Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (trang 107) - Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học trang 107, 108, 109, 110, 111 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (trang 107) - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Em được tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng. Hãy lắng nghe và ghi tóm tắt nội dung của các bài thuyết trình.

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu) (Theo Trần Khánh Thành, Giảng văn Văn học Việt Nam Trung học cơ sở, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Chỉ ra luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong bài viết và mối quan hệ giữa các yếu tố này.

Quảng cáo

Trả lời:

- Luận điểm 1: Tác phẩm có vẻ đẹp cổ điển của thơ Đường, thể hiện qua việc sử dụng những chất liệu như vầng trăng, làn nước, bầu trời trong mối quan hệ thống nhất hài hòa.

+ Câu thơ đầu tiên ghi nhận về thời gian mà mở ra cả không gian bát ngát của bầu trời với vầng trăng rằm tròn đầy, viên mãn.

+ Câu thơ thứ hai tiếp nối câu thơ thứ nhất mở rộng không gian theo chiều dài, chiều rộng, từ mặt nước đến bầu trời: xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên.

+ …

- Luận điểm 2: Sức hấp dẫn của bài thơ đến từ các chủ đề.

Quảng cáo

+ Hai câu chuyển, hợp tạp được không khí hiện đại, thời kì kháng chiến chống Pháp nơi chiến khu Việt Bắc.

+ Nỗi cô đơn và nỗi buồn man mác thường thấy trong thơ Đường đã nhường chỗ cho tư thế ung dung, đĩnh đạc của người chiến sĩ…

+ Tình cảm của tác giả trong bài thơ có sức lan tỏa, giúp cho người đọc cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của thiên nhiên…

Câu 2 (trang 109 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Để làm nổi bật các luận điểm, tác giả bài viết đã sử dụng những từ ngữ nào?

Trả lời:

Để làm nổi bật các luận điểm, tác giả bài viết đã sử dụng những từ ngữ sau: trước hết, mặt khác…

Quảng cáo

Câu 3 (trang 109 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Từ bài văn trên, hãy ghi lại một số lưu ý khi viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

Trả lời:

- Một số lưu ý khi viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là:

+ Chỉ ra các luận điểm để làm sáng tỏ bài viết.

+ Trình bày lí lẽ, dẫn chứng mạch lạc và thuyết phục.

+ …

* Hướng dẫn quy trình viết:

Đề bài (trang 109 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Câu lạc bộ Văn học trường em tổ chức cuộc thi viết với chủ đề “Tác phẩm tôi yêu”. Em hãy viết một bài văn nghị luận phân tích một bài thơ mà em yêu thích để tham gia cuộc thi này.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

• Nhiệm vụ đặt ra là viết bài văn nghị luận phân tích một bài thơ mà em yêu thích. Em có thể chọn bài thơ đã học trong sách giáo khoa hoặc bài thơ mà em tự tìm đọc. • Mục đích viết bài này là gì? Người đọc bài này có thể là những ai?

• Với mục đích và người đọc đó, em sẽ lựa chọn nội dung và cách viết như thế nào?

• Sau khi xác định đề tài, em có thể tìm các nguồn tư liệu liên quan như bài báo, bài nghiên cứu, sách tham khảo trên thư viện hoặc trên các trang web có uy tín và lập danh mục tư liệu tham khảo.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

• Đọc bài thơ nhiều lần để xác định chủ đề, một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng (tham khảo phiếu tìm ý sau):

Phiếu tìm ý

Phân tích bài thơ: chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

1. Tên bài thơ: …………………………………………………………………….

2. Tên tác giả: …………………………………………………………………….

3. Chủ đề của bài thơ: ……………………………………………………………..

4. Một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật:

Hình thức nghệ thuật

Tác dụng

• Sắp xếp các ý tìm được theo một trình tự hợp lí, đảm bảo bố cục của bài phân tích một tác phẩm văn học.

Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả,..).

- Nêu khái quát về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

Thân bài

– Nếu chủ đề của tác phẩm.

- Chi ra và phân tích tác dụng một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

Kết bài

- Khẳng định lại chủ đề và giá trị của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.

– Nêu suy nghĩ cảm xúc về tác phẩm, chia sẻ bài học rút ra cho bản

Bước 3: Viết bài

Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy triển khai bài viết. Khi viết, cần chú ý: • Nêu rõ từng luận điểm.

• Lần lượt làm rõ từng luận điểm bằng các lí lẽ, bằng chứng trích từ bài thơ.

Bài nói tham khảo:

     Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại Việt Nam. Với bảy tập thơ lớn, thơ ông được xem là biên niên sử bằng thơ của cách mạng Việt Nam. Đối với Tố Hữu, con đường thơ ca cũng là con đường cách mạng. Thơ ông song hành với con đường cách mạng và phản ánh những chặng đường cách mạng quan trọng của dân tộc. Bài thơ Nhớ đồng là nỗi niềm thương nhớ đồng quê, cảnh vật con người, đồng bào đồng chí của người tù cộng sản trẻ tuổi trong những ngày tháng bị giam ở nhà lao Thừa Thiên Huế.

     Tháng 7 năm 1939 Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt và giam tại nhà tù Thừa Thiên Huế. Tuy bị giam cầm trong tù ngục nhưng ông vẫn làm thơ. Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác trong hoàn cảnh đó và được trích trong tập thơ: Từ ấy trong phần xiềng xích. Đây là một bài thơ tiêu biểu của tập thơ Từ ấy.

     “Cô đơn thay là cảnh thân tù/ Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực..” đó là cảm giác rõ nhất khi Tố Hữu bị bắt, cách biệt với cuộc sống bên ngoài. Vì vậy một âm thanh, một tiếng động nào bên ngoài dội vào cũng gợi lên trong lòng nhà thơ một nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Không phải là tiếng chim tu hú khắc khoải gọi hè như trong bài thơ Khi con tu hú, mà là một tiếng hò quen thuộc của đồng quê:

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

     Bài thơ gợi từ tiếng hò thân thuộc trở thành điệp khúc trở đi trở lại: Nỗi thương nhớ; nỗi hiu quạnh. Bằng cách lặp đi lặp lại 4 lần hình ảnh một tiếng hò nhà thơ đã nói lên được sự đồng cảm với tâm trạng cô đơn, cảm giác lạnh lẽo của người tù.

     Tiếng hò như một điểm nhấn gợi nhớ, khiến cho bao nhiêu hình ảnh quen thuộc của đồng quê hiện về:

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng che mát thở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

     Âm thanh tiếng hò gợi nhớ về quê hương. Thế giới bên ngoài là đồng quê, hình ảnh con người, mùi hương, màu sắc, âm thanh. Đó là những hình ảnh thân thuộc, da diết của quê hương, xứ sở. Trong xa cách, nỗi nhớ của nhà thơ dường như da diết hơn. Trong xa cách, hình ảnh, mùi vị, âm thanh, màu sắc của quê hương càng trở nên gần gũi lạ thường.

     Nỗi nhớ đồng quê ấy còn là nỗi nhớ con người lao động – những người dân quê cần cù, chất phác, quen “dãi gió dầm mưa”,”hiền như đất”, “rất thật thà”:

Đâu những lưng cong xuống luống cày

Mà bùn hy vọng nức hương ngây

Và đâu hết những bàn tay ấy

Vãi giống tung trời những sớm mai?

     Đó là những người dân cày quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Đó người nông dân với luống cày vất vả, gian nan, lưng còng theo năm tháng. Thế nhưng, ở họ, toát lên một vẻ đẹp sáng ngời của phẩm chất trong sáng, dù có ở trong bùn đen nhưng vẫn nức hương. Chính họ, chính những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người gieo những tia hi vọng vào tương lai.

     Nhà thơ tiếp tục nỗi nhớ của mình với các hình ảnh: sương, lúa, tiếng xe lùa nước, giọng hò. Tất cả đều là hình ảnh, âm thanh thân thuộc của đồng quê. Và nhà thơ nhớ da diết những hình ảnh ấy. Từ nỗi nhớ ấy, nghĩ về cảnh tù đày của bản thân, một chút chạnh lòng chợt len lỏi trong tâm khảm nhà thơ cách mạng:

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi

Sao mà cách biệt, quá xa xôi

Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ

Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!

     Tất cả những gì quen thuộc nhất, thân thương nhất, nhưng giờ đây “đâu cả rồi“. Một câu hỏi lớn vang lên không lời đáp như là một nhát dao đâm vào lòng người tù, trở nên đau đớn, xót xa. Giờ đây, khi ở trong lao, mọi thứ đã cách biệt và trở nên xa xôi hơn bao giờ hết. Chao ôi thương nhớ, điệp khúc lặp lại hai lần trong câu thơ đã thể hiện nỗi nhớ da diết khôn nguôi của nhà thơ. Và trong nỗi nhớ thương ấy, hiện lên hình ảnh người mẹ già – người mà tác giả nhớ nhất trong nỗi nhớ của mình.

     Mạch thơ tiếp diễn với nỗi nhớ thương da diết, dâng trào. Khi người ta nhớ, người ta thương mà không được nhìn, không được ngắm, không được trở về để yêu thương thì càng khiến con người thêm day dứt, thêm cồn cào ruột gan. Và sau những thoáng buồn thương cho cảnh ngộ của mình trong tù, người chiến sĩ thiết tha yêu cuộc sống lại kiên trì – đấu tranh với những giây phút yếu mềm để vượt lên. Anh nhớ lại hình ảnh của chính mình của “những ngày xưa”, từ cái thời “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, “theo mãi vòng quanh quẩn” để có ngày đến với cách mạng, gặp gỡ lí tưởng cộng sản. Và thế là người tù lại khát khao tự do, thèm muốn được thoát khỏi lao tù để lại được dấn thân vào trường tranh đấu vì sự nghiệp cách mạng.

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

Say hương đồng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời

     Hình ảnh con chim sơn ca như là một biểu tượng cho ước muốn được tung bay trên bầu trời tự do bát ngát, được trở lại với hoạt động trong lòng dân, được trở về với cuộc sống con người tự do. Đây là tâm trạng vui nhất của người chiến sĩ trong tù.

     Diễn biến tâm trạng của tác giả trong bài thơ được thể hiện khá chân thực, trọn vẹn và liền mạch. Nỗi nhớ được đánh thức từ một “tiếng hò đưa hố não nùng“. Tiếng hò gợi dậy thế giới đồng quê bên ngoài từ cảnh sắc đến những dáng hình quen thuộc. Rồi nhớ về những ngày còn được thỏa sức hoạt động cho cách mạng, cuối cùng lại trở lại thực tại đau thương của cảnh nhà tù và khát vọng muốn được tự do, được cống hiến. Cả bài thơ thấm đượm nỗi nhớ thương da diết, khôn nguôi; khiến độc giả thêm cảm phục hình ảnh người chiến sĩ cách mạng – nhà thơ Tố Hữu.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

• Sau khi viết bài, em xem lại và chỉnh sửa dựa vào bảng kiểm sau:

Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ: chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Mở bài

Nêu tên bài thơ, thể loại và tên tác giả (nếu có)

Nêu khái quát nét đặc sắc của tác phẩm (chủ đề, yếu tố hình thức nổi bật…)

Thân bài

Nêu chủ đề của tác phẩm.

Nêu một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…)

Phân tích giá trị của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

Sử dụng các bằng chứng có trong tác phẩm.

Sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

Kết bài

Khẳng định một vài nét đặc sắc nổi bật của tác phẩm (chủ đề, hình thức nghệ thuật…)

Nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm của cá nhân hoặc bài học bản thân rút ra từ tác phẩm.

Diễn đạt

Viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp

Em đọc lại bài viết của mình từ vai trò người đọc và trả lời các câu hỏi sau:

1. Em thích điều gì ở bài viết này?

2. Bài viết này nên điều chỉnh những gì để đáp ứng yêu cầu của kiểu bài.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học ... (cả ba sách)

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên