Biết người, biết ta - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo
Với tác giả, tác phẩm Biết người, biết ta Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Biết người, biết ta.
Tác giả - tác phẩm: Biết người, biết ta - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo
I. Tác giả văn bản Biết người, biết ta
Dân gian
II. Tìm hiểu tác phẩm Biết người, biết ta
1. Thể loại:
Biết người, biết ta thuộc thể loại tục ngữ, ca dao, dân ca
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Văn bản Biết người, biết ta được in trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, năm 2005
3. Phương thức biểu đạt:
Văn bản Biết người, biết ta có phương thức biểu đạt là biểu cảm
4. Bố cục bài Biết người, biết ta:
Biết người, biết ta có bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: Câu 1: Câu tục ngữ chỉ mọi chuyện bất ngờ có thể xảy ra
- Phần 2: Câu 2: Đề cao sự khổng lồ của ông Đùng trong truyện thần thoại hoặc truyền thuyết
- Phần 3: Câu 3: Vai trò cần thiết của cả đèn và trăng trong cuộc sống
5. Tóm tắt văn bản Biết người, biết ta
Những câu ca dao, tục ngữ trong văn bản Biết người, biết ta đã đem đến cho chúng ta bài học: không nên kiêu căng, huênh hoang:
- Câu tục ngữ 1: chỉ mọi chuyện bất ngờ có thể xảy ra.
- Câu 2: Đề cao sự khổng lồ của ông Đùng trong truyện thần thoại hoặc truyền thuyết
- Câu 3: Vai trò cần thiết của cả đèn và trăng trong cuộc sống
6. Giá trị nội dung:
- Những câu ca dao, tục ngữ trong văn bản Biết người, biết ta đã đem đến cho chúng ta bài học về sự biết người biết ta, không nên kiêu ngạo, huênh hoang trong cuộc sống.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Biết người, biết ta
1. Câu tục ngữ số 1
Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng
→ Ý câu tục ngữ muốn nói lên chuyện bất ngờ, bất bình thường đã xảy ra. Giữa Châu chấu và Xe tranh thắng bại thì ai cũng nghĩ rằng phần bại trận về châu chấu Thế mà ván cờ lại lật ngửa: xe nghiêng, nghĩa là mọi chuyện bất ngờ, không bình thường đều có thể xảy ra.
2. Câu ca dao số 2
Con sắt đập ngã ông Đùng
Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay
- Ông Đùng là một nhân vật khổng lồ, có bàn tay to, cầm roi đẩy trời lên cao, khai Sông Đà, vác núi ném xuống sông, đưa dòng nước chảy đến những cánh đồng khô hạn.
- Ông Đùng dùng voi thần cày ruộng. Ông Đùng cũng là ông Sấm trên trời. Tháng ba sấm động là lúc ông Đùng xuống hạ giới “ăn nằm” với bà Đà (tức là mẹ Đất và mẹ Nước). Ở nhiều địa phương, người ta lấy sinh thực khí nam giới làm biểu tượng cho ông Đùng và sinh thực khí nữ giới làm biểu tượng cho bà Đà. Trong hội lễ mùa xuân, có rước hai biểu tượng đó, diễn tả cảnh ông Đùng, bà Đà gặp nhau. Người ta cho sinh thực khí của hai vị thần giao hợp với nhau, tin rằng làm như thế, năm ấy sẽ được mùa, gia súc, gia cầm sẽ sinh sôi nảy nở
→ Ý câu ca dao muốn ca ngợi sự khổng lồ, mạnh mẽ của ông Đùng.
3. Câu ca dao số 3
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng,
Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn ?
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn,
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây ?
- Trăng soi sáng muôn nơi, làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp, thơ mộng là nguồn cảm hứng sáng tác cho bao thi sĩ, họa sĩ.
- Trăng là nguồn ánh sáng tự nhiên, không sợ gió, không sợ mất nguồn điện.
- Tuy nhiên, trăng không phải vì thế mà coi thường đèn vì trăng khi mờ, khi tỏ, có lúc cững phải chịu luồn trong mây và bị mây che khuất. Đã thế, trăng lại chỉ sáng một số ngày trong tháng.
- Còn đèn tuy nhỏ bé nhưng soi sáng cho con người quanh năm. Con người không thể thiếu ánh sáng của đèn để chiến thắng bóng đêm, để học bài, làm việc... Tuy thế, đèn cũng không thể kiêu ngạo với trăng, vì đèn ra trước gió thì đèn sẽ tắt.
→ Ý câu ca dao muốn nói trong cuộc sống cả đèn lẫn trăng đều cần thiết.
Học tốt bài Biết người, biết ta
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Biết người, biết ta Ngữ văn lớp 7 hay khác:
Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tác giả - tác phẩm: Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
Tác giả - tác phẩm: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”
Tác giả - tác phẩm: Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST