(20+ văn bản) Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động

Tổng hợp trên 20 văn bản Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

(20+ văn bản) Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động (hay nhất)

Quảng cáo

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 1

Quy tắc trò chơi Ma Sói

1. Tổng quan cách chơi

Trò chơi chia làm 2 buổi ban ngày và ban đêm. Bắt đầu vào đêm đầu tiên, các vai trò đặc biệt sẽ được quản trò gọi dậy trong đêm, các vai trò như dân làng, cô bé sẽ ngủ suốt đêm cho đến khi trời sáng. Ban ngày là thời gian tất cả cùng thức dậy và cùng nhau thảo luận ai là sói để thực hiện treo cổ (có thể chọn treo cổ hoặc không). Bất cứ ai bị chọn treo cổ sẽ có khoảng thời gian để biện hộ cho mình, sau đó những người bình chọn sẽ biểu quyết là sống hoặc chết, nếu phiếu chết cao hơn, người đó sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi (không được tham gia bất cứ hoạt động nào sau đó, kể cả thảo luận).

Game có thể sẽ xuất hiện thêm phe thứ 3 nếu có các vai trò đặc biệt được người quản trò bỏ vào, càng nhiều người chơi thì sẽ càng nhiều vai trò. Số lượng sói, dân và phe thứ 3 cũng sẽ thay đổi theo số lượng người tham gia chơi.

Quảng cáo

Trò chơi sẽ kết thúc khi:

Phe sói có số lượng ngang phe người - Sói Thắng

Phe sói bị tiêu diệt hết - Người thắng

Phe thứ 3 thực hiện xong nhiệm vụ của mình - Phe thứ 3 thắng

2. Luật chơi cơ bản

Đêm đầu tiên: 

Tất cả người chơi nhắm mắt lại "đi ngủ". Quản trò lần lượt gọi các chức năng đặc biệt "dậy", mỗi lần như vậy thì người chơi được gọi sẽ mở mắt "thức dậy", thực hiện chức năng đặc biệt của mình theo sự hướng dẫn của quản trò trong im lặng và nhắm mắt lại.

Ví dụ: Khi quản trò gọi: "Sói ơi, dậy đi.", những người chơi được giao cho nhân vật "Sói" để mở mắt và nhìn nhau. Quản trò nói tiếp: "Sói ơi, đêm nay Sói muốn giết ai?", những người chơi trong vai trò trên sau khi đã thống nhất (trong im lặng) sẽ chỉ tay về phía mục tiêu hay con mồi của mình. Quản trò sẽ ghi nhớ lại các nạn nhân và yêu cầu Sói đi ngủ: "Sói ơi, đi ngủ đi.". 

Quản trò cũng sẽ làm tương tự như vậy đối với các nhân vật khác. Thứ tự gọi tên các nhân vật của quản trò có thể tùy thuộc vào cách xây dựng trò chơi của mọi người.

Quảng cáo

Ngày đầu tiên:

Quản trò sẽ thông báo người chết và thống nhất mọi người thời gian bàn luận cũng như cách để vote một người bị hành xử. Tuỳ thuộc vào việc cách chơi của bạn có yêu cầu rằng người chết sẽ bị tiết lộ danh tính hay không mà quản trò sẽ tiết lộ danh tính người chết (thường là không). Sau đó, những người sống sót sẽ tranh luận và loại một người chơi nào đó ra mà họ nghĩ là Sói.

VD: Thời gian để bàn luận là 3-5p. Sau đó mọi người sẽ bình chọn người mình cho là sói và người đó sẽ có 30s-1p để thanh minh. Cuối cùng mọi người sẽ cùng đưa ra quyết định muốn cứu hay treo cổ người này.

Những đêm tiếp theo:

Quản trò vẫn gọi các chức năng khả năng đặc biệt dậy và cho họ thực hiện chức năng của mình. Lưu ý nếu chơi theo luật ẩn vai trò, bạn sẽ phải gọi những nhân vật có chức năng đặc biệt đã chết dậy để không ai biết còn bao nhiêu vị trí còn lại.

Những ngày tiếp theo:

Quản trò sẽ thông báo người chết. Người đó tất nhiên sẽ thành hồn ma và không được nói một lời nào hết. Phiên tòa xét xử để tìm ra Ma sói vẫn tiếp tục diễn ra như ngày một.

Quảng cáo

Kết thúc game:

Game sẽ kết thúc khi người dân giết được hết Sói, hoặc số Sói bằng số dân làng, hoặc phe thứ 3 hoàn thành nhiệm vụ của mình.

(20+ văn bản) Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động

Dàn ý Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động

- Mở bài:

+ Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động.

+ Nếu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ

- Thân bài:

- Giới thiệu vắn tắt các mục đích, bối cảnh, thời gian và không gian diễn ra hoạt động và sự cần thiết thực hiện hoạt động theo quy tắc

- Trình bày các điều khoản/ nội dung của quy tắc hay luật lệ.

+ Điều khoản/ nội dung 1

+ Điều khoản/ nội dung 2

+ Điều khoản/ nội dung 3

- Kết bài:

+ Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ.

+ Đưa ra khuyến nghị đối với người đọc (nếu có).

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 2

Đập niêu đất là trò chơi không biết có từ bao giờ nhưng đến nay, nó đã trở thành hoạt động không thể thiếu trên quê hương em trong những ngày đầu xuân năm mới.

Đập niêu đất là một trò chơi thú vị. Vì vậy, nó đã thu hút sự tham gia cổ vũ của rất nhiều người. Trò chơi thường được làng em tổ chức vào mồng 4 Tết hàng năm. Trong làng lại có các thôn, xóm nhỏ nên các thôn, xóm sẽ cử ra hai người làm thành một đội chơi tham gia tranh tài.

Để chơi trò chơi, người ta dựng đoạn tre to, chắc khỏe cao khoảng hai mét xuống đất. Sau đó, nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn tre nằm ngang. Lúc này ba đoạn tre đã tạo thành hình giống như một cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng năm, sáu niêu đất lủng lẳng. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải cầm gậy gỗ đập hết các niêu đất đó trong thời gian sớm nhất để giành chiến thắng. Để cho cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, ban tổ chức đã yêu cầu một đội chơi phải có một người cõng một người trên lưng, cả hai người sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất.

Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí của niêu đất; người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất, còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn của dân làng. Vì thế, mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo, cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.

Sau khi các đội chơi của các thôn, xóm đã chơi xong, người dân trong làng và du khách có thể trực tiếp tham gia trò chơi để tự mình trải nghiệm cảm giác đập niêu đất.

Em rất yêu thích và mong chờ trò chơi đập niêu đất. Trò chơi đã trở thành niềm vui, thành nét văn hóa độc đáo trên quê hương em. Nó giúp cho mọi người cảm thấy vui vẻ hơn khi tết đến, xuân về và nó cũng làm cho con người ở làng quê trở nên gần gũi, thân thuộc với nhau hơn.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 3

Đối với học sinh, các hoạt động giải trí vào giờ ra chơi như một hoạt động không thể thiếu sau mỗi giờ học căng thẳng. Ở trường em, đá cầu được cho là hoạt động được yêu thích nhất bởi nó dễ chơi và trang bị ít nên rất nhiều bạn thích chơi nó. Đá cầu cũng là một môn thể thao thường xuất hiện trong các cuộc thi thể thao của nhiều trường bởi nó thể hiện sự dẻo dai và chính xác của người chơi.

Để có thể chơi được cầu chúng ta cần chuẩn bị một cả cầu, một cái lưới để ngăn cách sân thành hai bên. Tùy vào mức độ không gian mà đôi khi không cần quá to, nếu không gian chơi không đủ lớn chúng ta cũng có thể sử dụng vạch kẻ thay cho lưới. Mỗi đội chơi có thể là 1-2 người hoặc nhiều hơn tùy vào số lượng người chơi.

Về quy tắc chơi, hai đội sẽ đứng về phía sân của mình được ngăn bởi vạch kẻ hoặc lưới. Công việc của mỗi người là đá quả cầu từ bên mình sang bên người khác và phải qua vạch mới được tính. Đội còn lại sẽ có trách nhiệm đỡ quả cầu và đá lại đội bên kia. Nếu không đá trúng đội còn lại sẽ được tính điểm. Trong trường hợp không đá qua vạch hoặc lưới thì đội còn lại sẽ được tính điểm. Điểm của mỗi đội sẽ có trọng tài tính và cuộc so tài thường diễn ra trong ba hiệp.

Đá cầu được coi là một môn thể thao tốt cho sức khỏe bởi chúng ta phải hoạt động cơ chân nhiều. Để đá trúng được quả cầu phải sử dụng cả sự dẻo dai và chính xác của cơ thể nên nó được rất nhiều bạn học sinh yêu thích. Dù hiện nay công nghệ phát triển, nhiều bạn trẻ bị thu hút bởi các trò chơi hay mạng xã hội, nhưng đá cầu vẫn là hoạt động yêu thích không thể thiếu vào mỗi giờ ra chơi.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 4

Giới thiệu trò chơi: Với đời sống văn hóa của con người Việt nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.

Miêu tả cách chơi (quy tắc): Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài. 

Miêu tả luật chơi: Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.

Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.

Tác dụng của trò chơi: Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.

Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 5

- Giới thiệu trò chơi: Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi Chi chi chành chành.

- Miêu tả cách chơi: Người chơi có thể từ 3 người trở lên. Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào long bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:

Chi chi chành chành.

Cái đanh thổi lửa.

Con ngựa chết chương.

Ba vương ngũ đế.

Chấp chế đi tìm

Ù à ù ập.

Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.

- Tác dụng của trò chơi: giúp rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho các bé và không đòi hỏi phải có sân chơi cũng như cần có quá nhiều người chơi.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 6

Từ xưa, các trò chơi dân gian đã giúp con người, đặc biệt là trẻ em giải trí, thư giãn. Một trong những trò chơi thú vị, hấp dẫn nhất mà chắc hẳn nhiều người sẽ biết đến là cướp cờ.

Trò chơi cướp cờ có quy tắc, luật chơi khá đơn giản. Về số lượng người, trò chơi này không hạn chế. Tuy nhiên, người chơi phải chia làm hai đội nên tổng số người chơi phải là chẵn. Mỗi đội thường có từ ba đến năm thành viên. Một người sẽ được cử làm quản trò.

Không gian chơi thường ở những nơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng như sân trường, nhà thể chất… Đầu tiên, người chơi sẽ phải chọn vật làm “cờ”. Đây là vật mà hai bên đội sẽ phải cạnh tranh để giành được. Người chơi thể sử dụng khăn đỏ, cành cây… làm “cờ”. Tiếp đến, người chơi sẽ phải kẻ sân chơi. Giữa sân chơi vẽ một vòng tròn có đường kính khoảng 20 - 25cm. Ở giữa vòng tròn, đặt vật làm cờ. Ở mỗi đầu sân, kẻ hai đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua vòng tròn, cách vòng tròn khoảng 6 đến 7m. Đây là vị trí đứng của mỗi đội.

Sau khi chuẩn bị xong, trò chơi sẽ được bắt đầu. Mỗi đội sẽ đứng theo đường đã kẻ. Các thành viên lần lượt điểm danh từ một đến hết và phải nhớ chính xác số của mình. Quản trò đứng giữa sân chơi, là người có vai trò điều khiển, sẽ lần lượt hô các số của các người chơi. Khi quản trò hô tới số nào, thành viên nào ở hai đội có số tương ứng sẽ là được quyền chạy qua vạch tới đường tròn giữa sân để giành lấy “cờ”. Quản trò có thể được phép gọi nhiều số cùng lên. Hoặc gọi hai ba số cùng về. Người đầu tiên cướp được “cờ” phải nhanh chóng chạy lại về vạch xuất phát của đội mình. Người chơi còn lại phải tìm cách đuổi theo và chạm vào người đang cầm “cờ”. Nhưng đảm bảo chỉ được người chơi cùng số mới được chạm vào nhau. Nếu chạm được vào người đó, điểm sẽ thuộc về đội của người chơi đuổi theo. Còn không, để cho đội cướp cờ về đích an toàn, đội cướp cờ giành được điểm. Quản trò tiếp tục tiến hành các lượt chơi tiếp theo. Số lượt chơi sẽ được giới hạn nhất định. Sau một số lượt nhất định, cộng điểm thắng mỗi đội lại. Đội nào giành được nhiều điểm hơn là đội chiến thắng chung cuộc.

Một số lưu ý khi chơi cướp cờ như: Chỉ có người chơi được gọi số đúng với số của mình mới được chạy lên cướp cờ. Người chơi chạy sai số sẽ trừ một điểm vào điểm của đội mình. Nếu người chơi đã qua vạch đích, không được tiến hành đập vào người nữa…

Trò chơi cướp cờ giúp rèn luyện phản xạ, sự dẻo dai và nhanh nhẹn của mỗi người. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp rèn luyện tinh thần đồng đội, khả năng hợp tác của mỗi người. Đây là một trò chơi rất hấp dẫn, thú vị.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 7

Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.

Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ,bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng. Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng.Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực . Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.

Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh dần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.

Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại với kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, níu giữ nét đẹp truyền thống này.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 8

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua rất nhiều hình thức, một trong những hình thức đó là các trò chơi dân gian. Từ xưa đến nay, chúng ta được biết đến với rất nhiều những trò chơi dân gian mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Bịt mắt bắt dê được xem là một trong các trò chơi có từ lâu đời và vô cùng độc đáo.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi đã xuất hiện từ rất lâu. Ngay từ trong những bức tranh cổ, chúng ta còn lưu lại những hình ảnh về một miền kí ức xưa kia với những cô bé, cậu bé chơi trò chơi hay những người lớn cùng nhau đứng trong một vòng tròn, bịt mắt để bắt dê. Như chính cái tên của trò chơi này, đây là trò chơi nhiều người cùng tham gia, bịt mắt để bắt được dê. Chúng ta đặt ra câu hỏi tại sao là "bắt dê" chứ không phải bắt một con vật nào khác. Điều này được lí giải bởi loài dê là loài có tính hiền lành, nhút nhát, linh hoạt và rất thích vận động. Chính vì thế, người bắt được nó đòi hỏi phải có sự tinh ý, nhanh nhẹn, thậm chí là cả chiến thuật nhất định. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn. Chính vì thế, đây được coi là trò chơi khá khó khăn nhưng lại vô cùng thú vị, hấp dẫn.

Thông thường, theo cách chơi trước kia, đúng nguyên bản của trò chơi, đây là trò chơi thường được tổ chức trong các lễ hội. Với sự tham gia của những người lớn là chủ yếu, đặc biệt là những bạn nam thanh nữ tú tham gia lễ hội. Có hai người chơi chính, họ được bịt mắt để tìm bắt dê. Con dê sẽ được đeo một vật để phát ra được tiếng động giúp cho người tìm dễ nhận biết được. Những người xung quanh không tham gia chơi sẽ đóng vai trò làm khán giả, hò reo cổ vũ người chơi. Tất cả tạo nên một không khí sôi nổi, sinh động và thú vị của lễ hội. Sau một quãng thời gian nhất định, người chơi phải tìm ra được con dê. Nếu cả hai không tìm được, trò chơi kết thúc và nhường lượt chơi cho những người tiếp theo.

Sau này, trò chơi bịt mắt bắt dê có rất nhiều những biến thể khác nhau. Có khi là hai hay nhiều người cùng chơi, họ vẫn bịt mắt nhưng điều khác biệt là không có con dê nào được bắt cả. Một người chơi chính sẽ bắt những người còn lại, những người còn lại hóa thân thành những chú dê, có thể phát ra những tiếng động để người chơi chính dễ tìm thấy. Vì thế, với biến thể này, nhiều đối tượng có thể tham gia chơi, ngay cả trẻ em cũng có thể chơi trò chơi này để rèn luyện tính phán đoán, sự nhanh nhạy và linh hoạt, rèn luyện các giác quan khác nhau. Cũng chính vì tính phổ biến của trò chơi, bịt mắt bắt dê được tổ chức ở rất nhiều địa điểm, những dịp khác nhau. Trong nhà trường, các hội thi, các lễ hội đều có thể tổ chức trò chơi này.

Ngày nay, khi xã hội hiện đại phát triển, khi nhu cầu giải trí, đời sống tinh thần của con người ngày một cao, có rất nhiều những trò chơi hiện đại, tiên tiến ra đời. Vậy nhưng, những trò chơi dân gian, trong đó có trò chơi bịt mắt bắt dê luôn là một phần kí ức của tuổi thơ, luôn là một mảnh kí ức đẹp trong tâm hồn người Việt. Cũng chính vì nét đẹp văn hóa này, chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh của trò chơi này trong các tác phẩm nghệ thuật như tranh ảnh hay thơ ca.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 9

Giới thiệu trò chơi:  Đời sống văn hoá của con người Việt Nam vốn rất phong phú và đa dạng. Có biết bao nhiêu trò chơi hay thể hiện được những nét đẹp của văn hoá và tâm hồn của người Việt  trong số đó bịt mắt bắt dê là trò chơi chúng ta hẳn đều rất quen thuộc.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi đã có từ rất lâu đời, nó len lỏi trong đời sống văn hoá của dân ta, theo tuổi thơ của chúng ta mà trưởng thành. Ngày trước trong lễ hội trò chơi này được tổ chức dành riêng cho các nam thanh nữ tú. Có hai người chơi chính, họ sẽ được bịt mắt sau đó đi bắt con dê. Con dê được buộc theo một vật phát ra tiếng để người bị bịt mắt dễ dàng nhận biết được. Người xung quanh reo hò cổ vũ khiến không khí trò chơi thêm sôi động, nhộn nhịp. Sau này trò chơi bịt mắt bắt dê đã có nhiều biến thể và đa phần không còn đi tìm dê nữa mà là tìm người. 

Miêu tả cách chơi (quy tắc): Hai người chơi sẽ bị bịt mắt và con dê sẽ mang áo tơi lá để khi chuyển động vang lên tiếng sột soạt dễ tìm. Người xem bao gồm cả người lớn và trẻ em sẽ đứng ngoài và cổ vũ. Khi hết lượt không có người nào bắt được dê thì sẽ ra ngoài để người khác vào chơi.

Miêu tả luật chơi: Trò chơi này hiện đã có nhiều biến thể và không phải lúc nào cũng là bịt mắt đi tìm con dê. Tùy theo mỗi vùng miền sẽ có luật chơi, cách chơi khác nhau. Thông thường sẽ có hai luật chơi như sau:

Cách 1:

Cả nhóm sẽ cùng oẳn tù tì để chọn một người xung phong bị bịt mắt. Khi người đó hô đứng lại thì tất cả phải đứng lại, không ai được di chuyển. Người bịt mắt sẽ đi một vòng tròn, bắt một người bất kỳ. Xung quanh tạo ra tiếng động để người bịt mắt không đoán được người bị bắt là ai. Nếu như người bị bịt mắt không phán đoán được đó là ai hoặc không bắt được ai thì tiếp tục hô bắt đầu để cho lượt chơi mới.

Cách 2:

Chọn hai người vào chơi, một người làm dê và một người đi bắt dê. Cả hai sẽ cùng đứng trong một vòng tròn và bịt mắt lại, đứng quay lưng vào nhau. Người làm dê vừa di chuyển vừa kêu be be để người bịt mắt phát hiện phương hướng và đuổi bắt. Nếu người bịt mắt bắt được người giả làm dê thì sẽ thắng cuộc.

Tác dụng của trò chơi: Trò chơi mang tính giải trí cao, thể hiện được sự nhanh nhạy, khôn khéo của người bắt dê. Tại các dịp hội hè, sự kiện đều thường xuyên tổ chức trò chơi này để mang đến một không khí giải trí vui tươi, bổ ích.

Những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, kéo co hiện đã không còn xuất hiện nhiều như trước. Một thế hệ trẻ nhỏ đang bị ảnh hưởng bởi game, các trò chơi hiện đại. Thế nhưng, trò chơi bịt mắt bắt dê chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 10

Từ xa xưa, trò chơi dân gian đã giúp con người, đặc biệt là trẻ em giải trí, thư giãn. Một trong những trò chơi hay và hấp dẫn mà nhiều người sẽ biết đến đó chính là cờ vua.

Trò chơi cờ vua có luật chơi khá đơn giản. Về số lượng người, trò chơi này không bị giới hạn. Tuy nhiên, người chơi phải chia thành hai đội nên tổng số người chơi phải là số chẵn. Mỗi đội thường có từ ba đến năm thành viên. Một người sẽ được chỉ định làm quản trị viên. Không gian chơi thường ở những nơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng như sân trường, nhà thi đấu,… Đầu tiên, người chơi sẽ phải chọn một đồ vật làm “cờ”. Đây là hạng mục mà cả hai đội sẽ phải thi đấu. Người chơi có thể dùng khăn đỏ, cành cây … làm “cờ”. Tiếp theo, người chơi sẽ phải vẽ sân chơi. Ở giữa sân chơi vẽ một vòng tròn đường kính khoảng 20-25cm. Ở trung tâm của vòng tròn, đặt đối tượng cờ. Ở mỗi đầu của tòa nhà kẻ hai đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua đường tròn, cách đường tròn khoảng 6 đến 7m. Đây là vị trí đứng của mỗi đội.

Sau khi chuẩn bị xong, trò chơi sẽ bắt đầu. Mỗi đội sẽ đứng dọc theo các hàng được cung cấp. Các thành viên lần lượt đếm từ một đến hết và phải nhớ chính xác số của mình. Quản trị viên đứng giữa sân chơi, điều khiển lần lượt hô số lượng người chơi. Khi quản trò gọi ra một số, thành viên của hai đội có số thứ tự tương ứng sẽ được chạy dàn hàng ngang đến vòng tròn giữa sân để giành “cờ”. Admin có thể được phép gọi nhiều số cùng một lúc. Hoặc gọi hai hoặc ba số với nhau. Người cướp được “cờ” đầu tiên phải nhanh chóng chạy về vạch xuất phát của đội mình. Người chơi còn lại phải tìm cách đuổi theo và chạm vào người đang cầm “cờ”. Nhưng hãy chắc chắn rằng chỉ những người chơi có cùng số mới có thể chạm vào nhau. Nếu bạn có thể chạm vào người đó, điểm sẽ thuộc về đội của người chơi đuổi theo. Nếu không, đội nào chụp được cờ về đích an toàn, đội chụp được cờ sẽ được một điểm. Ban quản trị trò chơi tiếp tục tiến hành các trò chơi tiếp theo. Số lượt chơi sẽ có giới hạn. Sau một số lượt nhất định, cộng điểm chiến thắng cho mỗi đội. Đội nào được nhieeuf điểm hơn là đội chiên thắng chung cuộc.

Một số lưu ý khi chơi cướp cờ như: Chỉ những người chơi gọi đúng số của mình mới được chạy lên cướp cờ. Người chơi chạy sai số sẽ trừ một điểm vào số điểm của đội mình. Nếu một người chơi đã vượt qua vạch đích, đừng tiếp tục đánh người đó …

Trò chơi cờ vua giúp rèn luyện khả năng phản xạ, sự linh hoạt và nhanh nhẹn của mỗi người. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp rèn luyện tinh thần đồng đội và khả năng hợp tác của mỗi người. Đây là một trò chơi rất hấp dẫn, thú vị.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 11

Đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Trong những trò chơi dân gian lâu đời của dân tộc nhất định phải kể đến trò chơi kéo co, một trò chơi đề cao tinh thần đồng đội, sức mạnh tập thể để giành chiến thắng.

Kéo co là một trò chơi dân gian của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Môn thể thao này hay xuất hiện tại các cuộc họp mặt, giao lưu giữa các thôn làng, các lớp, ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là các lễ hội truyền thống. Đây được xem là môn thể thao không chỉ dùng sức mà còn dùng trí tuệ để đạt được thành tích cao nhất. Tương tự các trò chơi dân gian khác, để chơi kéo co người chơi cần một vài dụng cụ đơn giản như: dây thừng có chiều dài cỡ 7-15m tùy số lượng người tham gia; dây đỏ để đánh dấu giữa sợi dây thừng và vạch kẻ phân chia ranh giới hai đội.

Về luật chơi thì tại mỗi địa phương, tuỳ thuộc vào quy mô mà có đề xuất những luật đi kèm thêm. Tuy nhiên luật chơi thông thường sẽ  bao gồm những điều sau. Hai đội với số lượng thành viên như nhau, ngang nhau về thể lực để tạo nên sự công bằng. Tất cả các thành viên tham gia sẽ cùng nắm vào dây thừng chuẩn bị từ trước sao cho dây đỏ nằm chính giữa hai đội. Mỗi đội được tự do lựa chọn cách sắp xếp thành viên, vị trí đứng. Khi có tín hiệu của trọng tài, hai đội dùng sức kéo dây thừng về phía mình, đội nào kéo phần dây đỏ lệch về phía mình trước thì sẽ giành chiến thắng. Ngoài ra, có nhiều nơi có thể chọn luật thắng bằng cách vẽ thêm 2 đường thua cuộc ở 2 bên đối xứng với vạch chuẩn. Sợi dây đỏ ở giữa dây thừng của đội nào vượt qua vạch thua cuộc của bên đối thủ là đội thua. Để công bằng, kéo co thường tổ chức 3 lượt đấu, ai dành chiến thắng 2 hiệp sẽ được xem là thắng cuộc. Phần vạch kẻ có thể thêm 2 đường kẻ phụ phân định kéo co qua mức đó mới tính là chiến thắng.

Trò chơi kéo co đã có những luật lệ trò chơi riêng, nhưng để nắm chắc phần thắng thì người  chơi vẫn cần phải nắm chắc những điều sau: thứ nhất, về cách sắp xếp đội hình chuẩn. Kéo co quan trọng lực kéo mạnh, do đó sắp xếp vị trí của các thành viên cũng là cách để tăng thêm sức mạnh. Khi sắp xếp đội hình thì người chơi cần lưu ý: Cả đội chơi có thể đứng so le hoặc cùng đứng về một bên. Tuy nhiên nếu có nhiều người khỏe, trụ cột của đội thì nên đứng về một bên để tập trung lực. Ngoài ra các thành viên đứng giãn đều nhau, tránh va chạm, dẫm đạp lên nhau khi kéo. Người đứng đầu tiên nên là người có sức khỏe tốt, bàn tay to để bám chắc tay và có kinh nghiệm khi chơi kéo co để có thể điều khiển được sợi dây thừng trong quá trình thi đấu. Người đứng cuối cùng giữ vai trò cực kỳ quan trọng và họ sẽ điều hướng dây thừng sao cho thẳng để tập trung lực được tốt nhất. Đứng ở vị trí cuối cần chọn người có một sức khỏe tốt, dáng người cao to và có thể điều hướng dây. Thứ hai đó là về tư thế kéo co. Bên cạnh đội hình người chơi cũng cần có một tư thế vững chắc để có thể tạo được lực nhiều nhất. Tư thế kéo co chuẩn đó là người chơi cần kẹp dây thừng kéo co vào nách thật chặt, chân đứng theo kiểu đứng tấn để có được lực trọng tâm lớn nhất. Nếu người chơi (bạn) thuận tay phải, hãy đứng về bên trái dây co và ngược lại cho tay trái. Ngoài ra, để tăng độ bám đất và hệ số ma sát thì người chơi nên chuẩn bị cho mình một đôi giày vải, có nhiều gân dưới đế và rãnh sâu. Cuối cùng đó là người chơi phải giữ chặt tay và dây kéo. Trong quá trình thi đấu người chơi cần liên tục giữ chặt tay và dây thừng để tạo điểm ma sát giúp dây không bị trượt khỏi tay cũng như là hạn chế trầy xước, chấn thương trong quá trình kéo co. Điều người tham gia cần làm là kéo chân di chuyển cùng lúc với các thành viên trong đội để kéo sợi dây về phía mình. Lưu ý không nên kéo bằng tay người chơi chỉ nên kéo bằng chân.

Đó là những luật lệ và những mẹo giành chiến thắng cho người tham gia trò chơi kéo co. Mong rằng, trò chơi kéo co sẽ còn được phát huy hơn nữa trong các giờ ra chơi, các cuộc thi đua ở các lớp học, trường học để thế hệ trẻ sau này có thể cảm nhận và gìn giữ trò chơi dân gian tuyệt vời này.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 12

Trong Hội khỏe Phù Đổng sắp tổ chức ở trường ta, sẽ có trò chơi Nhảy bao bố. Đây là một trò chơi khá mới nên mình xin giới thiệu với các bạn về quy tắc của trò chơi này.

Đầu tiên là về dụng vụ. Để chơi trò này, mỗi người chơi đều cần có một cái bao bố. Bao bố cần phải có kích thước đủ rộng để chúng ta đứng vào bên trong, và chiều cao tối thiểu đến ngang bụng người chơi. Bao bố cần có độ dày nhất định, để khi nhảy không bị rách hoặc bục ra gây cản trở và nguy hiểm cho người bên trong.

Thứ hai là về cách chơi. Các người chơi sẽ đứng ở vạch xuất phát như môn điền kinh. Hai chân để trong bao bố, hai tay cầm sẵn vành bao. Sau tiếng còi của trọng tài, thì dùng sức bật hai chân lên để nhảy về phía trước, sao cho người không rơi ra ngoài bao. Trên đường đua, ai rớt ra khỏi bao bố, thì chỉ việc bước vào lại rồi tiếp tục tiến về đích. Ai cán đích trước thì sẽ là người thắng cuộc.

Cuối cùng, để đảm bảo an toàn khi chơi, thì các bạn cần phải cẩn thận khi nhảy trong bao. Vì trò chơi này khiến hai chân bị giới hạn trong cái bao bố, dễ gây vướng víu, mất cân bằng khi nhảy. Các bạn không nên quá vội vàng hấp tấp khi nhảy, mà cần lấy đà cẩn thận, nhảy thật chắc chắn để đảm bảo an toàn.

Các quy tắc trên là những điều cơ bản nhất của trò chơi nhảy bao bố. Bạn nào cảm thấy hứng thú và muốn thử sức thì nhớ đăng kí tham gia trò chơi này nhé!

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 13

Trong hội trại sắp tới của trường ta, sẽ diễn ra phần thi trò chơi Nhảy dây tập thể. Để mọi người hiểu rõ và nắm được trò chơi này, mình xin giới thiệu các quy tắc và luật lệ của trò chơi này như sau.

Thứ nhất là về dụng cụ. Dụng cụ để chơi trò chơi này là một sợi dây thừng có bề ngang bằng ngón tay cái, dài khoảng 8m đến 10m, do nhà trường cung cấp.

Thứ hai là về người tham gia. Mỗi lớp sẽ cứ 10 bạn học sinh tham gia chơi. Các bạn cần có sức khỏe, sự linh hoạt và sức bền tốt. Về trang phục, thì các bạn sẽ mặc đồng phục thể dục của lớp, chân đi giày thể thao. Các bạn nữ thì buộc tóc gọn gàng để thuận tiện cho việc nhảy dây.

Thứ ba, quan trọng nhất là về luật chơi. Đội sẽ có hai bạn quay dây theo chiều kim đồng hồ. Tám bạn còn lại sẽ lần lượt nhảy vào theo thứ tự. Người trước thành công nhảy vào dây, nhảy tại chỗ được 5 cái thì người thứ hai mới nhảy vào. Cứ như vậy lần lượt đến khi cả 8 thành viên đều đã vào được dây, cùng nhảy tại chỗ 5 lần thì thành công. Đội thành công với số lần thử ít nhất sẽ là đội dành chiến thắng.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà các bạn cần biết về trò chơi nhảy dây tập thể này. Bạn nào mong muốn tham gia thì cần nắm rõ để có thể cùng đội thi đấu thành công.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 14

Kéo co là một trò chơi dân gian có từ rất lâu đời của dân tộc ta. Đến ngày nay, với sự xuất hiện của nhiều trò chơi thú vị mới, kéo co vẫn giữ được sức hút và sự ảnh hưởng của mình.

Kéo co có sự phổ biến rộng rãi, một phần nhờ vào đặc điểm dễ chơi, dễ tổ chức của mình. Đặc biệt, đây là trò chơi mang tính tập thể cao, nên thường được tổ chức trong các hội thao hoặc giờ giải lao ở trường học. Đẻ chơi kéo co, thường cần có một sợi dây thừng dài và chắc chắn, không co dãn. Những người chơi sẽ được chia thành hai đội với số người bằng nhau. Để đảm bảo trận đấu diễn ra kịch tính và công bằng, người chơi của hai đội phải cân đối về sức khỏe, tuổi tác… Sau khi chia đội, hai đội chơi sẽ nắm hai đầu sợi dây thừng. Phần chính giữa sợi dây, sẽ nằm thẳng với vạch kẻ ở dưới mặt đất đánh giấu ranh giới giữa hai đội. Vị trí này ở sợi dây thường được thắt một mảnh vải màu đỏ cho dễ nhận biết.

Khi cả hai đội đều đã ổn định vị trí, trong tài sẽ thổi còi ra hiệu bắt đầu trận đấu. Lúc này, cả hai đội sẽ dồn sức, kéo sợi dây thừng về phía mình. Đến khi nào người chơi của đội này bị kéo sang phần sân của đội khác, tức là đã vượt qua vạch kẻ ở giữa hai đội thì đội đó sẽ bị thua cuộc. Tuy luật chơi đơn giản như vậy, nhưng để có thể dành chiến thắng lại không hề dễ dàng. Người chơi không chỉ sử dụng sức mạnh, mà còn cần cả chiến thuật và nhịp điệu để tạo ra lực kéo lớn. Chính vì vậy, mà kéo co trở thành một trò chơi mang tính tập thể lớn. Nó không chỉ giúp người chơi trở nên gắn kết với nhau hơn, mà còn giúp mọi người học cách hợp tác với nhau khi hoạt động nhóm.

Trò chơi kéo co vừa giúp người chơi đoàn kết với nhau hơn, vừa giúp rèn luyện sức khỏe. Ở đâu diễn ra trò chơi này thì bầu không khí sẽ trở nên náo nhiệt và sôi động hơn hẳn. Có thể nói, trò chơi kéo co được gìn giữ và được tổ chức phổ biến như hiện nay, không chỉ vì đây là một trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa. Mà còn chính vì những tác động tích cực nó đem đến cho người chơi.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 15

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian của Việt Nam. Đây là một trong số ít các trò chơi dân gian có từ xa xưa vẫn còn tồn tại và phổ biến cho đến ngày nay.

Số lượng người chơi bịt mắt bắt dê không bị giới hạn. Tuy nhiên, để đảm bảo trò chơi diễn ra thuận lợi, thì chỉ nên có từ ba đến mười người cùng chơi. Tùy theo số lượng người tham gia, mà sẽ có cách chọn ra một người đóng vai “người bắt dê”. Cách thường được dùng nhất, chính là sử dụng phương pháp “nhiều ra ít bị” cho đến khi chỉ còn hai thành viên thì sẽ chơi “oẳn tù tì”. Khi đã chọn ra “người bắt dê” thì tất cả những người còn lại sẽ trở thành “con dê”. Trong quá trình chơi, “người bắt dê” sẽ được bịt mắt bằng một đồ vật bất kì, nhằm ngăn cản tầm nhìn của người đó. Còn các người chơi đóng vai “con dê” thì di chuyển tự do, vừa di chuyển vừa tạo các tiếng động và cất tiếng gọi “be be” để thu hút “người bắt dê” tìm đến mình.

Trò chơi bịt mắt bắt dê được diễn ra trong một không gian rộng rãi, để mọi người có thể thoải mái di chuyển. Đó nên là một khoảng trống có ít đồ vật để người chơi không bị vấp ngã. Tuy nhiên, cũng cần có một biên giới cụ thể, để những người chơi đóng vai “con dê” không đi quá xa, khiến “người bắt dê” không thể bắt được. Khi chơi, trò chơi sẽ chia thành nhiều lượt chơi. Mỗi lượt chơi sẽ kết thúc khi “người bắt dê” bắt được một chú dê và gọi đúng tên của chú dê đó. Lúc này, hai người chơi này sẽ đổi vai cho nhau. Cứ như thế, một lượt chơi mới lại bắt đầu với “người bắt dê” mới. Khi kết thúc trò chơi, người nào nhiều lần trở thành “người bắt dê” nhất sẽ được xem là người thua cuộc.

Trò chơi bịt mắt bắt dê là một trò chơi đơn giản, dễ tổ chức mà không cần chuẩn bị nhiều đạo cụ. Khi chơi, người chơi không cần phải suy nghĩ quá nhiều về chiến lược, mà chỉ cần tập trung chơi một cách thoải mái, vô tư. Vì vậy, trò chơi này giúp người chơi có những giờ phút vui vẻ, thư giãn sau những tiết học căng thẳng. Ngoài ra, trò chơi bịt mắt bắt dê còn giúp rèn luyện sức khỏe, phản ứng nhanh nhạy cùng sự linh hoạt cho người chơi, giúp cơ thể được hoạt động một cách toàn diện. Đặc biệt, trò chơi này còn là một trò chơi mang tinh tập thể, có thể có nhiều người cùng chơi với nhau. Từ đó giúp tăng cường tính đoàn kết cho nhóm bạn hay tập thể lớp.

Chính nhờ các ưu điểm như vậy, mà trò chơi bịt mắt bắt dê vẫn được nhiều người ưa chuộng và phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bên cạnh việc được tổ chức vui chơi vào giờ giải lao, sau giờ học. Trò bịt mắt mắt dê còn được ưu ái tổ chức trong các hội thao hay sự kiện mang quy mô lớn tại các trường học, cơ quan. Tất cả đã giúp góp phần gìn giữ và phát huy một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 16

Trước khi các trò chơi điện tử bắt đầu phổ biến, thì những trò chơi dân gian đã hết sức phổ biến và được ưa chuộng. Một trong số đó là trò chơi ô ăn quan.

Trò chơi ô ăn quan thường gồm hai người chơi. Trò chơi được tiến hành trên một mặt phẳng để có thể vẽ khung. Đó có thể là sân trường, mặt đất, bàn học, tấm bìa… Trên mặt phẳng đó, sẽ vẽ khung gồm mười ô vuông có kích thước tương đương nhau chia thành hai hàng, ghép lại thành hình chữ nhật lớn. Ở hai đầu của hình chữ nhật đó, là hai hình bán nguyệt. Lưu ý khi vẽ, kích thước của mỗi ô phải lớn tương đương một bàn tay hoặc lớn hơn, để có thể đặt đủ các quân vào bên trong. Các quân được chia thành hai loại. Thứ nhất là “dân thường”, gồm năm mươi viên sỏi hoặc đá có kích thước tương đương nhau. Thứ hai là “quan” chỉ gồm hai viên, hoặc hai đồ vật có kích thước lớn hơn hẳn “dân thường”. Mỗi “quan” khi quy đổi thì sẽ được tính bằng mười dân thường. Khi xếp quân vào khung đã vẽ ở trước, hai quân “quan” sẽ chia ra nằm ở hai hình bán nguyệt. Còn các “dân thường” sẽ dàn đều ra mười ô vuông, mỗi ô có năm dân thường. Hai người chơi sẽ ngồi ở hai mặt đối diện của khung vừa vẽ. Năm ô vuông ở phía người chơi nào, thì số “dân thường” trong các ô ấy sẽ thuộc về người chơi đó. Trò chơi ô ăn quan chia thành nhiều lượt chơi. Số lượng lượt chơi sẽ tùy thuộc vào thời gian và quyết định của người chơi. Ở lượt thứ nhất, thứ tự chơi sẽ do hai người chơi tự quyết định. Người thắng ở lượt thứ nhất sẽ có quyền chơi trước ở lượt chơi kế đó.

Khi chơi trò ô ăn quan, cần có sự tính toán cẩn thận để có thể dành được chiến thắng. Người chơi sẽ chọn một ô vuông bất kì của mình, rồi lấy toàn bộ “dân thường” trong ô đó, thả lần lượt sang các ô vuông kế bên theo một chiều nhất định. Người chơi sẽ chọn thả sang trái hoặc sang phải tùy theo tính toán. Ở mỗi ô vuông sẽ được thả một “dân thường” cho đến khi người chơi hết số “dân thường” ở trong tay. Lúc đó, ô cuối cùng được thả “dân thường” sẽ trở thành cột mốc. Nếu ô ngay bên cạnh nó có “dân thường”, thì dù ô vuông đó thuộc về ai, người chơi cũng được phép lấy toàn bộ dân trong ô đó để tiếp tục thả đều (theo chiều vừa thực hiện). Nhưng nếu như ô vuông ngay bên cạnh ô cuối cùng đó là ô rỗng, thì toàn bộ “dân thường” trong ô tiếp đó sẽ được người chơi bắt về làm của riêng. Sau đó, đến lượt người đối diện bắt đầu lượt chơi của mình. Trò chơi vẫn sẽ tiếp tục diễn tuần tự như thế, cho đến khi cả hai “quan” đều đã được bắt về. Lúc này, “dân thường” ở ô vuông phía người chơi nào thì sẽ được tính là của người chơi đó. Cuối cùng, cả hai người chơi sẽ đếm lại số lượng “dân thường” mà mình có, và tự quy đổi “quan” đã bắt được thành “dân thường”. Ai có được nhiều dân hơn thì sẽ là người chiến thắng.

Trò chơi ô ăn quan giúp người chơi tăng khả năng tập trung và rèn luyện tư duy rất tốt. Vì vậy, nó rất được ưa chuộng, không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà ở cả những người trưởng thành. Hiện nay, bộ dụng cụ của trò chơi này đã được sản xuất hàng loạt, với hình thức đẹp và đa dạng hơn. Điều đó đã chứng tỏ được sức hút không hề suy giảm của trò chơi này trong thời đại mà các trò chơi điện tử vô cùng phát triển như hiện nay.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 17

Từ xưa, hình ảnh cánh diều đã là hình ảnh vô cùng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Cánh diều đi vào thơ ca, nhạc họa, vào không gian làng quê. Cũng chính bởi điều đó, mà trò chơi thả diều - một trò chơi dân gian có từ lâu đời đến nay vẫn còn được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi.

Trò chơi thả diều là trò chơi không hề giới hạn số lượng người chơi, dù chỉ là một mình hay mười, thậm chí là hai mươi, ba mươi đều vẫn có thể tổ chức chơi được. Để chơi thả diều, thì cần có một không gian rộng. Đó thường là các cánh đồng, bờ đê, bãi cỏ, sân bóng… Đặc điểm chung của những địa điểm này chính là mặt đất khá bằng phẳng, trống trải không có nhiều vật cản. Và khoảng không ở trên cao vô cùng thoáng đãng. Tùy vào số lượng người chơi, mà địa điểm chơi sẽ được tùy chỉnh.

Mỗi người chơi khi thả diều, sẽ cần chuẩn bị cho mình một con diều. Mỗi con diều sẽ gồm phần cánh diều và phần dây cầm. lá diều gồm có phần thân và phần đuôi kéo dài. Chúng được làm từ các chất liệu mỏng và nhẹ để có thể dễ dàng bay lên trời. Do đó, giấy là nguyên liệu được ưa chuộng nhất để làm diều. Nối với phần cánh diều đó là sợi dây diều nhỏ, dài và chắc chắn. Phần dây diều đó cần thật dài, để có thể thả diều bay tới không trung. Các chiếc diều có thể có họa tiết, màu sắc, kiểu dáng khác nhau, tùy vào sở thích của người chơi. Tuy nhiên, kết cấu về cơ bản vẫn sẽ giống nhau. Vì vậy, để có thể để cho diều bay cao và bay lâu trên không trung, còn phải tùy thuộc vào kĩ thuật của người chơi.

Những buổi chơi diều, thường được chọn vào buổi sáng sớm hoặc cuối chiều, khi trời vẫn còn ánh sáng mặt trời nhưng không có nắng gắt. Bởi như vậy thì người chơi mới có thể nhìn lên bầu trời và quan sát diều của mình được. Đồng thời, hôm đó cũng phải là hôm trời có gió và không mưa, độ ẩm không khí không quá cao. Như vậy sẽ giúp diều dễ bay hơn. Khi bắt đầu chơi, mọi người sẽ thả dây diều một đoạn dài chừng 4m. Lúc này cánh diều còn nằm trên mặt đất. Chờ khi người chơi bắt đầu cầm dây diều và chạy thật nhanh về phía trước, cánh diều cũng theo đó dần dần bay lên cao hơn. Khi cánh diều dần bay lên cao, người chơi sẽ vừa chạy, vừa từ từ thả cho sợi dây ra dài hơn từng chút một. Đồng thời, khéo léo điều chỉnh dây diều để cánh diều của mình bay theo một hướng nhất định, tránh vướng vào diều của người khác hoặc tán cây, dây điện. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng đây thực sự là quá trình quyết định của trò chơi thả diều. Bởi nếu không nắm bắt đúng lúc trời nổi gió, hay tốc độ chạy chưa đủ, kĩ thuật nắm thả dây chưa phù hợp, thì cánh diều sẽ không thể bay lên được. Chờ khi diều đã bay lên cao, thì người chơi sẽ không phải chạy nữa. Lúc này, người chơi có thể đứng một chỗ để tập trung điều khiển dây diều. Thông thường, sự thắng thua trong trò thả diều sẽ được quyết định bằng việc cánh diều của ai bay cao hơn. Nhưng trong trường hợp các lá diều bay cao bằng nhau, thì sẽ được quyết định bằng việc cánh diều nào trụ lại lâu hơn trên bầu trời.

Trò chơi thả diều vừa giúp rèn luyện sức khỏe, vừa giúp rèn luyện sự khéo léo và kiên nhẫn cho người chơi. Đặc biệt, cảm giác được ngắm nhìn hình ảnh những cánh diều bay lượn tự do trên cao còn đem lại cảm giác thanh bình và thư giãn cho người chơi và cả người quan sát. Có lẽ chính vì vậy mà hiện nay trò chơi thả diều vẫn vô cùng phổ biến, không chỉ ở nông thôn mà còn ở cả các vùng thành thị. Hiện nay, mẫu mã của cánh diều ngày càng được cải tiến, trở nên đa dạng hơn về cả màu sắc, kích thước, kiểu dáng và họa tiết. Điều đó cũng là một minh chứng cho sức hút của trò chơi dân gian này trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 18

Cướp cờ là một trò chơi dân gian phổ biến của nước ta.

Trò chơi này thường được tổ chức ở trường học vào giờ giải lao hoặc các hoạt động tập thể. Bởi trò chơi này phù hợp để chơi với số lượng người đông như một lớp học hoặc một nhóm học sinh. Khi chơi, cần một người đóng vai trò là “quản trò” nhằm dẫn dắt cuộc chơi. Những người chơi còn lại thì sẽ chia thành hai đội với số người bằng nhau. Thành viên của mỗi đội sẽ được đánh số từ 1 cho đến hết số thành viên. Mỗi số như vậy sẽ gồm hai thành viên của cả hai đội. Công cụ của trò cướp cờ là một lá cờ xéo cỡ nhỏ, hoặc có thể linh hoạt thay bằng một đồ vật khác. Đồ vật này đặt ở giữa một khoản trống bằng phẳng để người chơi thoải mái di chuyển. Còn hai đội chơi, sẽ đứng ở phía sau vạch xuất phát, cách vị trí để cờ một quãng. Những người chơi của hai đội sẽ đứng gần vạch đích, luôn trong tư thế sẵn sàng để bắt đầu xuất phát.

Một lượt chơi sẽ bắt đầu sau tiếng còi hoặc hiệu lệnh của quản trò. Sau khi tất cả người chơi bước vào tư thế sẵn sàng, quản trò sẽ hô lên một con số tương ứng với hai người chơi của hai đội. Hai người chơi này sẽ ngay lập tức chạy về phía trước, cầm lấy cờ và trở về đích. Nếu người cầm cờ đang chạy mà bị người chơi còn lại chạm vào người, thì sẽ bị loại. Và lá cờ được đưa về vị trí cũ. Trong lúc ấy, những người chơi mang số khác sẽ không được rời khỏi vị trí. Đặc biệt, một lần quản trò có thể gọi nhiều số khác nhau. Và khi các số khác vẫn đang tranh giành nhau lá cờ, thì vẫn có thể gọi thêm các số khác đến tiếp ứng. Tuy nhiên, các người chơi không được phép ôm hay giữ các thành viên khác, mà chỉ được cạnh tranh công bằng. Cứ như vậy, từng lượt người chơi sẽ được quản trò gọi lên tham gia cuộc chiến cướp cờ, cho đến khi một người chơi thành công đem cờ về đích. Mỗi lần như vậy, đội chơi sẽ có một điểm. Đến cuối cùng, đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng.

Trò chơi cướp cờ giúp người chơi rèn luyện sự dẻo dai, nhanh nhẹn và khả năng ứng biến nhanh. Khi chơi, các thành viên sẽ được gắn kết với nhau hơn, từ đó giúp làm tăng sự đoàn kết của tập thể. Chính vì vậy, trò chơi này thường được tổ chức trong các sự kiện, hội thao của trường học.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 19

Một trong các trò chơi dân gian mang ý nghĩa văn hóa to lớn của dân tộc ta, chính là trò chơi thi thổi cơm. Trò chơi này thường được tổ chức vào mùa xuân với sự tham gia và quan tâm đông đảo của người dân, nên được ghi nhận là một Hội thi, chứ không đơn giản chỉ là một trò chơi dân gian bình thường.

Trò chơi thi thổi cơm chia thành ba công đoạn gồm: thi lấy nước, thi kéo lửa và thi nấu cơm. Để hoàn thành tốt các phần thi, mỗi đội thi sẽ gồm ba thành viên, có thể có cả nam và nữ, tùy vào quy định của mỗi hội thi. Ở phần thi lấy nước, cần có một thanh niên khỏe mạnh và nhanh nhẹn, gánh nước mang về địa điểm nấu cơm. Thông thường ban tổ chức sẽ đưa ra một vài thử thách cho phần thi này, chẳng hạn như các chướng ngại vật trên đường đi. Tiếp theo là phần kéo lửa. Các công cụ để kéo lửa sẽ được đặt ở một vị trí khó lấy được, để thử thách người chơi. Chẳng hạn như treo ở trên ngọn cây cau, hay phải vượt qua các câu đố, trò chơi nhỏ để lấy được. Cuối cùng, khi các đồ vật đã có đủ, người chơi mới bắt đầu nấu cơm. Một người chơi sẽ đeo công cụ, giúp gắn nồi cơm lên phía trước mặt. Sau khi vo gạo sạch sẽ rồi cho vào nồi, người chơi này sẽ bắt đầu di chuyển về đích. Hai người chơi còn lại, sẽ đốt lửa ở dưới nồi, đồng thời chắn gió để không làm tắt lửa. Vừa đi, họ vừa giữ lửa, vừa thổi cơm. Ngoài tốc độ, họ còn cần giữ sự khéo léo và tỉ mỉ. Sao cho khi tới đích thì cơm cũng phải vừa chín. Tại đích đến, đội ngũ ban giám khảo sẽ ngồi chờ sẵn và bắt đầu chấm điểm. Đây thường là các cụ già có uy tín ở trong làng, được nhiều người tin tưởng. Họ sẽ chấm điểm dựa trên hai tiêu chí là tốc độ về đích và sự thơm ngon của nồi cơm.

Hoạt động thi nấu cơm, vừa vui nhộn, thú vị, lại vừa giúp thể hiện được sự khéo léo, nhanh nhẹn của người chơi. Trò chơi này là một nét đẹp văn hóa dân gian được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Và cho đến nay vẫn được tổ chức thường xuyên vào các dịp lễ hội đầu xuân.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 20

Kéo co là một trò chơi dân gian có từ rất lâu đời của dân tộc ta. Đến ngày nay, với sự xuất hiện của nhiều trò chơi thú vị mới, kéo co vẫn giữ được sức hút và sự ảnh hưởng của mình.

Kéo co có sự phổ biến rộng rãi, một phần nhờ vào đặc điểm dễ chơi, dễ tổ chức của mình. Đặc biệt, đây là trò chơi mang tính tập thể cao, nên thường được tổ chức trong các hội thao hoặc giờ giải lao ở trường học. Đẻ chơi kéo co, thường cần có một sợi dây thừng dài và chắc chắn, không co dãn. Những người chơi sẽ được chia thành hai đội với số người bằng nhau. Để đảm bảo trận đấu diễn ra kịch tính và công bằng, người chơi của hai đội phải cân đối về sức khỏe, tuổi tác… Sau khi chia đội, hai đội chơi sẽ nắm hai đầu sợi dây thừng. Phần chính giữa sợi dây, sẽ nằm thẳng với vạch kẻ ở dưới mặt đất đánh giấu ranh giới giữa hai đội. Vị trí này ở sợi dây thường được thắt một mảnh vải màu đỏ cho dễ nhận biết.

Khi cả hai đội đều đã ổn định vị trí, trong tài sẽ thổi còi ra hiệu bắt đầu trận đấu. Lúc này, cả hai đội sẽ dồn sức, kéo sợi dây thừng về phía mình. Đến khi nào người chơi của đội này bị kéo sang phần sân của đội khác, tức là đã vượt qua vạch kẻ ở giữa hai đội thì đội đó sẽ bị thua cuộc. Tuy luật chơi đơn giản như vậy, nhưng để có thể dành chiến thắng lại không hề dễ dàng. Người chơi không chỉ sử dụng sức mạnh, mà còn cần cả chiến thuật và nhịp điệu để tạo ra lực kéo lớn. Chính vì vậy, mà kéo co trở thành một trò chơi mang tính tập thể lớn. Nó không chỉ giúp người chơi trở nên gắn kết với nhau hơn, mà còn giúp mọi người học cách hợp tác với nhau khi hoạt động nhóm.

Trò chơi kéo co vừa giúp người chơi đoàn kết với nhau hơn, vừa giúp rèn luyện sức khỏe. Ở đâu diễn ra trò chơi này thì bầu không khí sẽ trở nên náo nhiệt và sôi động hơn hẳn. Có thể nói, trò chơi kéo co được gìn giữ và được tổ chức phổ biến như hiện nay, không chỉ vì đây là một trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa. Mà còn chính vì những tác động tích cực nó đem đến cho người chơi.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 21

Sáng thứ bảy tuần này, vào lúc 9h sáng, lớp chúng ta sẽ có mặt cùng nhau tổ chức dọn dẹp và trang trí lớp học để chào đón năm mới 2023. Để có một buổi lao động thành công, mình xin phổ biến đến các bạn một số quy tắc như sau.

Đầu tiên, tất cả thành viên trong lớp đều phải có mặt đông đủ và đúng giờ theo như đã thông báo trước đó. Bạn nào không tham gia được, cần có phụ huynh gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm để xin phép. Những bạn tự ý vắng mặt, thì sẽ bị trừ điểm thi đua cuối kì.

Lúc có mặt, các bạn không cần mặc đồng phục như đi học, nhưng cần đảm bảo kín đáo, lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động cần làm. Tránh trang điểm, ăn mặc lố lăng, rườm rà. Cùng với đó, các bạn nhớ mang theo các dụng cụ cần thiết theo sự phân công của tổ trưởng như chậu, khăn, chổi… để phục vụ cho việc dọn dẹp vệ sinh lớp học.

Ngoài ra, trong quá trình dọn dẹp, trang trí lớp học, các bạn chú ý không nô đùa, tạo ra các tiếng ồn quá lớn, gây ảnh hưởng những phòng học xung quanh. Đồng thời không được tự ý rời khỏi khu vực được phân công lao động để đi chơi hay đi làm việc riêng.

Cuối buổi, cô giáo chủ nhiệm sẽ nghiệm thu và chụp ảnh cùng tập thể lớp. Vì vậy tất cả các bạn chú ý xác nhận đã đến tham gia buổi lao động rồi mới về. Tránh việc không được ghi lại trong bức ảnh tập thể đó.

Hi vọng rằng, những quy tắc đã nêu trên sẽ giúp lớp ta có một buổi dọn dẹp, trang trí lớp học diễn ra thuận lợi và suôn sẻ. Tất cả các thành viên của lớp sẽ có một hoạt động tập thể thành công và ý nghĩa.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 22

Chiều ngày mai, sau khi tan học, lớp chúng ta sẽ ra sân thể dục, để cổ vũ cho đội bóng lớp ta thi đấu vòng loại trường. Để buổi cổ vũ diễn ra thuận lợi, mình xin gửi đến các bạn một số quy tắc như sau.

Đầu tiên, để tăng tính tập thể, lớp chúng ta sẽ thống nhất cùng mặc áo lớp. Như vậy, nhìn từ dưới sân sẽ có thể nhanh chóng xác định vị trí của lớp và gây ấn tượng với các đội khác.

Tiếp theo, chúng ta sẽ mang theo biểu ngữ “Lớp 7A chiến thắng” do năm bạn ngồi cùng một hàng ngang cầm, và giơ lên mỗi khi hô khẩu hiệu.

Tất nhiên, để tăng bầu không khí, chúng ta sẽ chuẩn bị các câu cổ vũ hô thật to và đồng thanh. Nhằm cổ vũ đội bóng của lớp, và thể hiện sự đoàn kết của tập thể lớp. Nên bạn nào cũng cần phải tập và hô cùng nhau khi cổ vũ.

Cuối cùng, chúng ta sẽ mang theo nước, hoa quả và bánh trái để ăn uống trong lúc cổ vũ. Nhưng cần lưu ý là phải ăn thật gọn gàng, sạch sẽ. Sau khi kết thúc thi đấu thì phải dọn dẹp sạch sẽ trước khi về.

Chỉ cần tuân thủ các quy tắc như vậy thôi, thì lớp chúng ta sẽ có một đội cổ vũ nhiệt tình và thành công.

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động - mẫu 23

Chiều thứ bảy tuần này, lớp chúng ta sẽ có hoạt động ghé thăm di tích chùa Một Cột. Để đảm bào có một chuyến đi thành công, mình xin được giới thiệu với các bạn một số quy tắc cần tuân thủ trong chuyến đi lần này.

Đầu tiên, vì chùa là nơi linh thiêng, nên chúng ta cần đảm trang phục lịch sự. Các bạn có thể chọn áo quần tùy theo sở thích, nhưng nhớ là phải kín đáo, gọn gàng nhé.

Tiếp theo, trong quá trình tham quan chùa, chúng ta sẽ phải di chuyển theo sự hướng dẫn của thầy phụ trách. Không ai được tự ý tách đoàn để thực hiện các hoạt động riêng. Bạn nào cần rời đoàn để giải quyết nhu cầu cá nhân thì phải báo với thầy phụ trách.

Đặc biệt, khi di chuyển trong chùa, các bạn phải giữ trật tự, không nên cười đùa lớn tiếng, xô đẩy nhau. Và nhất là không được tự ý động chạm, di chuyển hay làm hư hỏng các đồ vật, cây cối ở trong chùa.

Cuối cùng, các bạn có thể mang theo nước lọc, một ít bánh trái để bổ sung thể lực trong chuyến hành trình.

Hi vọng rằng, cả lớp chúng ta sẽ tuân thủ các quy tắc này và có một buổi tham quan thành công trọn vẹn.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên