Top 30 Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế
Tổng hợp trên 30 đoạn văn (5-7 dòng) Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Cảm nghĩ về văn bản Ca Huế (mẫu 1)
- Dàn ý Cảm nghĩ về văn bản Ca Huế
- Cảm nghĩ về văn bản Ca Huế (mẫu 2)
- Cảm nghĩ về văn bản Ca Huế (mẫu 3)
- Cảm nghĩ về văn bản Ca Huế (mẫu 4)
- Cảm nghĩ về văn bản Ca Huế (mẫu 5)
- Cảm nghĩ về văn bản Ca Huế (mẫu 6)
- Cảm nghĩ về văn bản Ca Huế (mẫu 7)
- Cảm nghĩ về văn bản Ca Huế (mẫu 8)
- Cảm nghĩ về văn bản Ca Huế (mẫu 9)
- Cảm nghĩ về văn bản Ca Huế (mẫu khác)
Top 30 Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (hay nhất)
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 1
Ca Huế là một loại hình âm nhạc truyền thống. Ca Huế thường được biểu diễn trong một không gian hẹp, vào buổi tối vì tính chất của âm nhạc mang tính tâm sự, tâm tình. Số lượng người tham gia ca Huế khoảng từ 8-10 người. Về phong cách biểu diễn ca Huế có 2 kiểu. Thứ nhất là cách biểu diễn truyền thống người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý. Thứ hai là biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân. Em rất yêu thích thể loại âm nhạc đặc biệt này, em mong ca Huế sẽ mãi được bảo tồn và ngày càng phát huy. Với những phong cách biểu diễn mang dấu ấn riêng biệt, ca Huế xứng đáng là loại hình ca nhạc dân tộc có giá trị lâu bền.
Dàn ý Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế
- Mở đoạn: Giới thiệu về văn bản Ca Huế
- Thân đoạn: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị.
+ Em cảm thấy tự hào, yêu mến đất nước hơn
+ Những giá trị mà ca Huế mang lại đối với đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam
+ Chúng ta càng cần phải bảo vệ giữ gìn và phát huy những nét di sản văn hóa của dân tộc như Ca Huế
- Kết đoạn: Cảm nhận của em về ca Huế
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 2
Khi em đọc bài Ca Huế, em cảm thấy tự hào, yêu mến đất nước hơn. Tác giả bài viết đã giới thiệu rất chi tiết về nguồn gốc của ca Huế, cả về những quy định, luật lệ của ca Huế và những giá trị mà ca Huế mang lại đối với đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. Và chúng ta càng cần phải bảo vệ giữ gìn và phát huy những nét di sản văn hóa của dân tộc như Ca Huế.
- Trạng ngữ là cụm chủ vị: Khi em đọc bài ca Huế.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 3
Khi em đọc văn bản Ca Huế, một nỗi niềm tự hào và yêu mến quê hương đất nước bỗng trào dâng trong lòng. Trong phần đầu văn bản, tác giả giới thiệu về nguồn gốc của ca Huế xuất phát từ phủ chúa cung vua với hình thức biểu diễn mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu. Phần hai, sau khi mô tả về môi trường diễn xướng, tác giả đã cung cấp thông tin thể hiện quy định, luật lệ giúp em có thể hình dung rõ ràng hơn về loại hình văn nghệ dân gian này. Kết bài, em cũng rất đồng ý với quan điểm của người viết, rằng ca Huế chính là một thể loại âm nhạc đỉnh cao cần được bảo tồn và lưu truyền cho con cháu đời sau.
Chú thích: Trạng ngữ là cụm chủ vị: phần in đậm
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 4
Sau khi đọc văn bản Ca Huế, em cảm thấy thật thú vị vì được biết thêm về một hình thức âm nhạc truyền thống khai sinh từ mảnh đất cố đô. Để người đọc hình dung ra một buổi diễn xướng ca Huế, tác giả đã mô tả một cách ngắn gọn nhưng cũng không kém phần sinh động về không gian biểu diễn cũng như thành phần ban nhạc và các loại nhạc cụ. Thông qua những dòng văn ấy, em mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về loại hình âm nhạc truyền thống không chỉ đẹp về giai điệu mà còn độc đáo về lối trình diễn này.
- Trạng ngữ là cụm chủ vị: để người đọc hình dung ra một buổi diễn xướng ca Huế.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 5
Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng và bảo tồn. Khi đến với tác phẩm Ca Huế trên sông Hương, tác giả Hà Ánh Minh đã cho người đọc cảm nhận được những nét độc đáo của ca Huế.
Mở đầu, tác giả khẳng định Huế nổi tiếng với các điệu hò. Sau đó giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhi. Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò: “hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba phong phú”. Những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế.
Tiếp đến, tác giả còn lý giải cho người đọc hiểu được nguồn gốc của ca Huế: “Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục…”. Các làn điệu ca Huế sôi nổi, tươi vui vì có nguồn gốc từ nhạc dân gian, còn sang trọng, uy nghi ảnh hưởng từ nhạc cung đình. Cũng bởi ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế. Ca Huế vừa sang trọng vừa duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến hình thức, từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca đến cách trang điểm, ăn mặc. Và ca Huế là một nét đẹp trong bản sắc xứ Huế, là điệu tâm hồn của người Huế.
Cuối cùng, Hà Ánh Minh đã cho người đọc được chứng kiến một đêm ca Huế trên sông Hương. Trước hết, phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Ánh sáng là ánh trăng dát vàng trên mặt sông. Cảnh vật lung linh, hư ảo: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên”. Khi đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như người trong cuộc, đang cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng.
Khung cảnh xứ Huế mộng mơ với những nét đặc sắc về ca Huế đã được Hà Ánh Minh khắc họa vô cùng chân thực trước mắt người đọc. Khi đọc tác phẩm này, tôi thêm yêu thêm về mảnh đất Huế đầy mộng mơ.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 6
Đọc “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã giúp người đọc cảm nhận được rõ hình ảnh một xứ Huế mộng mơ. Đồng thời, chúng ta cũng hiểu hơn về ca Huế - Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng và bảo tồn.
Nhà văn Hà Ánh Minh đã sử dụng biện pháp liệt kê để cho thấy sự phong phú của các làn điệu xứ Huế. Nơi đây vốn nổi tiếng với các điệu hò: hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả; hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm, chèo cạn, bài thai; hò đưa linh buồn bã; hò giã gạo, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm; hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện… gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Ngoài ra còn có các điệu lý như: lý con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. Với sự am hiểu sâu sắc, tác giả đã cho người đọc hiểu thêm đặc trưng về từng làn điệu của ca Huế: “Bốn nhạc khúc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt, các ngón đàn trau chuốt. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. Những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như: nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc phá phách điệu Nam không vui, không buồn…”. Cuối cùng, nhà văn khẳng định: “Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú”.
Không chỉ vậy, chúng ta còn hiểu thêm về nguồn gốc của ca Huế. Ca Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình đem lại cho ca Huế nét đặc sắc riêng thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục… Nó vừa mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi. Nhà văn còn tiếp tục đưa ra những đặc điểm nổi bật của ca nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lý thường phản ánh sinh động các cung bậc tình cảm vui buồn của con người. Còn nhạc cung đình là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm của vua chúa hoặc nơi tông miếu thiêng liêng nên thường có sắc thái trang trọng, uy nghi. Quả thật, nghe ca Huế là một thú vui tao nhã, trang trọng.
Đọc đến đoạn văn tiếp theo, người đọc cảm thấy choáng ngợp giữa khung cảnh xứ Huế mộng mơ: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng”. Và ở trên nền thiên nhiên tuyệt đẹp đó, con người đã xuất hiện. Họ là những người nghệ sĩ: “Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Các ca công mặc áo dài, đội khăn xếp, khăn đóng. Các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác thương cảm, bi ai, vương vấn…”. Từng câu từng chữ của nhà văn đã vẽ nên một bức tranh hoàn chỉnh trước mắt người đọc: “Bừng lên những âm thanh của đàn hoà tấu, du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế… các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả… Tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh”. Hà Ánh Minh đã sử dụng nghệ thuật so sánh, liệt kê, các động từ, tính từ, hình ảnh để vẽ lên khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình và nét sinh hoạt văn hoá thanh lịch, tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc của xứ Huế.
Ca Huế trên sông Hương quả là một bài viết hấp dẫn, gợi ra trước mắt người đọc những cảm nhận sâu sắc về làn điệu ca Huế đặc trưng của mảnh đất cố đô. Và khi đọc tác phẩm này, người đọc như cảm thấy yêu thêm ca Huế - một nét văn hóa truyền thống của xứ Huế nói riêng, của Việt Nam nói chung.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 7
Đất nước Việt Nam vốn giàu truyền thống văn hóa nghệ thuật. Một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống là ca Huế đã đi vào những lời thư, câu hát. Đặc biệt phải kể đến tác phẩm “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh.
Nhà văn đã cung cấp cho người đọc toàn bộ những hiểu biết về ca Huế. Mà đầu tiên là nguồn gốc: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm”. Có thể thấy, không biết từ khi nào, những điệu hò đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trở thành một nét đặc sắc của xứ Huế thơ mộng.
Hò Huế không chỉ có một điệu quen thuộc mà còn có vô vàn điệu khác nhau: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, hò giã vôi, giã điệp... Mỗi điệu hò lại mang một suy nghĩ, chứa đựng những cung bậc cảm xúc khác nhau. Dù ngắn dù dài luôn gửi gắm trọn vẹn tình ý của người hát, tha thiết, lay động tâm hồn. Dưới ngòi bút tài hoa và tình yêu dành cho ca Huế của Hà Anh Minh, người đọc như được sống trong bầu không gian sâu lắng của một buổi biểu diễn ca Huế thật sự.
Đọc đến những trang văn tiếp theo, người đọc tiếp tục được khám phá nhiều hơn về ca Huế. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa của nhạc dân gian với nhạc cung đình. Chính vì vậy, nó vừa mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi. Sự kết hợp của hai âm hưởng mang tố chất đối lập đã tạo ra sự độc đáo nổi bật của Ca Huế, cả về hình thức biểu đạt lẫn sắc thái tình cảm.
Bài văn trở nên chân thực hơn khi khung cảnh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ được khắc họa. “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”. Trong không gian đó, người lữ khách bước xuống thuyền rồng, vừa tận hưởng những cơn gió trong lành mát rượi, vừa tắm mình dưới ánh trăng, vừa thưởng thức các làn điệu dân ca - cái tinh hoa bậc nhất của xứ Huế. Nhạc cụ biểu diễn ca Huế rất phong phú. Bao gồm nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc như: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Phụ trợ thêm còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp, dàn nhạc thật thanh lịch, tinh tế, mang đậm tinh hoa dân tộc. Âm điệu tạo thành từ nhạc cụ hòa cùng sự khéo léo, tài hoa của các nhạc công tạo nên dấu ấn sâu đậm trong lòng người nghe về những điệu hồ có một không hai. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến sự góp mặt của những ca công. Họ là những người trẻ tuổi, khoác lên mình trang phục truyền thống, nam mặc quần thụng, áo the, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Họ sử dụng những ngón tay khéo léo, chau chuốt mượt mà đàn: nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm... cùng nhau tạo nên những âm điệu say đắm lòng người. Làn điệu ca Huế như đang ngân vang, đi vào lòng mỗi bạn đọc.
Nhà văn đã khéo léo vô cùng khi sử dụng ngôn từ mượt mà và biện pháp tu từ liệt kê. Qua đó, không chỉ giới thiệu về ca Huế trên sông Hương, tác giả còn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Huế thể hiện trong mỗi câu ca, lời hát, gửi gắm tình yêu tha thiết của mình dành cho văn hóa nghệ thuật, dành cho ca Huế và con người Huế.
Khi đọc “Ca Huế trên sông Hương” dường như mỗi bạn đọc đều cảm nhận được làn điệu ca Huế thật chân thực. Chúng ta có thể khẳng định rằng ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng và bảo tồn.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 8
Ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt độc đáo của mảnh đất Huế đầy mộng mơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế.
Xứ Huế vốn nổi tiếng với các nhiều điệu hò: hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả; hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm, chèo cạn, bài thai; hò đưa linh buồn bã; hò giã gạo, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm; hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện… gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Ngoài ra còn có các điệu lý như: lý con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. Với biện pháp tu từ liệt kê, nhà văn đã cho người đọc thấy rõ sự đa dạng của loại hình văn hóa nghệ thuật này. Nhưng không dừng lại ở đó, nhà văn còn chỉ ra những đặc trưng cơ bản của từng làn điệu: “Bốn nhạc khúc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt, các ngón đàn trau chuốt. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. Những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như: nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc phá phách điệu Nam không vui, không buồn…”. Quả là những kiến thức vô cùng quý giá cho những người muốn khám phá về ca Huế.
Không những chỉ ra đặc trưng của các điệu hò. Mà nhà văn còn cho thấy ý nghĩa qua của ca Huế: “Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Thể điệu ca Huế có sôi nổi tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán. Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền gái lịch”. Có thể khẳng định, ca Huế là những giá trị nổi bật là sự phong phú, đa dạng về làn điệu nhạc cụ, nhạc khúc và sâu sắc, thấm thía về tình cảm. Ca Huế cũng chính là đặc trưng của xứ Huế.
Tiếp đến, nhà văn đã chỉ ra nguồn gốc của xa Huế. Ca Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình đem lại cho ca Huế nét đặc sắc riêng thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục… Chính vì vậy, nó vừa mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi. Đó là nét độc đáo của ca Huế.
Cuối cùng, Hà Anh Minh đã vẽ ra trước mắt người đọc một khung cảnh thiên nhiên trên sông Hương đầy mơ mộng và huyền ảo: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng”. Và con người đã xuất hiện. Họ là những người nghệ sĩ: “Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Các ca công mặc áo dài, đội khăn xếp, khăn đóng. Các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác thương cảm, bi ai, vương vấn…”. Từng câu từng chữ đã vẽ nên một bức tranh hoàn chỉnh: “Bừng lên những âm thanh của đàn hoà tấu, du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế… các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả… Tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh”.
Qua “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã cho thấy ca Huế là một nét đẹp trong bản sắc xứ Huế, là điệu tâm hồn của người Huế. Tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 9
Văn bản “Ca Huế” đã giúp người đọc hiểu sâu hơn về loại hình nghệ thuật này.Tác giả đã giới thiệu một cách đầy đủ từ nguồn gốc,môi trường diễn xướng, phong cách biểu diễn đến giá trị của ca Huế. Về nguồn gốc, môi trường diễn xướng, phong cách biểu diễn đến giá trị của ca Huế. Về nguồn gốc, ca Huế được khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học. Tiếp đến là môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ tám đến mười người, trong đó số lượng nhạc công từ năm đến sáu người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn bốn hoặc năm nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách gồm biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Cuối cùng, tác giả khẳng định ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam. Khi tôi đọc xong văn bản này, tôi cảm thấy thêm tự hào về nét đẹp văn hóa của đất nước mình.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 10
Tác phẩm “Ca huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh đã giúp người đọc hiểu hơn về một nét văn hóa độc đáo. Xứ Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình rất đa dạng. Dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca Huế thể hiện nét tao nhã, đầy sức quyến rũ của con người nơi đây. Có thể khẳng định rằng, ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 11
Ca Huế trên sông Hương vốn là một loại hình nghệ thuật đặc sắc đã in dấu vào tâm hồn của mỗi người con xứ Huế, và để lại trong tâm hồn mỗi một lữ khách những ký ức khó quên về một cố đô thơ mộng, hiền hòa với những điệu hò, điệu hát thanh tao và lịch sự như chính hình ảnh về những nàng thơ xứ Huế. Đóng vai trò là một lữ khách ghé lại đất cố đô, tác giả Hà Ánh Minh đã có cơ hội được thưởng thức loại hình văn hóa nghệ thuật độc đáo này, và rồi chính những ký ức, những ấn tượng sâu sắc về Ca Huế mà tác giả đã dành viết hẳn một bài báo rất thú vị, đem đến cho người đọc những hiểu biết nhất định về thể loại này, bài báo mang tên Ca Huế trên sông Hương được in trên báo Người Hà Nội.
Trong phần mở đầu tác phẩm tác giả đã viết một đoạn khá dài để khẳng định một điều xác đáng rằng xứ Huế vốn là cái nôi của dân ca. Tác giả đưa ra nhận định rằng "xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm..." và những câu hò ấy luôn gắn liền với hoạt động lao động sản xuất của nhân dân, hơn thế nữa nó còn đặc sắc ở việc luôn gửi gắm "một ý tình trọn vẹn". Sau đó để dẫn chứng cho nhận định của mình tác giả đã khéo léo dẫn ra các làn điệu và đặc điểm của từng làn điệu ấy một cách rất tỉ mỉ bằng phương pháp liệt kê. Ví như những điệu Chèo cạn, bài thai, điệu đưa linh thì thì mang âm hưởng buồn bã, sầu não; những điệu hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã diệp, bài chòi, bài tiệm, vàng nung,... thì lại đem đến cho người nghe cái cảm giác, náo nức yêu thương, rất đỗi nồng hậu tình người xứ Huế; rồi còn các điệu hò lơ, hò ô, hò xay lúa, hò nện thì lại mang chút âm hưởng gần gũi với những điệu dân ca của xứ Nghệ Tĩnh ví như câu hò ví dặm thân thương. Còn các điệu lý như lý con sáo, lý hoài nam, lý hoài xuân,.. Thì lại đem đến những xúc cảm ngọt ngào, tình tứ, da diết và khắc khoải trong lòng người nghe. Các điệu Nam ví như Nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, hành vân, tương tư khúc thì dễ đem đến sự sầu bi, thiểu não, thương cảm, vấn vương trong tâm hồn khi nghe đến. Lại có những điệu rất lạ như điệu Bắc với Tứ đại cảnh, người nghe chỉ đơn thuần là thưởng thức câu chữ, nó chẳng vui nhưng cũng chẳng buồn rầu như những điệu khác. Như vậy có thể tiểu kết rằng dân ca xứ Huế quả là một kho tàng vô cùng phong phú và rộng lớn, đa hình, đa vẻ, gắn liền với đời sống của nhân dân lao động. Lại truyền tải được hết những ý tình trọn vẹn như tác giả đã nói, có một sự khát khao, mong chờ, hoài vọng rất riêng, rất Huế. Và dĩ nhiên rằng để có được một nhận định cũng như những chứng cứ được liệt kê một cách tỉ mỉ như thế ấy thì có lẽ Hà Ánh Minh cũng không đơn giản là một lãng khách, chỉ ghé chân tới Huế vài lần. Mà ở đây tác giả hẳn đã có một thời gian gắn bó và dành nhiều công sức tìm hiểu thì mới có những hiểu biết sâu rộng về dân ca Huế đến vậy, điều đó chắc hẳn phải xuất phát từ tấm lòng yêu và thiết tha sâu nặng với xứ Huế mộng mơ của một người con đến từ mảnh đất thủ đô.
Không chỉ có sự hiểu biết về các làn điệu dân ca Huế, mà tác giả Hà Ánh Minh còn cất công tìm hiểu cả về những nhạc cụ thường được sử dụng để phục vụ cho loại hình nghệ thuật này. Đó bao gồm đàn nguyệt, đàn tranh đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo và cả cặp sanh, với số lượng nhạc cụ phong phú và đa dạng như vậy ta có thể nói rằng Huế cũng lại là một cái nôi để nuôi dưỡng và duy trì các loại nhạc cụ dân tộc của ta, và cũng có lẽ trên đất nước Việt Nam không còn có nơi nào hơn Huế về điều ấy nữa.
Sự am hiểu và niềm yêu mến, gắn bó của Hà Ánh Minh đối với Huế không chỉ dừng lại ở việc nói về dân ca Huế mà nó còn nằm trong cái cách mà tác giả cảm nhận, miêu tả về việc thưởng thức loại hình văn hóa nghệ thuật này theo một cái cách rất Huế. Quả không hổ danh là mảnh đất cố đô trải dài suốt mấy trăm năm, thế nên không gian sinh hoạt văn hóa ở đây cũng mang nhiều những nét độc đáo, gây ấn tượng sâu sắc. Mà theo như lời của tác giả ấy là "Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ". Điều ấy được thể hiện ở việc nghe ca Huế trên sông Hương, ở trên một con thuyền rồng, chỗ có lẽ khi xưa chỉ chào đón bước chân của các bậc vua chúa, chính đó đã đem đến cho tác giả một cảm giác cổ kính, trang trọng. Hơn vậy thời gian lại là buổi đêm, trên trời có ánh trăng dịu hiền, sáng tỏ, phía dưới là không gian sang trọng, tao nhã, thử hỏi có còn cái thú nào được thi vị và thanh tao hơn thế không. Tiếp đến sự tỉ mỉ của tác giả còn ở việc quan sát trang phục của các ca nhi, họ đều là người còn rất trẻ, mang đến vẻ vui tươi nét xuân sắc, sống động, mặc trang phục truyền thống, nam áo the, quần thụng, khăn xếp, nữ áo dài, khăn đóng duyên dáng, yêu kiều. Cái dáng vẻ ấy ta lại càng thấy Huế trở nên cổ kính, và ca Huế thực sự đã giữ gìn rất tốt những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc bao đời nay. Thêm vào đó nữa ta còn thấy sự thiết tha của tác giả với ca Huế trong cách quan sát những người nghệ nhân chơi nhạc cụ một cách điệu nghệ, trau chuốt và say mê, thậm chí Hà Ánh Minh còn biết đến những khúc mở đầu đêm ca Huế như lưu thủy, kim tiền, xuân phong, thu nguyệt. Quả thực hiếm có người lữ khách nào lại có tâm đến thế, người không chỉ nghe, thưởng thức mà còn chú tâm tìm hiểu thật tường tận, rồi cho chúng ta một bài viết thật hay, thật sâu lắng đậm hương vị Huế - một vùng cố đô thơ mộng, yêu thương, thấm đẫm tinh thần dân tộc. Ca Huế ấy trong tâm hồn tác giả tựa như một "người con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm".
Kết lại Ca Huế trên sông Hương là một bài bút ký rất đặc sắc mang đến cho độc giả những hiểu biết sâu rộng về loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của xứ Huế - ca Huế trên sông Hương, một hình thức sinh hoạt văn hóa thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm văn hóa phi vật thể đáng được trân trọng, bảo tồn và phát huy. Qua đó, tác phẩm cũng thể hiện tình cảm tha thiết, sâu nặng, trân quý của tác giả Hà Ánh Minh với mảnh đất cố đô, với ca Huế trên sông Hương.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 12
Đọc văn bản ca Huế ở bài 5, em như cảm nhận được một sự trân trọng, nâng niu đối với một nét đẹp văn hóa dân tộc. Điều đó không chỉ thể hiện qua sự chuẩn bị, những quy tắc, luật lệ mà tác giả nêu ra mà còn thể hiện trong cách diễn đạt trang trọng, cụ thể. Văn bản đã giúp ta hiểu thêm về loại hình nghệ thuật này, biết được giá trị, ý nghĩa văn hóa, lịch sử của nó. Qua đó, ta phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống ấy.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 13
Văn bản “Ca Huế” đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Mở đầu bài viết nói về nguồn gốc của ca Huế, loại hình nghệ thuật được bắt nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, được dành cho giới thượng lưu. Theo thời gian, lối hát thính phòng này đã được dân gian hóa để phù hợp với nhiều tầng lớp công chúng hơn. Tiếp đến, tác giả nói về môi trường diễn xướng của ca Huế cùng với đầy đủ thông tin về số lượng nhạc công, nhạc cụ được sử dụng. Không chỉ vậy, chúng ta còn nắm rõ hai phong cách biểu diễn truyền thống và cho du khách với sự khác biệt. Có thể nói rằng, ca Huế chính là một di sản văn hóa quý giá của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 14
Văn bản "Ca Huế" đã giúp em có thêm hiểu biết về một thể loại nhạc tiêu biểu của xứ Huế mộng mơ. Ở phần mở đầu văn bản, tác giả cung cấp ngắn gọn xuất xứ của hoạt động nghệ thuật này. Tiếp đến, em hiểu thêm về các quy tắc, luật lệ trong một buổi biểu diễn. Trình diễn ca Huế giống như một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa những người hiểu biết sáng tác, âm nhạc và nghệ thuật. Đây chính là điều mà em ấn tượng nhất. Theo dòng chảy nhịp nhàng của thời gian, ca Huế vẫn mãi là thể loại âm nhạc tuyệt đỉnh. Qua đây, để những truyền thống văn hóa luôn tỏa sáng, em thường nhắn nhủ bản thân phải biết trân trọng, giữ gìn các giá trị tốt đẹp ấy.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 15
Sau khi đọc văn bản "Ca Huế", em đã có hình dung rõ nét về một hoạt động biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng của nước ta. Giống như các loại hình biểu diễn khác, ca Huế cũng đề ra các điều lệ, quy tắc phải tuân theo. Đó là yêu cầu về không gian diễn xướng. Hay là quy định về số lượng người trình diễn, nhạc công và nhạc cụ,... Ngoài ra, ca Huế còn có phong cách trình diễn rất riêng biệt, độc đáo. Qua đây, em nhận thấy ca Huế xứng đáng là nét đẹp, niềm tự hào của xứ Huế nói riêng và đất nước nói chung. Hi vọng rằng, vào một đêm nào đó, khi mặt trăng tỏa bóng xuống dòng sông Hương, em sẽ được thưởng thức trình diễn ca Huế cùng những người thân yêu.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 16
Văn bản "Ca Huế" đã cung cấp cho em nhiều thông tin thú vị, bổ ích về hoạt động nghệ thuật này. Trước hết, em nhận thấy ca Huế có nguồn gốc thật đặc biệt "ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa". Ca Huế còn có những quy tắc, luật lệ độc đáo về không gian, người trình diễn, nhạc cụ,... Theo thời gian, ca Huế ngày càng hấp dẫn người dân cũng như khách du lịch. Khi các nghệ nhân cất lên tiếng ca cùng tiếng đàn, cả không gian chìm trong giai điệu du dương, thiết tha. Mong rằng, trong tương lai không xa, em sẽ có cơ hội xem biểu diễn ca Huế trên sông Hương.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 17
Sau khi đọc văn bản "Ca Huế", em đã có thêm hiểu biết về văn hóa nghệ thuật truyền thống của xứ Huế nên thơ. Ca Huế có nguồn gốc từ cung đình, phủ vua chúa. Đây là điều mà em ấn tượng nhất về hoạt động biểu diễn này. Theo thời gian, ca Huế đã được dân gian hóa để quần chúng nhân dân tiếp xúc nhiều hơn. Ngoài ra, những quy định, luật lệ khi trình diễn cũng giúp em nhận ra nét đặc trưng chỉ có ở ca Huế. Có thể nói, ca Huế vẫn luôn tỏa sáng rực rỡ trong nền âm nhạc truyền thống nước nhà. Qua những thông tin được tác giả cung cấp, em cảm thấy vô cùng thích thú về hoạt động biểu diễn tiêu biểu của xứ Huế.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế - mẫu 18
Sau khi đọc xong văn bản "Ca Huế", em cảm thấy vô cùng thích thú, tò mò về hoạt động biểu diễn nổi tiếng của xứ Huế. Ca Huế được trình diễn trong một không gian môi trường thật đặc biệt "không gian hẹp, số lượng người trình diễn và người nghe hạn chế". Ngoài ra, quy định về số lượng nhạc cụ cũng tạo nên sự khác biệt cho thể loại âm nhạc này. Khi ca Huế được thể hiện bằng phong cách biểu diễn truyền thống, ta sẽ thấy những cuộc trao đổi, nhận xét, bàn luận giữa người trình diễn và người thưởng thức. Đến với phong cách trình diễn dành cho du khách, quy trình lại diễn ra theo một hướng khác. Có thể nói, ca Huế giống như một bông hoa hương sắc, nở rộ giữa nền âm nhạc truyền thống.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:
- Viết đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế.
- Viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một trong các hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu hoặc các hoạt động hay trò chơi tương tự của địa phương em.
- Dựa vào văn bản “Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang", giới thiệu một số quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang hoặc ở địa phương em.
- Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều tập một mà em có ấn tượng và yêu thích.
- Nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ trích từ bài thơ "Sang thu" (Hữu Thỉnh) sau: "Bỗng nhận ra hương ổi .... Vắt nửa mình sang thu".
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi
Nói và nghe: Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều