Trắc nghiệm Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Trắc nghiệm Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (có đáp án) - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Lí thuyết Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Câu 1. Để làm tốt bài nghị luận về một vấn đề xã hội, cần vận dụng các phép lập luận nào?

A. Giải thích

B. Chứng minh

C. Phân tích, tổng hợp

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2. Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của bài văn nghị luận một vấn đề xã hội?

A. Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về một vấn đề cụ thể.

B. Những nhận xét, đánh giá phải xuất phát từ ý kiến khách quan, có chọn lọc.

C. Các nhận xét đánh giá của truyện xuất phát từ suy nghĩ chủ quan của người viết.

D. Bài nghị luận về một một vấn đề xã hội cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chính xác, gợi cảm.

Quảng cáo

Câu 3. Một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) gồm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 4. Phần mở bài của bài nghị luận về một vấn đề xã hội cần có nội dung nào sau đây?

A. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

B. Nêu lí lẽ và bằng chứng cho vấn đề nghị luận.

C. Khẳng định tầm quan trọng hay ý nghĩa của vấn đề.

D. Tất cả các phương án trên.

Quảng cáo

Câu 5. Đâu là nhiệm vụ của kết bài trong văn nghị luận về một vấn đề xã hội?

A. Nêu nhận định, đánh giá.

B. Giới thiệu vấn đề và ý kiến đánh giá sơ bộ.

C. Nêu sự cảm thụ của bản thân.

D. Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật.

Câu 6. Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?

A. Nêu rõ vấn đề nghị luận

B. Thể hiện ý kiến riêng của người viết.

C. Vận dụng các phép lập luận phù hợp.

D. Lời văn gợi cảm, trau chuốt.

Câu 7. Cho đề bài sau: Trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay. Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

A. Giới thiệu về lòng yêu nước.

B. Giới thiệu về đất nước Việt Nam.

C. Giới thiệu về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay.

D. Khái niệm về lòng yêu nước.

Quảng cáo

Câu 8. Phần nào sau đây không thuộc phần thân bài của bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội?

A. Giải thích vấn đề nghị luận.

B. Nêu các luận điểm chính về biểu hiện của vấn đề nghị luận.

C. Phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

D. Đánh giá chung về vấn đề nghị luận.

Câu 9. Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội cần đáp ứng yêu cầu gì?

A. Viết dài để thể hiện khả năng triển khai của người viết.

B. Dùng những câu từ trau chuốt, giàu hình ảnh.

C. Thể hiện quan điểm và ý kiến riêng của người viết.

D. Phải tìm những nhận xét của các chuyên gia để đưa vào bài làm.

Câu 10. Đề bài nào dưới đây không thuộc dạng đề viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một vấn đề?

A. Viết văn bản nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập.

B. Viết văn bản nghị luận về cách ứng xử trên không gian mạng của giới trẻ ngày nay.

C. Viết văn bản nghị luận về thị hiếu của thanh niên ngày nay.

D. Viết văn bản nghị luận về lòng yêu nước của nhân vật ông Hai trong văn bản Làng – Kim Lân.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên