Top 10 Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua

Tổng hợp trên 10 bài văn Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 10 Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua

Quảng cáo

Đề bài: Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua? Hãy lập đề cương cho bản báo cáo kết quả của hoạt động trải nghiệm đó

Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua - mẫu 1

Đề cương báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm của lớp 10A1

1. Số lượng người tham gia

Tổng số 45 người trong đó: 

- Học sinh của lớp là 40 thành viên.

- Giáo viên và đại biểu của lớp là 5 người.

2. Kết quả

- Buổi trải nghiệm diễn ra an toàn, đúng kế hoạch thực tế.

- Học sinh của lớp tham gia vui vẻ.

- Hăng say khám phá những điều lý thú, bổ ích, tích lũy được nhiều điều hay về truyền thống. lịch sử, tham quan và tìm hiểu rõ về các di tích, danh lam thắng cảnh.

- Bày tỏ lòng biết ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập dân tộc.

Quảng cáo

3. Bài học kinh nghiệm

- Lớp cần tích cực nêu cao tinh thần đoàn kết.

- Cần hăng hái tham gia các hoạt động hơn.

- Mong muốn các bậc phụ huynh và GVCN tạo ra những chuyến đi ý nghĩa.

Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua - mẫu 2

Nếu chỉ có mô hình hóa qua hình cây ở trên mà không đi vào việc làm thực tế của một nhà trường thì cũng dễ bị coi là nói suông, chưa trải nghiệm vậy. Sau đây là một vài chia sẻ để trải lòng và nghe góp ý với mục đích mình họa. Tại trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa (Hà Nội), không chỉ học trò mà chính giáo viên chúng tôi đã lần lượt qua các nếm trải thực tế và chiêm nghiệm nhất định.

Quảng cáo

1. Bảo tàng không tĩnh: Chúng tôi vẫn đưa học sinh đến bảo tàng nhưng có mục tiêu rõ ràng là hãy làm sao khiến cho bảo tàng luôn sống động và ấn tượng trong tâm trí của học trò. Ví dụ trong năm học 2017- 2018, Nhóm chuyên môn Lịch sử đưa các con đến Bảo tàng Lịch sử, nhóm Sinh học đưa học sinh đến Bảo tàng Thiên nhiên, thì Tổ Ngữ văn đưa hơn 300 học sinh khối 10 đến Bảo tàng dân tộc Việt Nam. Trước khi đi học sinh được tách thành các nhóm và giao việc theo các không gian trưng bày để khi đến bảo tàng, bên cạnh việc học sinh cùng nhau được trải rộng khắp, còn chia nhóm khắc sâu nghiệm qua nhiệm vụ cụ thể. VD: Khi đi đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, giáo viên môn Ngữ văn của lớp đã giao cho Nhóm 1quan sát ghi chép, quay video, chụp ảnh tại khu vực trưng bày trong nhà về 54 dân tộc. Nhóm 2 nhận nhiệm vụ ở khu vực dựng cảnh các nếp nhà và phong tục của các dân tộc ở ngoài trời. Và nhóm 3 sẽ tham quan và ghi nhận sâu ở tò nhà trưng bày Đông Nam Á. Chúng tôi gọi đó là “đầu tư có trọng điểm” để học sinh xác định sự chú ý và có “gốc” cho khả năng sáng tạo. Sau đó, trở về từng nhóm báo cáo và thể hiện sản phẩm chuyên sâu về khu vực được giao. Nếu tổ được giao thực hiện chưa thuyết phục thì chính những bạn ở nhóm khác có thể bổ sung và chất vấn. Đây là cách tránh “cục bộ” chỉ chăm chú vào việc của mình. Nhờ vậy, học sinh vẫn có ý thức lắng nghe và thi đua cùng nhau. Tổ nào có nhiều ý kiến “trái miền phân công”, mà vẫn làm tốt phần của mình sẽ được ghi nhận để xếp loại, đánh giá. Nếu như nhóm Sinhhọc có “vĩ thanh” tham quan bảo tàng Thiên nhiên với cuộc thi “Cây và trường” trong Lễ hội Xuân yêu thương ngập tràn hương sắc, thì Tổ Ngữ văn cũng có cách lưu dấu Bảo tàng dân tộc học bằng các sản phẩm thể hiện văn hóa - văn học các dân tộc: Muôn dặm văn chương, cội nguồn dân tộc.

Quảng cáo

2. Trải nghiệm yêu thương: Tổ Ngữ văn đã đưa học sinh tham dự ngày thơ nhiều năm ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nhưng rằm tháng Giêng năm nay, khi kế hoạch trải nghiệm được xây dựng sáng tạo thì hiệu quả cũng vượt trội. Tham dự Ngày thơ Việt Nam năm 2018, trở về, các trò cùng tham gia nộp bài thi sáng tác thơ, bình thơ hay. Các bài thơ tiêu biểu đã được chọn đọc trong chuyên đề “Liên hoan thơ” của học sinh khối lớp 10. Đúng là “Đi xa rồi lại về gần”, hiệu quả lần này góp phần khẳng định trải nghiệm không có nghĩa cứ phải đến những nơi thật xa, thấy những việc thật lạ mà có những trải nghiệm ở chính Hà Nội, tại trường lớp của mình. Học sinh nói lên được lên tiếng lòng của mình giúp thầy thêm hiểu trò, bè bạn thêm hiểu nhau và phụ huynh cũng thêm hiểu con mình hơn. Trong chuyên đề môn Ngữ văn, chúng tôi chú trọng dạy làm người bằng trải nghiệm yêu thương. Học sinh đã có cơ hội chia sẻ về tình cảm của mình. Chúng tôi đã cùng học trò xúc động chứng kiến một kỷ niệm đẹp và đáng nhớ của gia đình học sinh.

3. Trải nghiệm để hội nhập: Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, học sinh được đưa đi thăm Đại học Anh quốc, RMIT, FPT, Trung tâm Văn hóa Mỹ, Pháp  Viện Goethe, Phân viện Puskin ở Hà Nội, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam… Đến đây, việc trải nghiệm nói chuyện với người nước ngoài bằng tiếng Anh, tiếng Nhật (có lớp học tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ hai ở trường). Gặp gỡ các là chuyên gia Văn hóa và giáo dục nổi tiếng trong và ngoài nước. Nhờ việc học ở trường các trò đã tiếp xúc thường xuyên với giáo viên người nước ngoài nên đến các nơi này các em rất chủ động và tích cực. Kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình được phát triển mạnh. Từ đó, năng lực trình bày giàu sức thuyết phục được rèn luyện tốt.

4. Hành trình tri ân: Cuối năm 2017, trường chúng tôi đã tổ chức học trải nghiệm sáng tạo cho 300 học sinh khối 12 (năm thứ ba). Đó là liên môn Ngữ Văn-Lịch sử - Địa lý - Giáo dục Công dân - Giáo dục Quốc phòng. Chương trình mang tên “Hành trình tri ân”, thầy trò nhà trường và các bậc cha mẹ đã đồng hành về miền Trung thân thương, cùng bên nhau thắp sáng tin yêu giữa lòng đất nước. Học sinh được bên nhau trong tình thầy trò, bạn bè trong sáng và ấm áp. Một trải nghiệm xa nhà 3 ngày 2 đêm giúp mỗi trò Hà Nội có cơ hội phát triển năng lực tự lập để trưởng thành hơn. Học sinh đã được hiểu về những điều thiêng liêng để bớt sự hời hợt thường có ở giới trẻ thời bình. Qua bản thông báo kế hoạch trải nghiệm gửi về các gia đình, ngay từ đầu, học sinh và phụ huynh không coi đây là dịp tham quan dã ngoại. Các trò đã xác định đây là dịp thực tế học tập mang nhiều ý nghĩa cao quý và thiết thực. Bởi lịch trình các địa chỉ đỏ như Ngã Ba đồng lộc, Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường Chín, Thành cổ Quảng Trị, Cầu Hiền Lương – sông Bến Hải  Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp… Nhìn lại tổng cộng hơn 1000 cây số đi và về, học sinh đã thấu hiểu đó là hành trình của lòng biết ơn sâu nặng, hành trình về với những con người làm nên lịch sử. Có thể nói qua trải nghiệm lần này, trong hành trình cuộc đời mỗi học sinh, đã có ánh sáng ân nghĩa được thắp lên!

Sau chuyến đi trải nghiệm 3 ngày 2 đêm ấy, trở về, học sinh Vũ Huyền Thương lớp 12C2 đã thốt lên trong bài viết của mình: “Mộ các liệt sĩ cứ mênh mông bạt ngàn như không có điểm dừng. Trước khi đến đây, tôi vẫn biết có rất nhiều người đã ngã xuống tại đây song khung cảnh hiện ra trước mắt thật xa với sức tưởng tượng của tôi rất nhiều”. Còn học sinh Dương Thái Hoàng An lớp 12D1 viết những vần thơ: Nghĩa trang Đường Chín mênh mang/ Mười ngàn Liệt sĩ nối hàng tiếc thương/ Hy sinh ngày ấy - chiến trường/ Nguyện mong làng xóm, phố phường bình an/ Lòng không một chút oán than/ Cầm chắc tay súng đánh tan quân thù/ Máu thấm đất, hồn thiên thu/ Lẽ nào ta lại lơ mơ ngủ lười/ Sách vở có lúc xa xôi/ Liên minh bóng đá, mải vui nhiều trò/ Đi Quảng Trị ngẫm mà lo/ Ân hận tìm đến bến bờ tri ân…

Sau chuyến đi Quảng trị, viết về Thành cổ Quảng Trị, học sinh Nguyễn Dương Hương Nhi 12D1 viết: “Thành cổ Quảng Trị - một nghĩa trang không có những nấm mồ. Khác vớiNghĩa trang Trường Sơn và nghĩa trang Đường 9 hay các nghĩa trang khác thì liệt sĩ nào cũng có mộ, dù niết hay chưa biết tên. Nhưng ở Thành cổ Quảng Trị thì các anh chỉ có một ngôi mộ tập thể chung, một nấm mồ chung thôi. “Đài tưởng niệm trung tâm” là biểu tượng của nấm mồ chung đó. Thương lắm khi biết tại mảnh đất đó, thân xác các anh đã hòa vào cùng cây cỏ, đất trời.”

5. Hành trình nhận nắng phương Nam: Vào tháng 3, các giáo viên chủ chốt cùng 25 học sinh xuất sắc của trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa đã tham gia một chuyến trải nghiệm xa 1750 km tới thành phố mang tên Bác kính yêu. Việc đổi mới phương pháp ở thành phố Hồ Chí Minh rất tích cực. Điểm đến của đoàn là trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý và Trường THPT Lê Quý Đôn. Một ngôi trường chưa đến 10 năm tuổi và một ngôi trường có lịch sử 140 năm. Điểm chung là cả hai ngôi trường này đều rất mạnh về đổi mới hoạt động, đổi mới phương pháp dạy học, tương đồng về mô hình. Cũng trong chuyến đi phương Nam này, với mỗi học sinh không thể quên kỷ niệm được chui trong địa đạo Củ Chi cùng thầy cô và bè bạn. Nhờ thế, sau trải nghiệm, những bài học Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Văn học sẽ thấm thía hơn nhiều.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:

Săn SALE shopee tháng 6-6:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GIA SƯ DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác