Top 30 Phân tích, đánh giá truyện Cây khế (siêu hay)

Tổng hợp các bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm truyện Cây khế hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Phân tích, đánh giá truyện Cây khế (siêu hay)

Quảng cáo

Phân tích, đánh giá truyện Cây khế - mẫu 1

Nhắc đến những câu chuyện cổ tích của nước ta, không thể bỏ qua truyện “Cây khế”. Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện dân gian của nước ta.

Truyện kể về hai anh em nhà nọ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống nương tựa vào nhau. Cha mẹ mất để lại cho hai anh em một cây khế và một chút ruộng vườn, của cải, tuy không khá giả nhưng hai anh em vẫn có cuộc sống no đủ. Từ khi người anh trai lấy vợ bỗng sinh ra lười nhác, mọi việc đều đổ hết lên đầu vợ chồng người em. Thậm chí sợ em tranh công nên anh trai đã chia gia tài, chiếm hết của nải, đẩy vợ chồng em ra túp lều nát với cây khế của cha mẹ để lại. Vợ chồng người em chăm chỉ làm lụng, chăm bẵm cho cây khế ra quả, chim quý đến ăn và đã trả công vợ chồng em trai bằng vàng bạc. Tiếng đồn đến tai người anh, người anh tham lam nên gạ đổi gia tài lấy cây khế. Chim quý cũng đến ăn và hứa trả ơn bằng vàng, nhưng vì tính tham lam vô độ của người anh nên đã bị chim quý hất xuống biển sâu. Cốt truyện tuy rất đơn giản, ngắn gọn nhưng chất chứa trong đó những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc và thấm thía.

Quảng cáo

Truyện “Cây khế” phản ánh cuộc xung đột giữa hai tuyến nhân vật trong một gia đình, một bên là vợ chồng người em trai hiền lành, chăm chỉ, chịu khó; một bên là vợ chồng người anh trai tham lam, ích kỉ, chỉ nghĩ đến đồng tiền. Thông qua khai thác xung đột trong gia đình này, tác giả dân gian đã phản ánh chủ đề của chuyện đó là phê phán sự tham lam, ích kỉ của con người, ca ngợi những con người chịu khó, chăm chỉ, biết sống lương thiện, biết thế nào là đủ. Câu chuyện còn là lời cảnh tỉnh cho những ai đã và đang xem nhẹ tình anh em trong gia đình, cắt đứt tình máu mủ ruột rà chỉ vì những cái lợi trước mắt. Chủ đề truyện này không mới nhưng nó vẫn có giá trị không riêng với thế giới cổ tích mà còn cả xã hội hiện thực bây giờ.

Góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện, ngoài giá trị của chủ đề và bài học sâu sắc trong truyện Cây khế thì không thể quên sự đóng góp của các hình thức nghệ thuật. Chính những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp cho chủ đề và bài học trong truyện trở nên sâu sắc, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả hơn.

Quảng cáo

Yếu tố nghệ thuật đầu tiên cần kể đến đó là nghệ thuật tạo tình huống. Tình huống truyện chia gia tài, vốn rất quen thuộc trong truyện kể dân gian. Nhờ tình huống này bản chất xấu xa tham lam của vợ chồng người anh trai được bộc lộ. Tình huống thứ hai, góp phần giúp mạch truyện tiến triển là tình huống chim quý xuất hiện và ăn khế của vợ chồng em trai. Nhờ chim quý vợ chồng em trai được đền đáp xứng đáng cho tấm lòng, sự lương thiện của mình. Cũng nhờ chim quý mà vợ chồng người anh trai đã bị trừng trị thích đáng cho bản tính tham lam, mờ mắt vì tiền của mình. Nhân vật chim quý đóng vai trò là nhân vật chức năng, thế lực siêu nhiên, thay nhân dân thực hiện mong ước của họ. Đây cũng là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam.

Xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng cũng là một nét nổi bật cho truyện cổ tích Việt Nam. Trong đó người anh trai là tuyến nhân vật đại diện cho kiểu người tham lam, chỉ nghĩ đến đồng tiền; nhân vật em trai là đại diện cho tuyến nhân vật bất hạnh, mồ côi, chịu nhiều thiệt thòi, cam chịu. Hai tuyến nhân vật chính - tà khá quen thuộc trong truyện cổ tích, là đại diện cho các kiểu người trong xã hội phân chia giai cấp thời bấy giờ.

Quảng cáo

Nét đặc sắc cuối cùng em muốn nói đến trong bài viết là cách khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Nhân vật trong truyện cổ tích vốn chưa có những tâm lý hay nét tính cách độc đáo, riêng biệt như trong văn xuôi của các tác giả văn học. Nhưng thông qua lời thoại, ngôn ngữ, hành động chúng ta cũng thấy được phần nào những nét tính cách đặc trưng của nhân vật. Chẳng hạn qua thái độ “rối rít, mừng quýnh, vái lấy vái để “ khi gặp chim thần của vợ chồng anh trai cũng đủ thấy vợ chồng anh ta là người tham lam, ích kỉ, tôn sùng vật chất, luôn trông chờ vào vận may; hành động “nhét đầy vàng vào tay áo, ống quần, lết mãi mới ra khỏi hang” đủ thấy anh trai tham lam đến mờ lý trí… còn vợ chồng người em trai thấy con chim thần chỉ biết than “ ông chim ơi, ông ăn hết khế nhà cháu…” rồi hành động “chỉ nhặt vừa đủ vàng bạc nhét vào túi rồi ra về” cũng đủ thấy người em trai vốn bản tính lương thiện, hiền lành. Nhân vật chỉ được khắc họa qua hành động, ngôn ngữ nhưng những nét tính cách nổi bật vẫn hiện lên tương đối đậm nét.

Những phân tích ở trên đây cho thấy Cây khế là một truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Về chủ đề, truyện chính là lời cảnh tỉnh, phê phán đến những người có lối sống ham vật chất, coi thường tình cảm máu mủ. Về hình thức nghệ thuật, tác giả đã kết hợp hài hòa các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ, hành động để nhân vật bộc lộ rõ cá tính của mình, thông qua đó chủ đề truyện cũng được tô đậm.

Câu chuyện là một bài học đắt giá cảnh tỉnh những người tham lam, không coi trọng tình cảm gia đình, sớm hay muộn cũng sẽ nhận phải một kết cục không may mắn.

Dàn ý Phân tích, đánh giá truyện Cây khế

I. Mờ bài

-Giới thiệu truyện kể. Nêu khái quát định hướng của bài viết.

- Cây khế là truyện cổ tích đặc sắc của kho tàng truyện dân gian Việt Nam, câu chuyện đã phản ánh những nét đặc trưng trong nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật của truyện cổ tích

II. Thân bài

1. Tóm tắt truyện

Truyện kể về hai anh em nhà nọ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống nương tựa vào nhau. Cha mẹ mất để lại cho hai anh em một cây khế và một chút ruộng vườn, của cải, tuy không khá giả nhưng hai anh em vẫn có cuộc sống no đủ. Từ khi người anh trai lấy vợ bỗng sinh ra lười nhác, mọi việc đều đổ hết lên đầu vợ chồng người em. Thậm chí sợ em tranh công nên anh trai đã chia gia tài, chiếm hết của nải, đẩy vợ chồng em ra túp lều nát với cây khế của cha mẹ để lại. Vợ chồng người em chăm chỉ làm lụng, chăm bẵm cho cây khế ra quả, chim quý đến ăn và đã trả công vợ chồng em trai bằng vàng bạc. Tiếng đồn đến tai người anh, người anh tham lam nên gạ đổi gia tài lấy cây khế. Chim quý cũng đến ăn và hứa trả ơn bằng vàng, nhưng vì tính tham lam vô độ của người anh nên đã bị chim quý hất xuống biển sâu.

2. Chủ đề và ý nghĩa của chủ đề

- Chủ đề: Đề cập đến lòng tham và sự ích kỷ của con người

- Ý nghĩa của chủ đề: phê phán những con người có lòng tham vô đáy, ích kỷ, tham lam chỉ nghĩ đến đồng tiền mà quên đi tình anh em.

3. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

3.1 Phân tích, đánh giá nghệ thuật tạo tình huống

- Tác giả xây dựng tình huống chim quý đến ăn khế, từ đó tạo cái cớ để nhân vật bộc lộ bản chất của mình

- Tác dụng: chim quý xuất hiện là nhân vật chức năng vừa giúp mang lại may mắn cho người xứng đáng và trừng trị những kẻ không xứng đáng.

3.2 Phân tích, đánh giá cách xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng và tác dụng trong việc thể hiện chủ đề

- Nhân vật anh trai và em trai là đại diện cho hai tuyến nhân vật bất hạnh và kẻ tham lam, ích kỷ trong truyện cổ tích. Việc xây dựng hai tuyến nhân vật quen thuộc giúp tác giả dân gian tô đậm chủ đề và bài học của truyện.

3.3 Phân tích, đánh giá cách khắc họa tính cách nhân vật qua lời thoại, ngôn ngữ

- Qua lời thoại của nhân vật chúng ta thấy rõ sự đối lập giữa hai tuyến nhân vật, một bên là người hiền lành, chịu khó biết thế nào là đủ; một bên là người tham lam, ích kỷ, mờ mắt vì đồng tiền.

III. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và sự đặc sắc của các nét nghệ thuật.

- Tác động của truyện đối với bản thân và người đọc.

Phân tích, đánh giá truyện Cây khế - mẫu 2

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam đã để lại nhiều câu chuyện với bài học vô cùng quý giá. Một trong số đó là câu chuyện “Cây khế”, vô cùng nổi tiếng và quen thuộc.

Truyện kể về hai anh em nhà nọ. Cha mẹ mất sớm, họ cùng nhau chăm lo làm lụng nên cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh đâm ra lười biếng. Còn hai vợ chồng người em vẫn cố gắng làm lụng. Thấy vậy, người anh sợ em tranh giành của cải, liền bàn với vợ cho vợ chồng người em ra ở riêng. Người anh chỉ chia cho em một gian nhà lụp xụp, ở trước cửa có một cây khế ngọt. Còn mình thì lấy hết tài sản quý giá mà cha để lại. Tác giả dân gian đã xây dựng sự đối lập của hai nhân vật chính trong truyện. Người anh thì lười biếng, tham lam. Còn người em thì hiền lành, chăm chỉ. Để từ đó đưa ra một bài học răn dạy quý giá.

Quanh năm vợ chồng người em chăm sóc cho cây khế tươi tốt. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng nhiên một hôm, có một con chim lạ đến ăn khế chín. Ròng rã một tháng trời, ngày nào chim cũng đến ăn. Người vợ đợi chim ăn xong liền xin nó đừng ăn nữa. Chim thần đáp lại: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Hai vợ chồng người em làm theo lời chim. Hôm sau, chim đưa người em ra đảo lấy vàng và trở về. Từ đó, người em trở nên giàu có. Qua chi tiết này, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học rằng nếu chăm chỉ làm lụng mới có thành quả tốt, và người hiền lành tốt bụng sẽ được đền đáp xứng đáng.

Nhưng câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó, sau khi biết chuyện, hai vợ chồng người anh vội vàng đến hỏi chuyện. Nghe em kể hết đầu đuôi, người anh liền gạ đổi hết gia sản để lấy túp lều và cây khế. Nhưng vợ chồng người anh không chịu làm gì, mà chỉ ngồi chờ chim đến ăn khế. Đến mùa khế chín, chim lại đến ăn và trả lời như người em kể. Hai vợ chồng người anh tham lam may cái túi to gấp ba lần. Đến nơi, người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Kết thúc này muốn khẳng định rằng kẻ tham lam, lười biếng sẽ chịu hậu quả.

Câu chuyện có nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo để góp phần thể hiện tư tưởng mà ông cha ta muốn gửi gắm.

Phân tích, đánh giá truyện Cây khế - mẫu 3

Kho tàng truyện cổ tích rất phong phú. Trong đó, “Cây khế” là một truyện rất quen thuộc, gửi gắm bài học quý giá cho mỗi người.

Như mọi câu chuyện cổ tích khác, Cây khế được bắt đầu bằng cụm từ “ngày xửa ngày xưa” và “ở một nhà kia” chỉ thời gian trong quá khứ, và không gian không xác định. Tiếp đến tác giả dân gian bắt đầu giới thiệu những nhân vật chính trong truyện - đó là hai anh em. Cha mẹ mất sớm, họ cùng nhau làm lụng vất vả nên cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh đâm ra lười biếng. Người anh sợ rằng em tranh giành của cải, liền bàn với vợ cho người em ra ở riêng, và chỉ chia cho em một gian nhà lụp xụp, ở trước cửa có một cây khế ngọt. Qua đây, nhân vật người anh trong truyện hiện lên với tính cách tham lam, ích kỷ.

Còn người em lại hiền lành, chăm chỉ. Quanh năm, vợ chồng người em chăm sóc cho cây khế chín. Bỗng một hôm, một con chim bay đến ăn khế. Ròng rã một tháng trời, ngày nào chim cũng đến ăn. Người vợ đợi chim ăn xong liền xin nó đừng ăn nữa. Chim thần đáp lại: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Vợ chồng người em làm theo lời chim nói. Hôm sau, chim thần giữ đúng lời hứa đưa người em ra đảo. Đến nơi, người em thấy trên đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đá ngũ sắc. Chim bay một vòng quanh đảo, sau đó hạ xuống một cái hang. Ngay cửa hang toàn những thứ đá như thủy tinh và hổ phách đu các màu. Kể từ đó, cuộc sống người em trở nên giàu có, sung sướng.

Tiếng lành đồn xa, người anh biết chuyện, lân la đến hỏi em. Vốn tính thật thà, người em kể hết đầu đuôi, người anh liền gạ đổi hết gia sản để lấy túp lều và cây khế. Nhưng vợ chồng người anh không chịu làm gì, mà chỉ ngồi chờ chim đến ăn khế. Mùa khế chín, chim lại đến ăn và trả lời như người em kể. Người anh may cái túi to gấp ba lần. Chim thần đưa người anh đến đảo. Người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Còn người anh bị cuốn đi rất xa, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có thể thấy rằng, chính sự tham lam đã khiến cho người anh phải trả giá.

Như vậy, truyện “Cây khế” của ông cha ta gửi gắm bài học người chăm chỉ hiền lành sẽ được đền đáp xứng đáng. Còn kẻ xấu xa, lười biếng sẽ phải chịu hậu quả.

Phân tích, đánh giá truyện Cây khế - mẫu 4

Lòng tham của con người là vô tận. Và lòng tham có thể giết chết tình bạn, tình anh em, họ hàng…thậm chí lòng tham có thể giết chết chính chúng ta. Thế nên, dân gian ta từ xa xưa đã rút ra nhiều bài học quý báu để lại cho đời sau với những câu chuyện vô cùng ý nghĩa về lòng tham, trong đó có truyện cổ tích “Cây khế”.

Cây khế xoay quanh câu chuyện về hai anh em ruột. Sau khi bố mẹ đột ngột qua đời, do lời xúi giục của vợ mà người anh cả chiếm hết tài sản chỉ chia cho người em một mảnh đất nhỏ với cây khế. Và câu chuyện trở nên hấp dẫn với chính cây khế, người anh chia cho người em. Một chú chim lạ, to lớn đã đến ăn những quả khế chín mọng khiến vợ chồng người xem xót xa, chạy ra xua đuổi. Nhưng thay vì bỏ đi, chú chim đã mang đến cho đôi vợ chồng nghèo, tốt bụng món quà với lời hứa, “ăn một quả trả cục vàng”. Và thực tế, chú chim không chỉ trả một cục vàng mà còn cả bao tải ba gang vàng cho vợ chồng người em.

Đọc đến đây, độc giả, nhất là những đôc giả nhỏ tuổi không khỏi vui mừng hạnh phúc, bởi trải qua bao khó khăn, thiệt thòi, sự chèn ép của vợ chồng người anh, hai vợ chồng người em đã gặp may mắn với chính lòng tốt, và sự giản dị của mình. Họ được trả công và sứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu như câu chuyện dừng ở đó thì thật bình thường. Vợ chồng người anh sau khi biết được vì sao người em từ nghèo khó bỗng chốc giàu sang đã quyết định đổi gia tài của mình chỉ để lấy cây khế. Nhưng thay vì may túi ba gang tay, vợ chồng người anh đã may cái túi to đến chín gang tay. Và họ đã chết bởi chính lòng tham của mình, khi vàng quá nặng, chú chim không thể chở nổi đã hất cả vợ chồng người anh lẫn vàng bạc xuống biển sâu.

Đến đây, không chỉ vui khi vợ chồng người em được hạnh phúc với cuộc sống đầy đủ, sung túc mà còn hả hê trước hậu quả mà người anh phải gánh chịu. Như vậy, với truyện “Cây khế”, người em đại diện cho những người hiền lành, thật thà, chịu thương, chịu khó, biết chia sẻ, nhường nhịn. Còn người anh đại diện cho những kẻ tham lam, bủn xỉn, ích kỷ thậm chí là độc ác. Như bất kỳ một câu chuyện cổ tích hay ngụ ngôn trong dân gian, truyện cây khế không dài và diễn biến câu chuyện không phức tạp, nhưng qua câu chuyện, qua mối quan hệ giữa hai anh em cho chúng ta những bài học ý nghĩa ở đời.

Trước hết, đó là bài học về tình anh em máu mủ ruột già. Trong bất cứ trường hợp nào, anh em phải biết yêu thương lẫn nhau và đừng như người anh trong câu chuyện, thật ích kỷ, hẹp hòi chỉ nghĩ đến bản thân mình mà đẩy mọi khó khăn khăn về cho người em. Sự tham tham của lòng người khiến cho người anh bất chấp tình anh em mà không chia gia tài bố mẹ để lại, để rồi, trong khi người anh được sống sung sướng thì người em phải sống hoàn cảnh khó khăn. Nếu như, người anh bớt đi sự hẹp hòi ích kỷ của mình, thì tình anh em của họ sẽ bền chặt biết bao, họ sẽ trở thành chỗ dựa cho nhau.

Bài học thứ hai đó là sự cần cù, chăm chỉ, siêng năng sẽ được đáp trả xứng đáng. Người em trong câu chuyện cây khế là một ví dụ điển hình. Dù không được người anh chia sẻ của cả nhưng bằng sự cần cù, chịu thương, chịu khó của mình mà người em vẫn có một cuộc sống, dù không đủ đầy về vật chất nhưng không thiếu về tinh thần. Phần thưởng mà chú chim mang đến với họ dù thật bất ngờ và nhuốm màu “cổ tích” nhưng đó là món quà xứng đáng cho sự thật thà, chăm chỉ. Cuộc sống hiện thực cũng vậy, sự chăm chỉ, siêng năng sẽ luôn nhận được sự chia sẻ của mọi người.

Nhưng có lẽ bài học sinh động nhất, chân thực nhất và ý nghĩa nhất mà “Cây khế” mang lại cho chúng ta chính là bài học về lòng tham. Nếu như chúng ta bị lòng tham làm mờ mắt thì sẽ gây ra biết bao hậu họa. Lòng tham sẽ giết chết tình anh, khiến cho tình anh em trở nên xa cách, thậm chí thù hằn như những người xa lạ. Và lòng tham có thể giết chết chính chúng ta như nhân vật người anh trong câu chuyện này. Những người nông dân khi sáng tác truyện “Cây khế” thật hài hước khi lấy chi tiết túi “ba gang” và túi “chín gang” tay để đo lòng tham con người. Người em biết mình, biết ta, sự thật thà từ tính cách mà nghe theo đúng lời chỉ dẫn của chú chim. Còn người anh, do bị lòng tham làm mờ mắt mà không cam tâm may túi 3 gang mà may cái túi những chín gang tay để đựng vàng. Và hậu quả, vàng thì chẳng nhận được mà người cũng chết theo. Cảm nhận đến đây, ta không thể không nhớ tới những câu tục ngữ, ca giao mà dân gian ta đã răn dạy, như:

“Tham vàng bỏ đống gạch dầy

Vàng thì ăn hết, gạch xây nên thành

Tham vàng bỏ ngãi anh ơi

Vàng thì ăn hết ngãi tôi vẫn còn

Người sao một hẹn thì nên

Tham vì nết chẳng hết chi người”

Truyện “cây khế” dù được những người nông dân lao động sáng tác từ xa xưa nhưng cho đến nay nó vẫn mang tính thời sự, vẫn là bài học ý nghĩa cho mỗi chúng ta.

Phân tích, đánh giá truyện Cây khế - mẫu 5

Truyện cổ tích dân gian Việt Nam luôn là những câu chuyện mang chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo lý thú đã đi vào tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Không những thế, mỗi câu chuyện lại là một bài học sâu sắc và triết lý sống của nhân dân lao động xưa dạy bảo con cháu. “Cây khế” là một trong những truyện cổ tích hay, đặc sắc và quen thuộc với tuổi thơ Việt Nam. Câu chuyện mang đến những bài học sâu sắc về tình anh em trong gia đình và đạo lý “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”.

Trước tiên, truyện “Cây khế” đưa người đọc, người nghe đến với hai người anh em trong gia đình cùng tình huống rất quen thuộc đối với nhiều gia đình Việt Nam, đó là việc chia gia tài sau khi cha mẹ qua đời. Truyện kể rằng, ngày xưa ở một nhà nọ có hai anh em. Cha mẹ mất sớm để lại gia tài nhà cửa, ruộng đất. Người anh tham làm nhận hết của cải ruộng đất về mình, chỉ chia cho người em trai mảnh vườn nhỏ có một cây khế. Người em vốn hiền lành nên vui vẻ nhận lời, hai vợ chồng ra sống ở túp lều bên cây khế. Tác giả dân gian đã xây dựng một tình huống chuyện rất hay và quen thuộc. Hình ảnh người anh thể hiện được một sự thật có trong cuộc sống, đó là có những kẻ tham lam, vì tiền bạc mà không nghĩ tới tình anh em. Qua đó, thể hiện thái độ chế giễu những kẻ tham lam, lười biếng trong xã hội.

Câu chuyện còn mang đến một bài học sâu sắc về triết lý “ở hiền gặp lành”. Hai vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn, cày thuê cuốc mướn, chăm bón cây khế hàng ngày. Rồi cây khế tươi tốt ra quả sai trĩu cành cho quả chín vàng, ngon ngọt. Một ngày nọ có con chim phượng hoàng từ đâu bay đến ăn hết quả này đến quả khác, người vợ liền nói cả gia tài có một cây khế này, mong chim đừng ăn. Chim bèn nói “ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Thế rồi hai vợ chồng người em nghe theo. Hôm sau chim đến và đưa người em bay đến hòn đảo rất xa lấy vàng. Hai vợ chồng từ đó sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa. Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo về chú chim phượng hoàng ăn khế trả vàng là một chi tiết đặc sắc trong câu chuyện. Đó là chi tiết li kỳ giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và lôi cuốn. Không những thế, thông qua chi tiết này, tác giả dân gian thể hiện một triết lý sâu sắc. Chỉ cần chăm chỉ, ở hiền ắt sẽ gặp lành. Vợ chồng người em là biểu tượng của người dân lao động xưa luôn chăm chỉ, chịu thương chịu khó và hiền lành nên đã đạt được thành quả tốt đẹp.

Không chỉ mang đến bài học “ở hiền gặp lành”, tác giả dân gian còn cho người đọc triết lý “ác giả, ác báo” và những người tham lam sẽ không có kết quả tốt đẹp. Vợ chồng người anh thấy người em trở nên sung túc bèn lân la hỏi chuyện. Vốn tính thật thà nên người em kể hết sự việc. Nghe xong, vợ chồng người anh ngỏ ý đổi tất cả tài sản của mình lấy cây khế. Người em đồng ý. Rồi một ngày nọ chim lại bay đến ăn và hứa trả vàng. Hai vợ chồng người anh mừng rỡ vô cùng, bèn bày kế may hẳn túi mười hai gang. Hôm sau chim đưa người anh đi lấy vàng, người anh lấy đầy vàng vào túi mười hai gang. Trên đường về gặp cơn gió mạnh, chim không chịu được sức nặng nên cánh chim bị nghiêng và người anh cùng túi vàng rơi xuống biển sâu. Chi tiết người anh bị rơi xuống biển sâu cùng túi vàng nặng trĩu là kết cục đích đáng mà tác giả dân gian đã dành cho những kẻ tham lam. Qua đó, nhân dân lao động xưa muốn dạy dỗ con cháu một bài học sâu sắc. Đó là trong cuộc sống không nên quá tham lam, ích kỷ, nếu không sẽ gặp một kết cục không hề tốt đẹp.

Gấp trang sách lại mà hình ảnh chú chim phượng hoàng ăn khế trả vàng vẫn hiện lên trong tâm trí người đọc. Câu chuyện “Cây khế” với chi tiết tưởng tượng kỳ ảo đã cho người đọc những giây phút lôi cuốn, kỳ thú cùng bài học sâu sắc về sự tham lam, triết lý sống “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Thế hệ người Việt Nam luôn tin rằng những câu chuyện cổ tích như “Cây khế” sẽ có sức sống lâu bền cùng lời răn dạy con cháu của cha ông ta.

Phân tích, đánh giá truyện Cây khế - mẫu 6

Trong kho tàng văn học Việt Nam, có vô vàn những thể loại văn xuất sắc, mang ấn tượng, trải qua thời kỳ lâu dài nhưng truyện cổ tích vẫn giữ được giá trị và sức hấp dẫn mãnh liệt, nó nuôi dưỡng những tâm hồn trẻ thơ để chúng lớn lên mang những bài học đạo đức hành trang cho cả cuộc đời. Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế vì thế mà đã in đậm trong lòng mỗi người khi nhớ về.

Câu truyện được tác giả dân gian tâm huyết viết nên bằng cốt truyện đầy sâu sắc. Tình huống truyện xuất phát từ chính những mối quan hệ tưởng chừng như quá quen thuộc trong một gia đình là anh em trai, sống hòa thuận với nhau, nhưng khi cha mẹ qua đời đã để lại cho hai người con một chút ít tài sản của họ dự phòng từ bao nhiêu năm cũng như dặn dò những lời tận đáy lòng rằng hai người bao giờ cũng phải đùm bọc, sống hòa thuận với nhau. Chuyện sẽ chẳng có gì để nói nếu như hai người nghe theo lời như ý nguyện của bố mẹ, và biết tiết chế, giữ cân bằng sự ham muốn, biết suy nghĩ cho người khác của cả hai. Khi lòng tham của con người ta nổi lên, thì thật đáng sợ, sẽ bất chấp làm mọi thứ chỉ để có được thứ mình mong muốn, cụ thể ở đây chính là tiền của. Cũng một phần do hoàn cảnh của người anh trai giờ đây đã có vợ, anh ta quên hết cả người em ruột thịt mà ngang nhiên lấy đi hết tài sản, vun vén cho hạnh phúc riêng của mình, chẳng hề đắn đo chỉ đề lại cho người em túp lều nhỏ và một cây khế ra quả ăn nơi góc vườn. Người em vốn là người mang bản tính thật thà và tốt bụng, chàng trai ấy đã thương cho hoàn cảnh anh chị làm lụng vất vả, còn mình một thân một mình hoàn toàn có thể tự lo được không cần nhờ nữa vì gây phiền phức, chàng đã nhanh chóng chấp nhận không mảy may nghi ngờ, so đo gì.

Chăm chỉ cỡ nào vẫn bị anh chị cả ghẻ lạnh, khinh rẻ, không hề có sự cảm thông, giúp đỡ, thấy sự tình ngày một tệ hơn, chàng bất lực, đành ở riêng. Cây khế ngày nào được chăm sóc, qua ngày tháng đã nhanh cho ra những lứa quả ngon, ngọt, anh thường chọn quả to ngon để cúng giỗ cha mẹ mỗi dịp lễ, và để ăn. Ngày nọ, một con chim phượng hoàng đã bị thu hút bởi cây khế, nó xà xuống ăn quả, anh chàng thấy vậy ra sức đuổi đánh chim. Nhưng vì đây là một con chim thần nên nó đã cầu xin tha thứ và nói vang vọng:

“Ăn một quả khế

Trả một cục vàng

May túi ba gang

Mang đi mà đựng”

Con chim ấy biết giữ lời, mấy ngày sau đến như đã hẹn chở người em ra đảo lấy vàng, cho thấy được tinh cách của một con vật, nó còn hơn hẳn con người anh sống phụ bạc. Người em thật thà đem câu chuyện mình được bởi con chim thần mà giàu lên trông thấy, nói cho người anh, ông ta vẫn lợi dụng em mình và còn hòng chiếm đoạt lợi ích, khai thác từ con chim người anh đã dàn dựng sự đổi chác địa vị, để mong muốn giàu có hơn, háo hức với dự định của mình từ lâu, sáng sớm hôm sau người anh đã leo lên mình con chim vượt biển, đến nơi hắn bị mê hoặc, nhét đầy túi vàng khắp người. Điều ấy đã đưa đến cái chết đáng giá cho nhân vật ở cuối câu truyện. Đó là cảnh báo của con chim thần đã đúng, vì con người quá cố chấp không chịu nghe, nên đã tự rước họa vào thân, vĩnh viễn bỏ xác mình nằm lại nơi biển khơi.

Nhân dân ta vốn là người nhân hậu, nhưng trước những sự việc như thế này, trời đất không dung tha. Họ nêu lên hết suy nghĩ của mình trong câu chuyện. Dường như sử dụng nhiều những hình ảnh mang tính chất thần kỳ đậm tính cổ tích cũng chính là nói lên ý nghĩa của một cuộc sống đúng mực ai ai cũng đều mơ tới- là hình ảnh con chim thần biểu thị cho sự công lý, sự biết giữ lời, sống có tình nghĩa ở người xưa, là hinh ảnh chiếc túi ba gang mà chim dặn mang đi cũng nói lên rằng cái gì trong cuộc sống cũng cần phải sống đúng có chừng mực, đừng để lòng tham che mờ mắt, nhận được kết quả đắt giá.

Câu chuyện cây khế quả thực rất hay, câu chuyện một lần nữa dạy cho ta những bài học đầy tính thiết thực về cách đối nhân xử thế nhất là đối với anh em trong nhà phải đùm bọc, che chở cho nhau dù cho có khó khăn hoạn nạn thế nào, qua đây ta còn hiều thêm về một ví dụ lòng biết ơn đáp nghĩa vốn đã thấm vào dòng máu Việt bao đời, ta cần phát huy thêm truyền thống đó, đừng bao giờ nuôi dưỡng một tâm hồn tham lam sẽ dễ đánh mất chính mình và đôi khi phải trả giá rất đắt, hay đôi khi chỉ khiến ta tin rằng trên đời vẫn còn sự “ở hiền thì sẽ gặp lành”, không ngừng làm những việc thiện, có ích cho xã hội sẽ nhận lại những việc phước báo về sau này.

Hẳn vậy mà những câu truyện cổ tích vẫn chứa đựng nhiều giá trị đặc sắc, nhớ có nó để nuôi dưỡng tâm hồn, để nhận sự giáo dục thông qua sách truyện cũng là một cách rất tốt đặc biệt cần thiết cho thế hệ trẻ. Truyện cổ tích cây khế sẽ mãi ở đó, tồn tại mãi với thời gian để làm phong phú thêm giá trị cho nguồn văn học Việt bất tận.

Phân tích, đánh giá truyện Cây khế - mẫu 7

Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng em, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa những cái thiện và cái ác.

Truyện cổ tích “Cây khế” là một câu chuyện có nhiều tình tiết vô cùng hấp dẫn, được tạo bởi trí tưởng tượng của con người khiến cho người đọc vô cùng yêu mến thích thú. Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật anh và em cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng. Những người anh tham lam chiếm hết tài sản của cải có giá trị, chỉ phân chia cho người em một cây khế và cái lều mà thôi.

Theo như lý giải của người anh trai thì anh ta là cả có trách nhiệm to lớn phải cúng giỗ cha mẹ, rồi trách nhiệm với người quá cố nên những tài sản như nhà cửa, trâu bò, lợn, gà ruộng vườn anh ta có quyền thừa hưởng. Người em thấy anh phân chia cho mình như vậy cũng không ý kiến gì mà chỉ âm thầm đồng ý. Anh liên dọn ra ở riêng, trông chờ cây khế của mình chín để bán kiếm tiền sống qua ngày. Còn ngày ngày người em phải đi làm thuê cho người ta kiếm tiền mưu sinh. Công việc nặng nhọc nhưng ông vô cùng nhưng người em vẫn vui vẻ yêu đời.

Một ngày nọ, người em ngủ say thì nghe có tiếng chim thần tới ăn khế của mình.. Người em hốt hoảng chạy cầu xin chim thần “Chim ơi đừng ăn khế của ta nữa ta chỉ có cây khế này làm tài sản mà thôi, chim ăn hết rồi ta lấy gì ta sống”. Chim thần nghe vậy liền nói với người em “Ta ăn một quả trả một cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng”. Nói rồi chim thần bay đi, để lại người em với những suy nghĩ vô cùng hoang mang không biết chim thần nói hư hay thực. Nhưng tối hôm đó người em vẫn may một chiếc túi ba gang như lời chim thần nói. Sáng hôm sau, đúng như lời hẹn chim thần đã tới như lời hẹn rồi cõng người em bay qua biển tới một đảo ngoài biển chứa toàn vàng là vàng. Người em thấy nhiều vàng trong lòng vui mừng khôn xiết vội vàng nhặt đầy túi rồi lên lưng chim thần cõng về nhà.

Người em giàu lên trông thấy, khiến cho người anh vô cùng ngạc nhiên không biết nguyên nhân nào khiến người em giàu nhanh như vậy. Người anh sang nhà em chơi hỏi chuyện người em, người em thật thà kể lại câu chuyện chim thần ăn khế trả vàng. Người anh nghe xong vội vàng xin đổi nhà cửa ruộng vườn cho người em chỉ lấy cây khế và túp lều của người em mà thôi. Người em đồng ý ngay, thế là tối đó người anh sang túp lều của người em để trông nom cây khế.

Ngày hôm sau, chim thần lại tới ăn khế. Người anh làm giống như người em hôm trước khóc lóc cầu xin chim thần đừng ăn khế của mình vì nó là tài sản duy nhất của mình. Chim thần liền đáp “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng”. Người anh tham lam tính toán nên đã may hẳn chiếc túi to gấp bốn lần mười hai gang tay để đi lấy vàng như lời chim thần nói.

Ngày hôm sau đúng như lời nói hứa, chim thần đã tới và đưa người anh đi lấy vàng. Người anh tới đảo vàng hai mắt sáng rực vô cùng mừng rỡ vội vàng nhét đầy túi tham của mình. Nhưng trên đường về gặp mưa bão người anh vốn đã to béo, lại mang quá nhiều vàng khiến chim thần đuối sức nên đã hất người anh ngã xuống biển chết mất mạng. Người anh phải gánh hậu quả thiệt mạng vì lòng tham vô đáy của mình, anh ta không nghe lời dặn của người dặn dò của chim thần nên đã thiệt mạng.Chú chim thần trong câu chuyện “Cây khế” là một người vô cùng trọng chữ tín, luôn thực hiện đúng lời hứa của mình, khi ăn khế chim thần đã hứa trả vàng nên lần nào cũng thực hiện vô cùng nghiêm túc lời hứa của mình.

Thông qua câu chuyện cổ tích “Cây khế” người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này, để không biến mình thành kẻ tham lam. Tình cảm gia đình, tình cảm anh em luôn được người xưa coi như chân tay, vô cùng thiêng liêng cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm anh em gắn bó tình cảm máu mủ, cùng cha cùng mẹ.

Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Người anh tham lam nên đã biến mình thành nô lệ cho đồng tiền, chim thần đã giữ lời hứa nhưng người anh lại không giữ lời may một chiếc túi quá to khiến chim phải vất vả mang anh ta qua biển, nhưng gặp bão nên việc chim thần hất anh ta rơi xuống biển chính là hậu quả mà anh ta phải gánh chịu.

Phân tích, đánh giá truyện Cây khế - mẫu 8

Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng em, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa những cái thiện và cái ác.

Truyện cổ tích “Cây khế” là một câu chuyện có nhiều tình tiết vô cùng hấp dẫn, được tạo bởi trí tưởng tượng của con người khiến cho người đọc vô cùng yêu mến thích thú. Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật anh và em cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng. Những người anh tham lam chiếm hết tài sản của cải có giá trị, chỉ phân chia cho người em một cây khế và cái lều mà thôi.

Theo như lý giải của người anh trai thì anh ta là cả có trách nhiệm to lớn phải cúng giỗ cha mẹ, rồi trách nhiệm với người quá cố nên những tài sản như nhà cửa, trâu bò, lợn, gà ruộng vườn anh ta có quyền thừa hưởng. Người em thấy anh phân chia cho mình như vậy cũng không ý kiến gì mà chỉ âm thầm đồng ý. Anh liên dọn ra ở riêng, trông chờ cây khế của mình chín để bán kiếm tiền sống qua ngày. Còn ngày ngày người em phải đi làm thuê cho người ta kiếm tiền mưu sinh. Công việc nặng nhọc nhưng ông vô cùng nhưng người em vẫn vui vẻ yêu đời.

Một ngày nọ, người em ngủ say thì nghe có tiếng chim thần tới ăn khế của mình.. Người em hốt hoảng chạy cầu xin chim thần “Chim ơi đừng ăn khế của ta nữa ta chỉ có cây khế này làm tài sản mà thôi, chim ăn hết rồi ta lấy gì ta sống”. Chim thần nghe vậy liền nói với người em “Ta ăn một quả trả một cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng”. Nói rồi chim thần bay đi, để lại người em với những suy nghĩ vô cùng hoang mang không biết chim thần nói hư hay thực. Nhưng tối hôm đó người em vẫn may một chiếc túi ba gang như lời chim thần nói. Sáng hôm sau, đúng như lời hẹn chim thần đã tới như lời hẹn rồi cõng người em bay qua biển tới một đảo ngoài biển chứa toàn vàng là vàng. Người em thấy nhiều vàng trong lòng vui mừng khôn xiết vội vàng nhặt đầy túi rồi lên lưng chim thần cõng về nhà.

Người em giàu lên trông thấy, khiến cho người anh vô cùng ngạc nhiên không biết nguyên nhân nào khiến người em giàu nhanh như vậy. Người anh sang nhà em chơi hỏi chuyện người em, người em thật thà kể lại câu chuyện chim thần ăn khế trả vàng. Người anh nghe xong vội vàng xin đổi nhà cửa ruộng vườn cho người em chỉ lấy cây khế và túp lều của người em mà thôi. Người em đồng ý ngay, thế là tối đó người anh sang túp lều của người em để trông nom cây khế.

Ngày hôm sau, chim thần lại tới ăn khế. Người anh làm giống như người em hôm trước khóc lóc cầu xin chim thần đừng ăn khế của mình vì nó là tài sản duy nhất của mình. Chim thần liền đáp “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng”. Người anh tham lam tính toán nên đã may hẳn chiếc túi to gấp bốn lần mười hai gang tay để đi lấy vàng như lời chim thần nói.

Ngày hôm sau đúng như lời nói hứa, chim thần đã tới và đưa người anh đi lấy vàng. Người anh tới đảo vàng hai mắt sáng rực vô cùng mừng rỡ vội vàng nhét đầy túi tham của mình. Nhưng trên đường về gặp mưa bão người anh vốn đã to béo, lại mang quá nhiều vàng khiến chim thần đuối sức nên đã hất người anh ngã xuống biển chết mất mạng. Người anh phải gánh hậu quả thiệt mạng vì lòng tham vô đáy của mình, anh ta không nghe lời dặn của người dặn dò của chim thần nên đã thiệt mạng.Chú chim thần trong câu chuyện “Cây khế” là một người vô cùng trọng chữ tín, luôn thực hiện đúng lời hứa của mình, khi ăn khế chim thần đã hứa trả vàng nên lần nào cũng thực hiện vô cùng nghiêm túc lời hứa của mình.

Thông qua câu chuyện cổ tích “Cây khế” người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này, để không biến mình thành kẻ tham lam. Tình cảm gia đình, tình cảm anh em luôn được người xưa coi như chân tay, vô cùng thiêng liêng cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm anh em gắn bó tình cảm máu mủ, cùng cha cùng mẹ.

Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Người anh tham lam nên đã biến mình thành nô lệ cho đồng tiền, chim thần đã giữ lời hứa nhưng người anh lại không giữ lời may một chiếc túi quá to khiến chim phải vất vả mang anh ta qua biển, nhưng gặp bão nên việc chim thần hất anh ta rơi xuống biển chính là hậu quả mà anh ta phải gánh chịu.

Truyện cổ tích là một món quà không thể thiếu với bất kỳ một đứa trẻ nào. Đặc biệt là với những em bé Việt Nam, thì truyện cổ tích chính là món ăn tinh thần quen thuộc, không thể nào bỏ qua.Trong những câu chuyện cổ tích em đã được nghe thì chuyện cổ tích "Cây khế" là câu chuyện để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với người đọc bởi nó tố cáo tội ác của những kẻ tham lam và hướng con người tới cuộc sống lương thiện. Truyện cổ tích "Cây khế" là một câu chuyện chứa nhiều tình tiết ly kỳ hấp dẫn, khiến cho các bạn trẻ vô cùng thích thú, yêu mến câu chuyện này.

Chuyện kể về một gia đình nó có hai anh em, cha mẹ qua đời để lại tài sản cho hai anh em. Khi hai anh em lớn lên, đến tuổi lập gia đình và phải ra ở riêng, thì người anh quyết định phân chia tài sản cha mẹ để lại. Người anh cho rằng mình là anh cả trách nhiệm cúng giỗ cha mẹ nên nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò, lợn gà cái gì quý giá thì người anh được hưởng. Chỉ chia cho người em một mảnh vườn nhỏ có một túp lều chui ra chui vào, và một cây khế.

Người em khi nghe anh phân chia cho vợ chồng mình như vậy cũng cảm thấy hợp lý nên vui vẻ đồng ý rồi dọn ra ở riêng. Ngày ngày, người em đi làm thuê cuốc mướn cho người ta, tối về nhà ngủ ở chiếc lều nhỏ cạnh cây khế. Một hôm người em đang ngủ say thì nghe tiếng quạ kêu rất to "Quạ!Quạ!" người em tỉnh giấc thấy có một con chim rất to đang ăn khế của mình. Người em cầm cây đuổi chú chim đi, mồm van xin "Chim ơi! mày đừng ăn khế của tao, cả gia tài của tạo có mỗi cây khế này thôi. Mày ăn hết tao biết lấy gì tao sống".

Chim thần nghe người em nói vậy liền đáp "Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng". Nói rồi chú chim thần bay đi. Người em nghe vậy lấy làm lạ lắm, không biết chim thần có nói thật không. Nhưng anh vẫn thử xem sao, nghĩ vậy anh lấy mảnh vải may một chiếc túi ba gang. Đúng như lời chim thần đã nói, ngày hôm sau chim thần lại tới ăn khế, rồi bảo người em ngồi lên lưng mình nó cõng người em vượt biển cả tới một hòn đảo toàn vàng là vàng. Người em đựng đầy túi ba gang rồi chim thần lại cõng chàng bay về nhà.

Từ ngày có vàng cuộc sống của người em khấm khá hơn trông thấy. Hai vợ chồng người anh không hiểu chuyện gì xảy ra, rồi một hôm người anh sang gặp người em dò hỏi vì sao chú giàu nhanh thế? Người em thật thà kể lại câu chuyện ăn khế trả vàng của chim thần. Thế là người anh nghe xong thích quá bèn nói với người em rằng "Chúng ta hãy đổi vị trí cho nhau" từ nay em lấy nhà lớn, vườn tược, trâu bò, con anh dọn ra túp lều và lấy cây khế. Ngày hôm sau, người em cũng đang ngủ dưới gốc khế thì chim thần tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc than nghèo chim thần lại nói "Ăn một quả trả một cục vàng may túi ba gang đem đi mà đựng"

Người anh tham lam may hẳn chiếc túi mười hai gang tay cho to đựng được nhiều vàng. Ngày hôm sau chim thần lại tới như đã hẹn nó cắp người em ra đảo vàng, người anh nhìn thấy vàng lóa cả mắt, rồi vơ vét rất nhiều đựng đầy túi, nhét vào người, nhưng khi đi qua biển chim thần gặp cơn bão người em to béo nặng cân, lại thêm số vàng lớn nên sức chim thần không cõng nổi nó hất người anh ngã rơi xuống biển chết mất xác. Hậu quả mà người anh nhận được đó chính là sự trả giá của người anh khi quá tham lam, không làm theo lời chim thần căn dặn, may một chiếc túi lớn đựng nhiều vàng, khiến chim thần kiệt sức.

Chú chim thần trong câu chuyện này là một chú chim trọng chữ tín biết giữ lời hứa. Khi đã hứa ăn khế trả vàng chú chim thần đều thực hiện nghiêm túc không nuốt lời, thể hiện chú chim là người biết giữ lời hứa của mình. Qua truyện cổ tích Cây khế người xưa muốn nhắc nhở con người chúng ta đừng để lòng tham che mờ đi đôi mắt của mình, hãy tỉnh táo để phân tích tình hình để biết phân biệt trước sau, đúng sai trong cuộc đời này. Tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm thiêng liêng cao quý, không nên vì một chút của cải vật chất mà làm mất đi tình cảm gia đình gắn bó, keo sơn.Hãy luôn nhớ rằng "ở hiền gặp lành còn ác giả ác báo" con người sống ở đời đều có luật nhân quả của mình, không nên vì một chút tham lam, tiền bạc tài sản mà đánh mất nhân cách, lương tri của con người mình, biến mình thành nô lệ của đồng tiền một cách ngu ngốc.

Câu chuyện này cũng dạy chúng ta một bài học về sự đền ơn đáp nghĩa. Chú chim thần ăn khế biết lấy vàng để trả cho con người, thể hiện tấm lòng của chú chim dành cho người nuôi trồng cây khế. Chúng ta là những con người được hưởng những thành quả tốt đẹp từ bố mẹ, thầy cô… cần phải có thái độ biết ơn và trả ơn, đó mới là đúng đạo lý

Phân tích, đánh giá truyện Cây khế - mẫu 9

Truyện cổ tích cây khế là một trong những câu chuyện rất thân thuộc đối với mỗi đứa trẻ. Đây là một trong nhưng câu chuyện thần kỳ mà mỗi đứa trẻ khi còn bé đều thuộc làu làu và nghe mãi mà không bao giờ biết chán. Hình ảnh con chim phượng hoàng biết nói tiếng người là một hình ảnh rất hấp dẫn và rất thu hút những độc giả bé con không khỏi mắt chứ A mồm chứ O khi nghe đến chuyện ấy. Và không ai là không biết tới câu nói của chim phượng hoàng với người em trai: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Nhưng ẩn chứa trong những câu chuyện ly kỳ ấy lại là những bài học, những ý nghĩa sâu xa về cách đối xử giữa con người với con người.

Hai người anh em trai sống hòa thuận với nhau, khi cha mẹ mất, có để lại chút tài sản cho hai người con và căn dặn hai người phải sống hòa thuận và giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, khi người anh trai có gia đình thì người anh không mảy may suy nghĩ đến đứa em trai út của mình mà ngang nhiên lấy hết tài sản, chỉ để lại cho em một túp lều tạm bợ và một cây khế. Người em trai tốt bụng vì thương anh chị làm lụng mà mình thì có một mình nên vui vẻ nhận lấy phần mà không hề so đo hay tính toán gì.

Người em trai thì chăm chỉ làm việc kiếm sống, nhưng luôn nhận được sự ghẻ lạnh và kinh thường từ người chị dâu và kể cả với anh trai mình. Nhiều người đọc phải thốt lên: làm sao lại có một người anh trai như vậy, sao mà lại nhẫn tâm đến thế. Anh em phải đùm bọc, thương yêu nhau nhưng người anh trai này lại tham lam và ích kỳ đến vậy.

Khi chú chim phượng hoàng đến ăn khế, câu nói của chim luôn vang vọng trong tâm trí mỗi chúng ta: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy thôi, nên cũng không suy nghĩ gì vậy mà chim đã thực hiện đúng lời hứa của mình. Mấy ngày sau chim đến và chở người em trai đi đến nơi lấy vàng. Ngay đến cả một chú chim còn biết giữ lời hứa, đã nói thì phải thực hiện thì làm sao giữa con người với nhau lại không biết quan tâm, sẻ chia và giữ lời hứa với nhau?

Người em thật thà, đem kể hết chuyện với gia đình người anh, bản tính tham lam, người anh cũng muốn được giàu có như thế nên đã xin chim cho đi theo, nhưng vì lòng tham vô đáy, không bao giờ là quá đủ nên đã bị rơi xuống vực thảm. Hậu quả mà người anh nhận phải đều là do người chứ có phải tại chim đâu, mà chim đã cảnh báo trước rồi nhưng người anh tham lam đã không chịu nghe theo.

Con chim ‘thần’ trong truyện của Cây khế là một con có tình có nghĩa, biết giữ lời hứa. Chiếc túi ba gang mà chim dặn người em mang đi ẩn chứa một lời nhắn nhủ kín đáo: phải biết sống cho đúng đạo lý và không được để lòng tham che mờ mắt. Cũng qua chuyện này, dân gian muốn nhắc nhở chúng ta, lòng tham làm ta đánh mất đi chính bản thân mình, khiến con người ta trở nên thấp hèn, xấu xa. Và hãy luôn nhớ câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” của ông cha ta, làm việc thiện thì sẽ ắt gặp nhiều điều may mắn và tốt đẹp.

Câu chuyện cây khế là câu chuyện rất hay, một câu chuyện về bài học về đến ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền gặp lành đối với tất cả mọi người. Đặc biệt là phải giáo dục trẻ em ngay từ khi còn nhỏ.

Phân tích, đánh giá truyện Cây khế - mẫu 10

Khi còn bé thơ, em đã từng được nghe bà kể truyện Cây Khế. Qua giọng đọc ấm áp và truyền cảm của bà, em hiểu rằng câu chuyện muốn khuyên răn mọi người hãy ăn ở khiêm nhường, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Ngày hôm nay, được cô giáo giảng giải lại một lần nữa, em càng thấm thía hơn về ý nghĩa sâu sắc của truyện.

Truyện kể về cuộc chia gia tài của hai người anh em sau khi cha mất. Vợ chồng người anh tham lam chiếm hết của cải, bớt lại cho em một góc vườn và Cây Khế. Trong khi người anh ăn sung mặc sướng thì người em lại tần tảo ngược xuôi vất vả nhưng em chẳng hề kêu than. Em coi Cây khế là gia tài quý giá của mình. Một hôm có con quạ lớn từ đâu bay đến ăn khế, người em xót ruột van xin quạ đừng ăn.

Quạ kêu “ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Người em làm theo lời quạ, may chiếc túi đúng ba gang. Đến nơi lấy vàng, người em cũng chỉ lấy vừa đầy túi rồi theo quạ về. Từ đó, cuộc sống gia đình em thay đổi hoàn toàn. Người anh thấy vậy bèn lân la hỏi chuyện. Người em thật thà chẳng dấu giếm, kể lại hết đầu đuôi cho anh nghe. Vợ chồng anh nổi lòng tham dụ dỗ em đổi cho chỗ ở với hi vọng kiếm được thật nhiều vàng từ Cây khế.

Quả nhiên, đến mùa sai quả, quạ lại đến ăn, vợ chồng người anh mừng rỡ làm giống như người em, cũng van xin quạ đừng ăn vì gia tài chỉ có Cây khế. Quạ cũng đáp lại “ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Hai vợ chồng vội vàng may cái túi thật to mang theo, họ nhét đầy chặt túi, rồi nhét thêm cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, quạ đèo nặng quá, quạ kêu người anh bỏ đỡ vàng xuống nhưng anh ta không nghe. Quạ chao đảo khiến cả vàng và người rơi xuống biển. Chỉ trong nháy mắt, người anh đã bị biển khơi nhấn chìm.

Câu chuyện đã khép lại với kết thúc thỏa đáng. Ai gieo nhân nào ắt sẽ gặt quả ấy. Người em hiền lành, kham khổ nhưng không hề kêu than nửa lời. Mặc dù vậy, khi được vàng bạc châu báu, em cũng không nổi lòng tham, không tiêu pha lãng phí mà ngược lại, ngoài việc xây dựng nhà cửa, người em còn chia sẻ giúp đỡ những người gặp khó khăn. Hình ảnh người em là tấm gương sáng về tấm lòng thiện đức cho mọi người noi theo, là minh chứng cho câu tục ngữ “đói cho sạch, rách cho thơm”, “ở hiền gặp lành”.

Ngược lại, người anh tham lam, gian ác nên đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Chi tiết hắn bị rơi cả người và vàng xuống biển là một lời cảnh tỉnh cho những kẻ giàu sang mà ích kỷ, khi chết đi dù có bao nhiêu vàng bạc châu báu cũng chẳng thể cứu lại được sinh mạng. Vì vậy, sống ở đời hãy biết sẻ chia, khiêm nhường, đùm bọc lẫn nhau.

Qua câu chuyện, em càng thấm thía hơn những đạo lý làm người mà ông cha ta đã gửi gắm trong đó. Em sẽ cố gắng học tốt, chăm ngoan để sau này trở thành người tốt, người có ích cho xã hội và được mọi người yêu thương.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên