe, ghi nhận, tiếp thu những lời phản hồi, ý kiến góp ý từ mọi người xung quanh. Thay vì để cái tôi cá nhân áp đảo, điều khiển, bạn hãy lắng nghe lí trí, có cái nhìn toàn diện, đa chiều về mọi việc trong cuộc sống. Đồng thời, học cách cân bằng, dung hòa giữa lợi ích chung với mục tiêu của riêng mình. 

Con người ai cũng có cái tôi và cái tôi cũng như “con giao hai lưỡi”. Nó có thể đem đến thành tựu nhưng cũng có thể khiến bạn bị đau nếu không sử dụng đúng cách. Bởi “Cái tôi không phải là thứ sẵn có, mà là thứ liên tục hình thành thông qua lựa chọn hành động.” - John Dewey. 

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm - mẫu 9

Trong thời đại hội nhập, toàn cầu hóa, con người được tiếp xúc với nhiều trào lưu, xu hướng mới trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có thời trang, làm đẹp. Tuy nhiên, do nhận thức yếu kém cùng cái nhìn phiến diện mà một số người cho rằng ăn mặc khác người là sành điệu đẹp đẽ. Đây là quan niệm thường gặp ở một bộ phận giới trẻ, cho thấy nhận thức lệch lạc, cần phải sửa chữa, thay đổi. 

Trang phục không chỉ đơn thuần là làm đẹp cho bản thân mà còn là cách để chúng ta tạo được thiện cảm và thể hiện trình độ văn hóa đối với mọi người. Mặc đẹp là điều cần thiết song mặc thế nào để không “khác biệt”, lạc lõng với mọi người xung quanh lại là điều đáng được chú ý, coi trọng. Nhiều người cho rằng, chỉ cần ăn mặc thật đẹp, thật cầu kì là sẽ được mọi người ngưỡng mộ mà không biết rằng việc chọn trang phục phù hợp, đúng lúc đúng chỗ lại quan trọng hơn rất nhiều. 

Rất nhiều bạn trẻ bắt chước theo trào lưu hoặc cách ăn mặc của thần tượng để thu hút sự chú ý của mọi người. Tuy nhiên, điều mọi người tập trung không phải là sự cuốn hút, lịch thiệp mà là nét lập dị, thừa thiếu vải. Họ không quan tâm đến lời nhận xét, góp ý của người khác mà vẫn kiên quyết, bảo thủ với lối ăn mặc của mình. Thậm chí, còn đi đến những nơi đông người như công sở, chùa chiền, quán cà phê,... gây ra sự phản cảm, khó chịu cho người khác. Suốt một thời gian dài, báo đài đưa tin về việc một số người ăn mặc hở hang vào chùa, trở thành điểm “xấu” trong môi trường thanh tịnh, trang nghiêm. Hành vi này xuất hiện ngày càng nhiều khiến các sư trụ trì phải dán biển cảnh báo “Cấm ăn mặc hở hang khi vãn cảnh chùa”. Đây quả là một thực trạng đáng buồn làm sao. 

Từ trước cho đến nay, chưa bao giờ việc ăn mặc của giới trẻ lại khiến cho những nhà quản lí văn hóa lại đau đầu đến vậy. Nét đẹp của trang phục truyền thống dần bị đánh mất, thay vào đó là sự “lố bịch”, không phù hợp với chuẩn mực chung của cộng đồng. Giá trị của một con người không thể hiện qua những bộ đồ cầu kì, kiểu cách mà bộc lộ qua  cách ứng xử, giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ; ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh. 

Thói quen ăn mặc lịch sự không chỉ thể hiện tính cách, trình độ nhận thức, văn hóa của mỗi người mà còn góp phần kiến tạo một xã hội tươi đẹp, văn minh. Do vậy, chúng ta cần chú ý hơn đến cách ăn mặc của bản thân, sao cho vừa phô diễn được vẻ đẹp ngoại hình, vừa giữ gìn bản sắc, văn hóa của dân tộc Việt Nam. 

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm - mẫu 10

Lần gần nhất mà bạn phải ngồi chờ đợi một ai đó là bao lâu rồi? Có lẽ thói quen đi trễ đã không còn xa lạ gì với mọi người nữa, nó gần như trở thành thói quen của rất nhiều người trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,…và đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh có thói quen đi học muộn với đủ mọi lí do hết sức vô lí được đưa ra.

Quản lý thời gian là một giải pháp cần thiết để khắc phục được tình trạng trễ giờ, quên thời gian,… và cần phải bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết cũng như dự đoán được các vấn đề về giao thông. Rất nhiều người không có ý thức sắp xếp, phân bổ thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp và họ coi việc đi học muộn trở thành một việc hết sức bình thường. Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi trễ sẽ làm mất đi uy tín của bạn, lời hứa không còn có trọng lượng và bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé. Khi bạn đến lớp muộn, nó không chỉ làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, mà còn ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh khác, cản trở việc học của tập thể và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Thầy cô cũng vì thế mà cảm thấy bực mình và không muốn dạy một lớp học mà có nhiều bạn vô ý thức, vô kỉ luật như vậy.

Việc mọi người đi trễ có thể do một sự cố ngẫu nhiên như: ngủ quên, tắc đường, nhỡ xe, thời tiết,…. nhưng cũng có thể đó đã trở thành một thói quen ngấm vào máu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn đến lớp muộn, có thể là nguyên nhân chủ quan với lí do làm bài tập ngủ muộn, sáng dậy muộn,… hay nguyên nhân khách quan như việc tắc đường, xe hỏng,…. Nhưng dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói quen không tốt để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc và chúng ta cần từ bỏ nó ngay từ bây giờ. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Nếu mỗi người trong xã hội đều không coi trọng việc đúng giờ thì xã hội sẽ không thể nào tiến bộ được. Để tránh tình trạng đi học muộn, các bạn hãy tự chọn cho mình một biện pháp khắc phục phù hợp với bản thân mình, giảm thiểu tối đa thời gian bị mất bởi những lí do không cần thiết.

Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục ngay từ bây giờ. Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Thứ nhất, bạn phải biết cách lập kế hoạch phân bổ thời gian trong ngày một cách hợp lí. Nếu bạn là người chậm chạp, lề mề trong việc chuẩn bị trước khi ra khỏi nhà thì hãy nhớ cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để không bị lỡ hẹn và đi học đúng giờ. Thứ hai, nếu bạn là người đãng trí hay quên thì hãy tự lập cho mình một thời gian biểu khoa học và nhớ thường xuyên theo dõi nó để chắc chắn rằng mình không bỏ quên hay đi trễ một cuộc hẹn hay một buổi học nào cả. Và bạn cũng nên dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc có khả năng phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải, trôi đi một cách lãng phí.

Cha ông ta có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” dù biết rằng việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một việc làm rất khó nhưng không phải là không làm được. Vì vậy bạn và tôi, chúng ta đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa mà hãy cùng nhau trở thành người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Hãy biết quý trọng thời gian!

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm - mẫu 11

Có câu nói rằng khi khỏe người ta ước cả trăm điều nhưng khi ốm yếu, người ta chỉ ước một điều duy nhất là làm sao cho khỏe lại. Ai cũng mong muốn mình có một cơ thể khỏe mạnh nhưng không phải ai cũng được như vậy. Nhiều người chỉ vì bị khiếm khuyết một bộ phận trên cơ thể mà không thể hòa nhập được với cộng đồng, bị kì thị và đối xử bất bình đẳng trong cuộc sống. Những người khuyết tật, tàn tật cũng có quyền con người, họ xứng đáng có một cuộc sống như những người bình thường, và chúng ta cần từ bỏ quan niệm về việc kì thị người khuyết tật, tàn tật.

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Người khuyết tật họ cũng giống như bao nhiêu người bình thường khác họ cũng được pháp luật quy định là có quyền con người, họ có những quyền cơ bản của công dân không chỉ có vậy mà người khuyết tật còn được pháp luật quy định là được bình đẳng tham gia vào các hoạt động xã hội mà không phải chịu bất kì sự kì thị và phân biệt đối xử nào của xã hội. Để bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật, pháp luật cũng quy định rõ ràng và chi tiết những nghiêm cấm hành vi kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật. Do đó bất kì người nào có thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng và có hành vi xa lánh, phỉ báng, có thành kiến, hoặc ngược đãi, hạn chế quyền của người khuyết tật thì đều vi phạm quy định pháp luật người khuyết tật và sẽ phải chịu hình phạt tùy theo mức độ vi phạm của mình.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến quan niệm kì thi người khuyết tật? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật, trong đó cơ bản từ nhận thức khái niệm khuyết tật. Đầu tiên phải kể đến là do những quan niệm mê tín dị đoan cho rằng người bị khuyết tật là do thuyết nhân quả của người đó kiếp trước ở ác thì kiếp này gặp ác hay là cái quan niệm nếu bố mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái gánh và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt. Một số người cho rằng người khuyết tật là một phần hiện thân của điều đen đủi và không may mắn; họ sợ người khuyết tật sẽ đem lại sự đen đủi. Với những người không bị khuyết tật thì người khuyết tật được xem như là những người không bình thường và sự không lành lặn trên cơ thể sự khiếm khuyết đi một bộ phận nào đó chính vì điều này mà những người khuyết tật trong mắt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì những quan niệm đã khiến những người khuyết tật này khó có thể hòa nhập vào cộng cồng và sinh sống như những người bình thường khác được.

Trong cuộc sống, người khuyết tật phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do tình trạng khuyết tật gây ra, từ việc thực hiện những công việc sinh hoạt hằng ngày, học tập, việc làm đến tiếp cận các dịch vụ y tế, kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội.... Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng. Tại cộng đồng, người khuyết tật thường bị chế nhạo, bị lăng mạ; người ta thường xa lánh, tránh gặp người khuyết tật trước khi làm việc gì đó quan trọng như đi công tác xa, đi du lịch, đi thi.... Càng khó khăn hơn nữa là người khuyết tật còn bị đối xử bất công ngay trong chính gia đình mình, họ bị bố mẹ, anh chị em trong nhà coi là gánh nặng nên thường xuyên bị lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí còn bị bỏ rơi, không chăm sóc. Tuy gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống nhưng nhiều người khuyết tật vẫn vượt qua thử thách bằng chính nghị lực bản thân, đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực: học tập, lao động sản xuất, thể thao, văn hóa nghệ thuật...

Pháp luật Việt Nam quy định cá nhân, tổ chức không được kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật dưới bất kì hình thức nào. Người khuyết tật khi được sinh ra không được bình thường như bao người khác, đây đã là một sự thiệt thòi lớn nhất đối với người khuyết tật khi bị khiếm khuyết đi một phần của cơ thể. Những người khuyết tật này họ đã phải rất mạnh mẽ để có thể vượt qua được mọi khó khăn trong sinh hoạt để hòa nhập với xã hội. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm - mẫu 12

Quản lý thời gian là một giải pháp để khắc phục tình trạng trễ và bao gồm đi ngủ sớm, bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết và dự đoán được các vấn đề về giao thông. Học sinh có thể ép mình di chuyển và hành động nhanh hơn bằng cách đặt đồng hồ của họ về phía trước, làm cho họ nghĩ rằng chúng đã hết thời gian.

Giáo viên cũng có thể giúp học sinh của họ trở nên đúng giờ. Họ có thể giải thích tầm quan trọng đa dạng của tính đúng giờ và khuyến khích hành vi tốt thông qua một hệ thống khen thưởng. Họ cũng có thể thêm ý nghĩa vào đầu lớp bằng cách đưa ra các câu đố sớm và thảo luận các tài liệu quan trọng ngay lập tức. Giáo viên phải là những mô hình hành vi tốt. Học sinh tôn trọng và tuân theo các giáo viên đến đúng giờ, dự án chuyên nghiệp và thẩm quyền, lập kế hoạch các bài học có giá trị và sa thải các lớp theo đúng tiến độ.

Học sinh thường đến muộn có thể phải chịu hậu quả. Họ có thể bị giam giữ hoặc làm công việc mà giáo viên yêu cầu. Họ cũng có thể bỏ lỡ các kỳ thi hoặc khiến học sinh khác thất bại trong các hoạt động nhóm đòi hỏi sự có mặt của mọi thành viên. Một số học sinh cũng có thể không hội đủ điều kiện cho một số hoạt động ngoại khóa nhất định vào ngày hôm đó. Có những học sinh mặc trên mình áo đồng phục đẹp nhưng chưa ý thức được những nguyên tắc cơ bản mình phải làm

Trong khi đa số sinh viên có trách nhiệm và trưởng thành, họ có thể làm tất cả mọi việc để không bao giờ có tình trạng đi học muộn như đặt một đồng hồ báo thức, cho phép đủ thời gian để sẵn sàng vào buổi sáng, lịch trình xe buýt để đến lớp đúng thời gian. Họ cũng không nhận ra trách nhiệm của mình khi giao tiếp với các giảng viên khi họ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình

Khi học sinh đến lớp muộn, nó có thể làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, làm phân tâm học sinh khác, cản trở việc học, và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Hơn nữa, nếu không kiểm soát, sự chậm trễ có thể trở thành mãn tính và lan rộng khắp lớp. Vì có nhiều lý do khiến học sinh đến lớp muộn, xem xét nguyên nhân nào gây ra vấn đề này có thể giúp hướng dẫn người hướng dẫn phản ứng và chiến lược phù hợp. Hiểu được lý do, tuy nhiên, không đòi hỏi phải chịu đựng hành vi.

Khi học sinh đến lớp muộn, nó có thể làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, làm phân tâm học sinh khác, cản trở việc học, và thường ảnh hưởng tinh thần lớp học. Hơn nữa, nếu không kiểm soát, sự chậm trễ có thể trở thành mãn tính và lan rộng khắp lớp. Vì có nhiều lý do khiến học sinh đến lớp muộn, xem xét nguyên nhân nào gây ra vấn đề này có thể giúp hướng dẫn người hướng dẫn phản ứng và biện pháp phù hợp để không ảnh hưởng đến việc học của các bạn trên lớp.

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm - mẫu 13

Henry Brooks Adams từng nói: “Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái”. Quả đúng là như vậy, phương pháp học tập đúng đắn sẽ tạo nên hiệu quả tích cực. Học tập là nhiệm vụ của học sinh. Để duy trì thành tích học tập tốt, bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, học tập trên lớp, thời gian tự học thông qua làm bài tập về nhà cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các học sinh có thói quen không làm bài tập ở nhà.

Vậy bạn có biết tại sao học sinh chúng ta ngày càng lười làm bài tập không? Với tôi, tôi cảm thấy bài tập về nhà rất khó và làm tốn rất nhiều thời gian, vì vậy tôi thường trì hoãn việc làm bài của mình. Vậy còn các bạn thì sao? Nhiều học sinh cho rằng học tập là một nhiệm vụ bắt buộc nên luôn thực hiện nó một cách đối phó. Cũng có nhiều học sinh cho rằng thời gian học tập trên lớp là đủ và không muốn phải tiếp tục học khi về nhà. Và cũng có những học sinh cảm thấy áp lực trong học tập, chán ghét và sợ hãi việc học. Đó là những lí do hình thành thói quen không làm bài tập về nhà ở phần lớn học sinh hiện nay. Sau mỗi buổi học trên lớp, giáo viên thường giao cho học sinh một số câu hỏi bài tập để củng cố thêm kiến thức. Tuy nhiên, chỉ cần bước chân ra khỏi lớp học, đôi khi chúng ta sẽ quên ngay mọi lời giáo viên nói. Và khi trở về nhà, chúng ta bị thu hút bởi những cuộc vui, bởi những trò chơi điện tử hay đơn giản là vì lười nên không muốn làm gì cả. Thói quen làm bài tập ở nhà của học sinh hiện nay chủ yếu là đối phó. Chúng ta thường tìm lời giải trên mạng rồi chép lại mang đến lớp nộp để giáo viên kiểm tra mà không hề tự cố gắng làm bài. Hoặc chăm hơn một chút, có những học sinh sẽ tự ngồi làm bài tập về nhà nhưng chỉ làm một cách qua loa, không đầu tư nhiều thời gian và công sức. Cũng có những bạn sẽ không làm ở nhà mà đến lớp, sát giờ học mở vở ra mới nhận ra có bài tập và vội vàng làm hoặc sẽ mượn bài của các bạn trong lớp chép. Và cũng sẽ có những bạn không quan tâm đến việc có bài tập, không làm và đến lớp học với một cái đầu trống rỗng. Có lẽ những biểu hiện trên đều đã từng xuất hiện trong chính chúng ta ít nhất một lần trong đời.

Không làm bài tập ở nhà là một thói quen xấu. Vậy nếu không thể từ bỏ thói quen ấy, điều gì sẽ xảy ra? Chắc hẳn chúng ta đều biết bất kì thói quen xấu nào cũng hình thành nên những tính cách xấu. Nếu không làm bài tập ở nhà dần trở thành một thói quen, chúng ta sẽ trở thành một con người lười biếng, ì trệ, luôn phụ thuộc vào người khác. Không chỉ trong học tập mà trong bất kì công việc nào của cuộc sống, thói quen trì hoãn sẽ khiến ta không bao giờ hoàn thành được điều mình mong muốn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Câu nói ấy đến nay vẫn còn nguyên những giá trị. Học tập và tiếp nhận lí thuyết ở trên lớp thôi chưa đủ, quan trọng chúng ta cần phải biết vận dụng những kiến thức được học vào thực hành làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống. Tự mình hoàn thành bài tập ở nhà chính là một cách giúp chúng ta rèn luyện thực hành. Nhờ đó, kiến thức tiếp thu được ở trên lớp sẽ được hiểu sâu và kĩ hơn. Ngược lại, nếu không làm bài tập ở nhà, kiến thức chúng ta tiếp thu sẽ nhanh chóng bị lãng quên, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Việc hằng ngày đến lớp mượn vở bạn bè để chép đôi khi còn gây phiền hà với bạn bè xung quanh, đánh mất niềm tin ở bạn bè. Hơn nữa, nếu tất cả các học sinh đều không cố gắng ôn luyện làm bài tập, giáo viên sẽ không thể có những bài học hiệu quả. Việc thiếu ý thức làm bài tập ở nhà của học sinh không chỉ khiến bố mẹ buồn phiền mà thầy cô, nhà trường cũng vô cùng lo lắng.

Không làm bài tập ở nhà đang dần trở thành một thói quen xấu có ở mọi học sinh. Vậy chúng ta cần làm gì để loại bỏ thói quen ấy? Chúng ta biết rằng để từ bỏ một thói quen không phải là công việc dễ dàng. Vì vậy, hãy bắt đầu rèn luyện từ những điều nhỏ nhất. Trước hết, bạn hãy thiết kế cho mình một thời gian biểu hợp lý. Đối với bài tập về nhà, bạn đừng để khi hôm sau có tiết thì hôm nay mới làm, hãy hoàn thành nó vào ngay buổi tối mà các bạn học môn đó. Bởi đó là lúc kiến thức của bạn đang được lưu trữ tốt nhất và việc làm bài tập sẽ khiến bạn nhớ bài lâu hơn, học tập hiệu quả hơn. Như vậy, khi đến tiết học sau, bạn có thể chủ động và tự tin đến lớp khi tất cả các bài tập đã được hoàn thành. Bạn hãy tự tạo cho mình một không gian học tập hiệu quả bằng cách tách biệt với các thiết bị di động, những thứ có thể làm mình bị sao nhãng, ảnh hưởng. Trong một buổi tối, bạn có thể dành ra 1-2 tiếng để tự học và đặt thời gian nghỉ giữa giờ khoảng 10-15 phút. Với những bài tập khó, bạn có thể nhắn tin nhờ thầy cô hướng dẫn hoặc trao đổi với bạn bè. Một cách học hiệu quả đó chính là chúng ta học nhóm cùng với bạn bè của mình. Như vậy bạn vừa có thể tiếp thu kiến thức từ bạn bè, vừa có thể tự rèn luyện bản thân, nhận ra được những nhược điểm của mình và tìm cách khắc phục. Thay vì để bố mẹ, thầy cô nhắc nhở làm bài tập, chúng ta nên chủ động và tự giác hoàn thành công việc của mình. Bởi học tập là nghĩa vụ của học sinh, chúng ta phải có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình. Tuy nhiên, đừng nghĩ việc hoàn thành bài tập ở nhà như một trách nhiệm nặng nề, hãy nghĩ đó là quá trình bạn đang hoàn thiện mình. Kiến thức khi chúng ta tự học và chủ động tiếp nhận là những kiến thức được chúng ta lưu giữ lâu và hiệu quả nhất.

Có thể các bạn sẽ cho rằng thời gian học ở trên lớp là quá nhiều vậy còn học ở nhà làm gì? Hoặc các bạn sẽ cảm thấy việc học và làm bài tập liên tục như vậy sẽ giống như một con “mọt sách”. Cũng có những bạn cho rằng giáo viên giao quá nhiều bài tập khiến chúng ta cảm thấy áp lực và sợ hãi việc học. Những điều các bạn thắc mắc đều hợp lý với tâm lý của phần lớn học sinh hiện nay. Vậy bạn thử nghĩ mà xem, nếu một ngày giáo viên không giao cho các bạn những bài tập ôn luyện, nếu một ngày bạn đã lãng quên hoàn toàn việc tự học ở nhà và nếu một ngày, kiến thức của tất cả học sinh đều chỉ phụ thuộc vào những giờ phút học ít ỏi trên lớp, điều gì sẽ xảy ra? Kiến thức đến với con người nếu không được ôn tập và rèn luyện sẽ nhanh chóng tan biến. Như vậy, làm sao những học sinh có thể nắm vững tri thức để cống hiến cho cộng đồng? Làm sao nền giáo dục có thể phát triển? Làm sao con người và xã hội mới có thể trở nên văn minh? Việc không làm bài tập ở nhà có thể thấy chỉ là một thói quen rất nhỏ nhưng nếu không tìm cách từ bỏ, nó sẽ làm ảnh hưởng đến tính cách con người cũng như trình độ phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng hệ thống giáo dục cần đổi mới phương pháp giao bài tập để học sinh cảm thấy hứng thú hơn với việc học. Thay vì giao bài tập về nhà, giáo viên có thể giao nhiệm vụ chuẩn bị kiến thức cho buổi học sau. Như vậy, học sinh sẽ có được tâm thế chủ động hơn khi đến lớp. Thay vì giao những bài tập viết, giáo viên có thể giao học sinh những bài tập thực hành, làm việc theo nhóm để học sinh phát huy khả năng tư duy, sáng tạo. Như vậy, dù học tập theo hình thức nào, ý thức tự giác, chủ động của học sinh vẫn luôn là yếu tố vô cùng quan trọng.

Nếu có thể từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà, chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả học tập mong muốn và theo đuổi được ước mơ của mình. Hãy rèn luyện cho bản thân sự tự giác, chủ động không chỉ trong học tập mà còn trong mọi mặt đời sống.

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm - mẫu 14

Mặc dù vai trò của người phụ nữ đang dần được đề cao, coi trọng nhưng "quan niệm trọng nam khinh nữ" từ thời phong kiến vẫn còn tồn tại cho tới tận ngày nay. Đây là một tư tưởng hết sức sai lầm, cổ hủ, cần được loại bỏ khỏi xã hội hiện đại.

Trước hết, "trọng nam khinh nữ" là sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính, trong đó vai trò của người đàn ông được đánh giá cao hơn so với phụ nữ. Nguyên nhân dẫn đến tư tưởng này là do ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc. Học thuyết Nho giáo quy định rất chi tiết, rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của đàn ông và phụ nữ. Đàn ông phải là người có chí khí, sẵn sàng gánh vác giang san, làm trụ cột trong gia đình. Còn phụ nữ luôn phải giữ gìn tiết hạnh, thực hiện "tam tòng tứ đức". Có thể nói, tư tưởng Nho giáo đã chi phối rất nhiều đến các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác và ăn sâu vào suy nghĩ, nếp sống của người dân.

Trong đời sống, chúng ta không khó để bắt gặp biểu hiện của quan niệm này. Mặc dù đã sinh đủ hai con nhưng nhiều nhà vẫn muốn có con trai để "nối dõi tông đường". Ở một số làng quê, dấu ấn của quan niệm "trọng nam khinh nữ" rất đậm nét. Trong các buổi cỗ bàn, lễ Tết, nếu đàn ông nào sinh được con trai thì ngồi ở mâm trên, còn nếu sinh con gái thì phải ngồi ở mâm dưới. Thậm chí, nhiều cánh đàn ông còn bị chính những người anh em, bạn bè chế giễu, trêu đùa. Những định kiến này đã gây áp lực cho họ và là nguồn cơn của những cuộc cãi vã, bạo hành trong gia đình. Ngay trong mối quan hệ vợ chồng, tiếng nói của người đàn ông bao giờ cũng có trọng lượng hơn phụ nữ.

Ngày nay, quan niệm "trọng nam khinh nữ" không còn nặng nề như trước nhưng nó vẫn tồn tại và để lại nhiều hậu quả đối với xã hội. Có rất nhiều lí do để chúng ta từ bỏ suy nghĩ này. Thứ nhất, tư tưởng "trọng nam khinh nữ" không còn phù hợp trong xã hội hiện đại. Bởi ngày nay, Việt Nam cũng như thế giới đang hướng đến bình đẳng giới. Có rất nhiều tổ chức được thành lập để đấu tranh cho một xã hội công bằng, nơi giới tính không còn là giới hạn như Tổ chức thúc đẩy bình đẳng giới Việt Nam (VOGE), Ủy ban địa vị Phụ nữ Liên hợp quốc, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA),... Họ đang nỗ lực bảo vệ cho các quyền của trẻ em gái và phụ nữ trên thế giới. Phụ nữ cũng xứng đáng được tôn trọng và được nhìn nhận một cách công bằng trong quá trình đóng góp vào sự vận hành, phát triển của xã hội.

Thứ hai, tư tưởng "trọng nam khinh nữ" gây mất cân bằng giới tính. "Theo như số liệu của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), vào năm 2026, Việt Nam sẽ "thừa khoảng 1,38 triệu nam giới." (theo vietnamplus.vn). Tình trạng "thừa nam, thiếu nữ" đang là một vấn đề nhức nhối, đáng báo động. Nếu không giải quyết được thực trạng này, nhiều đàn ông sẽ phải đối mặt với việc không tìm được người để kết hôn.

Thứ ba, việc quá đề cao nam giới còn làm tan vỡ nhiều mối quan hệ. Điều này khiến cho những giá trị tốt đẹp của gia đình bị phá bỏ. Chừng nào tư tưởng "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" ("một con trai là có, mười con gái vẫn là không") chưa chấm dứt thì chừng đó vẫn còn nạn bạo hành.

Thứ tư, quyền lợi của phụ nữ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tư duy cũ kĩ, đi lùi thời đại này. Vấn đề "trọng nam khinh nữ" khiến cho tiếng nói của những người phụ nữ trở nên nhỏ bé, thấp kém. Họ bị đè nén và không được thừa hưởng thành tựu phát triển như phái nam.

Từ những lí do trên, chúng ta hoàn toàn có đủ căn cứ để thay đổi suy nghĩ, hành vi của chính mình. Sớm loại bỏ tư tưởng lạc hậu này sẽ tạo ra một xã hội công bằng, văn minh. Mọi người đều được phát triển bản thân một cách dân chủ, đồng đều. Từ đó, gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựng đất nước. Đồng thời, cũng chấm dứt được các tệ nạn xã hội, bảo vệ được trạng thái cân bằng của cán cân dân số.

Để từ bỏ, ngăn chặn quan niệm "trọng nam khinh nữ", chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tới từng người dân. Đây là biện pháp hữu ích trong công cuộc đẩy lùi tình trạng mất cân bằng giới tính, vấn nạn bạo lực gia đình và vô vàn những vấn đề khác. Ngoài ra, mỗi người phụ nữ cần không ngừng nâng cao trình độ, nhận thức của bản thân và nỗ lực đấu tranh cho các quyền chính đáng, hợp pháp mà mình xứng đáng được hưởng. Là một học sinh, chúng ta cần ý thức được những tác hại, hệ lụy mà quan niệm này đem lại cho cá nhân, gia đình, xã hội.

Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, bình đẳng. Pháp luật, nhà nước Việt Nam đã quy định rất rõ trong điều 26, Hiến pháp năm 2013: "Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.". Việt Nam cũng như thế giới đã và đang chung tay vì một xã hội công bằng. Chính vì vậy, chúng ta không nên giữ lại những tư tưởng, cổ hủ lạc hậu này nữa!

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay 1 quan niệm - mẫu 15

Chẳng ai mong muốn mình sinh ra lại bị thiếu thốn, thiệt thòi về thể xác cả. Chúng ta may mắn thì được lành lặn như bao người. Nhưng cũng có biết bao nhiêu người sinh ra thiệt thòi, người thị khuyết tật về chân tay, người lại khuyết tật về bộ não. Người khuyết tật là những người không được lành lặn, may mắn như người bình thường, họ đã phải chịu những sự dày vò về thể xác, đau đớn hơn còn có rất nhiều người kém hiểu biết kỳ thị, xa lánh họ. Vấn nạn kỳ thị, xa lánh người khuyết tật thực sự rất nghiêm trọng, có thể gây ra những hệ luỵ lâu dài trong xã hội.

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ thiếu tôn trọng, xa lánh, phân biệt đối xử với những người khuyết tật. Có thể chỉ bằng một ánh mắt coi thường xa lánh hoặc có thể là thái độ thiếu hòa nhã, tôn trọng với họ. Thấy họ đến thì dè bỉu, chê bai, xa lánh không ngồi cùng với họ. Chúng ta công nhận trong xã hội này có rất rất nhiều những thái độ, hành vi kỳ thị người khuyết tật vẫn đang xảy ra hàng ngày. Vấn nạn này thực sự rất đáng báo động.

Pháp luật Việt Nam đã quy định người khuyết tật có quyền bình đẳng như bao người bình thường khác, họ cần được đối xử như những người bình thường. Vì vậy bất kỳ hành vi kỳ thị, đối xử phân biệt, thậm chí phỉ báng, xúc phạm, đánh đập họ đều có thể bị xử phạt. Biết được điều đó nhưng vẫn có rất nhiều người có thái độ phân biệt, kỳ thị với những người khuyết tật. Tại sao vậy?

Thứ nhất là những nhận thức còn eo hẹp của những người xung quanh. Rất nhiều người cho rằng người khuyết tật là do kiếp trước làm nhiều điều ác nên kiếp này bị trừng phạt, do đó, kỳ thị với họ là xứng đáng với những gì họ nhận được. Thứ hai là có một số người quan niệm những người khuyết tật có hình dạng xấu xí, dị hợm, tiếp xúc hay qua lại với họ chỉ mang đến những điều xui xẻo, đen đủi nên giữ khoảng cách với họ, lập ra ranh giới với họ. Tóm lại sự kỳ thị với người khuyết tật đều xuất phát từ những nhận thức lệch lạc của con người.

Hậu quả của sự kỳ thị này vô cùng nghiêm trọng. Trước hết là với chính những người khuyết tật. Do bị kỳ thị, xa lánh họ không được tham gia vào các hoạt động văn hoá, xã hội, hậu quả là không xin được việc, không thể lao động sản xuất để nuôi sống bản thân mình. Sau nữa là cho xã hội, những người khuyết tật không lao động được thì cũng là gánh nặng cho xã hội. Rất nhiều người khuyết tật bị lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí bị bỏ rơi, nguyền rủa, không chăm sóc, điều đó thực sự là tiếng chuông đáng báo động về sự suy đồi đạo đức trong xã hội.

 Tóm lại kỳ thị những người khuyết tật là một hành vi xấu xí, rất đáng lên án. Chúng ta hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ để thấy được rằng: họ rất đáng thương, sinh ra đã thiệt thòi hơn người khác, chúng ta thay vì kỳ thị họ hãy đối xử bình đẳng với họ, động viên họ để họ có thêm nghị lực sống, trở thành người có ích cho xã hội.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên