Trắc nghiệm Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.
Trắc nghiệm Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Vài nét về văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Câu 1. Văn bản Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa văn hoá dân gian Việt Nam có xuất xứ từ đâu?
A. Trích từ Tranh dân gian Đông Hồ – Đông Hồ Folk Paintings của An Chương, NXB Mĩ thuật, 2010, tr. 13 – 22, và Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa văn hoá dân gian Việt Nam của Khánh An.
B. Trích từ Văn hóa dân gian Việt Nam NXB Mĩ thuật, 2010, tr. 13 – 22.
C. Trích từ Nét độc đáo trong hội họa Việt Nam NXB Mĩ thuật, 2010, tr. 13 – 22.
D. Trích từ Tình yêu hội họa Việt Nam, 2010, tr. 13 – 22.
Câu 2. Văn bản Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa văn hoá dân gian Việt Nam thuộc thể loại nào?
A. Văn bản thuyết minh.
B. Văn bản nghị luận.
C. Văn bản biểu cảm.
D. Văn bản hành chính công vụ.
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa văn hoá dân gian Việt Nam là gì?
A. Tự sự.
B. Thuyết minh.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Câu 4. Đền vào chỗ trống để được khái niệm đúng về tranh Đông Hồ:
Tranh Đông Hồ là tranh in từ ván khắc (…), tranh có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu (…) khắc gỗ với màu tương ứng và là một loại tranh dân gian của Việt Nam, xuất phát từ làng (…), Xã Song Hồ, Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh.
A. hình/ dáng/ Kim Hồ.
B. gỗ/ hình/ Đông Hồ.
C. gỗ/ mẫu ván/ Đông Hồ.
D. tranh/ gỗ/ Kim Hồ.
Câu 5. Thể loại tranh dân gian Đông Hồ xuất xứ từ tỉnh nào trên đất nước ta?
A. Bắc Giang.
B. Bắc Ninh.
C. Cao Bằng.
D. Lạng Sơn.
Câu 6. Theo em, thế nào là di sản văn hóa?
A. Là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
B. Là toàn bộ những gì tồn tại sẵn có trong vũ trụ mà không phải do con người tạo ra.
C. Là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy.
D. Là tất cả những gì do con người tạo ra.
Câu 7. Thái độ của tác giả được thể hiện trong văn bản Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa văn hoá dân gian Việt Nam là gì?
A. Bất mãn.
B. Yêu thương.
C. Trân trọng.
D. Phê phán.
Câu 8. Nêu mục đích của văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
A. Giới thiệu, thuyết minh về giá trị văn hóa của nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ.
B. Bày tỏ cảm xúc của người viết về giá trị văn hóa của nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ.
C. Thuyết phục người đọc về quan điểm của người viết đối với nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ.
D. Kể lại quá trình tạo ra tranh dân gian Đông Hồ.
Câu 9. Hoàn thành câu văn để được nội dung chính của văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam:
Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa Việt Nam là văn bản cung cấp hiểu biết cho người đọc về tranh dân gian Đông Hồ, gồm các thông tin về đề tài, chất liệu của tranh, cách chế tác tranh, việc (…) của người dân làng tranh Đông Hồ và cách lưu giữ, phục chế tranh của các (…). Từ đó, người đọc hiểu rõ hơn về một nét đẹp của văn hóa Việt Nam, đồng thời nêu cao ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp này.
A. bảo toàn/ nghệ nhân.
B. bảo vệ/ nghệ sĩ.
C. chơi tranh/ họa sĩ.
D. chơi tranh/ nghệ nhân.
Câu 10. Đâu là giá trị nghệ thuật trong văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa Việt Nam?
A. Ngôn ngữ bác học, giàu hình ảnh.
B. Cấu trúc chặt chẽ, logic; thôn tin chính xác, khách quan.
C. Thể thơ dân tộc gần gũi, nhịp nhàng.
D. Ngôn ngữ gần gũi với ca dao dân ca.
Phân tích văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Câu 1. Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản trên?
A. Giúp người đọc dễ dàng tra cứu thông tin.
B. Giúp các thông tin chính trong văn bản được thể hiện rõ ràng, mạch lạc.
C. Giúp hình thức văn bản trở nên thu hút.
D. Không có tác dụng.
Câu 2. Mục đích viết của tác giả là gì?
A. Truyền tải những thông tin về nghề tranh dân gian Đông Hồ truyền thống của dân tộc Việt Nam.
B. Kêu gọi sự bảo vệ, giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống dân tộc.
C. Quảng cáo, bán tranh Đông Hồ.
D. A và B đúng.
Câu 3. Đề tài thường thấy trong tranh Đông Hồ là gì?
A. Những con vật mang yếu tố tâm linh trong văn hóa người dân Việt Nam.
B. Những hình ảnh bình dị của làng quê.
C. Những nghi lễ truyền thống của người Việt Nam.
D. Những lễ hội truyền thống của người dân Việt Nam.
Câu 4. Đề tài thường thấy trong tranh Đông Hồ là gì?
A. Những con vật mang yếu tố tâm linh trong văn hóa người dân Việt Nam.
B. Những hình ảnh bình dị của làng quê.
C. Những nghi lễ truyền thống của người Việt Nam.
D. Những lễ hội truyền thống của người dân Việt Nam.
Câu 5. Ý nghĩa của bức tranh “Lợn đàn” là gì?
A. Ý nghĩa về sự ấm no, sung túc.
B. Ý nghĩa về sự may mắn.
C. Ý nghĩa về sự hạnh phúc.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 6. Ngoài những hình ảnh mộc mạc của làng quê, tranh Đông Hồ còn đề cập đến vấn đề gì?
A. Tình yêu đôi lứa.
B. Cảnh đẹp đất nước.
C. Mặt trái, những góc khuất của đời sống nông thôn.
D. Những câu ca dao, tục ngữ.
Câu 7. Bức tranh nào dưới đây không thuộc đề tài những mặt trái, góc khuất của đời sống nông thôn?
A. Đám cưới chuột.
B. Đàn gà mẹ con.
C. Thầy đồ Cóc.
D. Đánh ghen.
Câu 8. Đâu là những gam màu cơ bản trong tranh Đông Hồ?
A. Màu đen, màu trắng, màu vàng, màu đỏ.
B. Màu đen, màu xanh, màu vàng, màu đỏ.
C. Màu đen, màu xanh, màu tím, màu đỏ.
D. Màu xanh, màu vàng, màu trắng, màu đỏ.
Câu 9. Thời gian nào là khoảng thời gian cực thịnh của tranh Đông Hồ?
A. Cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX.
B. Cuối thế kỉ XIX đến những năm 50 của thế kỉ XX.
C. Cuối thế kỉ XIX đến những năm 60 của thế kỉ XX.
D. Cuối thế kỉ XIX đến những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 10. Điều gì đã giúp tranh Đông Hồ vượt qua khó khăn?
A. Có những nghệ nhân, những dòng họ giàu tâm huyết với nghề.
B. Kịp thời thu mua lại, lưu giữ nhiều bản khắc cổ.
C. Phục chế các bản khắc gỗ.
D. Cả ba đáp án trên.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST