Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (trang 37) - Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học trang 37, 38, 39, 40, 41, 42 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (trang 37) - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Soạn bài: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học - Cô Thu Hà (Giáo viên VietJack)

* Khái niệm:

Phân tích một tác phẩm văn học thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

* Yêu cầu đối với kiểu văn bản:

• Về nội dung: nêu được chủ đề; nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học, ví dụ: hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ (đối với văn bản thơ); tình huống, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, ngôi kể (đối với văn bản truyện) ...

• Về hình thức: lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

Quảng cáo

• Bố cục bài viết cần đảm bảo:

Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả...), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.

Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Phân tích truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)

Quảng cáo

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Bài văn phân tích tác phẩm văn học nào?

Trả lời:

- Phân tích tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Phần mở bài nêu những nội dung gì?

Trả lời:

- Phần mở bài:

+ Giới thiệu tác phẩm, tác giả.

+ Khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Phần thân bài có mấy luận điểm? Người viết đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?

Trả lời:

Phần thân bài có 2 luận điểm:

- Luận điểm 1: Chủ đề truyện

+ Tình người thể hiện trong cảnh những đứa trẻ chơi đùa vui vẻ, không phân biệt hoàn cảnh giàu nghèo.

- Luận điểm 2: Đặc sắc nghệ thuật

+ Cốt tuyện và tình huống truyện: Sự việc hai đứa trẻ nhà khá giả động lòng thương, mang cho một người bạn khó khăn chiếc áo mùa rét rất bình dị, tự nhiên, không phải là những xung đột gay gắt, hay sự việc lì kì.

+ Miêu tả nội tâm nhân vật:

Sơn cảm nhận được những biến chuyển nhỏ nhất của thiên nhiên: “chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần”.

Tấm lòng nhân hậu giúp Sơn nhận ra những đứa trẻ nhà nghèo hôm nay “môi chúng tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi” …

+ Chi tiết đặc sắc: Một trong những chi tiết đặc sắc mà tôi rất tâm đắc là lời nói của người mẹ ở cuối truyện: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta mà không sợ mẹ mắng ư”.

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Phần kết bài có mấy ý?

Trả lời:

- Phần kết có hai ý:

+ Ý kiến về chủ đề và giá trị của một vài nét đặc sắc nghệ thuật.

+ Cảm xúc về tác phẩm.

Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Người viết đã sử dụng các phương diện liên kết nào để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của bài viết?

Trả lời:

-Người viết đã sử dụng các luận điểm, luận cứ, lí lẽ và các dẫn chứng cụ thể để người đọc có thể dễ dàng nhận ra mạch lập luận của bài viết.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 39 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.

• Em hãy tìm đọc:

- Các truyện mà em đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, Ngữ văn 7.

- Truyện mà em yêu thích hoặc giúp em có những thay đổi về cách nhìn cuộc sống, con người.

- …

• Bài phân tích một tác phẩm văn học có thể được viết để chia sẻ trong Câu lạc bộ đọc sách; đăng lên trang web của trường, nhóm học tập của lớp; gửi cho các báo, tạp chí (ví dụ: Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ) ... Với mỗi tình huống cụ thể, em cần

xác định:

– Mục đích viết bài này là gì? Người đọc bài này có thể là ai? Họ muốn thu nhận được điều gì từ bài viết?

– Với mục đích và người đọc như vậy, nội dung và cách viết sẽ như thế nào?

• Thu thập tư liệu để hiểu thêm về thể loại, tác giả, tác phẩm đã chọn trên các nguồn tham khảo uy tín như các tờ báo hoặc tạp chí: Văn học và Tuổi trẻ, Văn nghệ, Tuổi trẻ, Thanh niên... Sau đó ghi chép thông tin và những suy ngẫm của em về tác phẩm bằng các hình thức: nhật kí đọc sách, bảng tóm tắt thông tin, sơ đồ tóm tắt nhân vật...

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Đọc lại các ghi chép và điền thông tin vào phiếu học tập sau (làm vào vở):

PHIẾU TÌM Ý: PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

Tên tác phẩm văn học em lựa chọn: ……………………………………………….

Thông tin chung về tác giả và tác phẩm

Chủ đề

- Tóm lược nội dung tác phẩm:

- Nêu chủ đề:

Những nét đặc sắc về nghệ thuật và tác dụng

- Nét thứ nhất: Chỉ ra và nêu tác dụng

- Nét thứ hai: Chỉ ra và nêu tác dụng

- …

Cảm nhận về tác phẩm: ……………………………………………………………

• Chọn những ý tiêu biểu, sắp xếp theo một trình tự hợp lí (tham khảo sơ đồ sau):

Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả).

- Nêu khái quát về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

Thân bài

- Nêu chủ đề của tác phẩm.

- Chỉ ra và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sặc về hình thức nghệ thuật của tác giả.

Kết bài

- Khẳng định lại chủ đề và giá trị của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

- Nêu suy nghĩ/ cảm xúc về tác phẩm, chia sẻ bài học rút ra cho bản thân.

Bước 3: Viết bài

Triển khai bài viết dựa trên dàn ý, lưu ý:

• Nêu luận điểm, lí lẽ kết hợp với bằng chứng.

• Tách đoạn hợp lí.

• Sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.

Bài văn tham khảo:

Nam Quốc Sơn Hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí – Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà – Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thơ thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ.

Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc.

Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.

Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí – Trần, khiến người đọc rưng rưng! Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

• Đọc lại bài viết và dùng bảng kiểm dưới đây để tự chỉnh sửa:

Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện: chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Mở bài

Nêu tác phẩm, thể loại và tên tác giả (nếu có)

Nêu khái quát nét đặc sắc của tác phẩm (chủ đề, hình thức nghệ thuật nổi bật....)

Thân bài

Nêu chủ đề của tác phẩm.

Nêu một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

Phân tích giá trị của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

Sử dụng các bằng chứng có trong tác phẩm.

Sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng.

Kết bài

Khẳng định lại thành công nổi bật của tác phẩm (chủ đề, hình thức nghệ thuật…)

Nêu suy nghĩ, cảm xúc hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.

Diễn đạt

Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, không mắc lỗi diễn đạt (dùng từ và đặt câu)

• Đọc lại bài phân tích của em từ vai trò của người đọc và trả lời hai câu hỏi sau:

1. Ưu điểm của bài viết này là gì?

2. Những điểm nào cần chỉnh sửa, bổ sung?

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học ... (cả ba sách)

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên