Trắc nghiệm Lá cờ thêu sáu chữ vàng (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 31 câu hỏi trắc nghiệm Lá cờ thêu sáu chữ vàng Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 8.
Trắc nghiệm Lá cờ thêu sáu chữ vàng (có đáp án) - Kết nối tri thức
Tìm hiểu tác giả Nguyễn Huy Tưởng
Câu 1. Nguyễn Huy Tưởng sinh ra ở đâu?
A. Hưng Yên
B. Hà Nam
C. Bắc Ninh
D. Nam Định
Câu 2. Đâu là năm sinh, năm mấy của Nguyễn Huy Tưởng?
A. 1912 – 1960
B. 1912 – 1961
C. 1910 – 1960
D. 1913 – 1962
Câu 3. Nguyễn Huy Tưởng xuất thân trong một gia đình như thế nào?
A. Gia đình quan lại
B. Gia đình nông dân
C. Gia đình quý tộc
D. Gia đình Nho giáo
Câu 4. Năm 1930, Nguyễn Huy Tưởn tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở địa phương nào?
A. Hà Nội
B. Hải Phòng
C. Hải Dương
D. Thừa Thiên - Huế
Câu 5. Hòa bình 1954, Nguyễn Huy Tưởng giữ chức vụ gì trong Hội Nhà văn Việt Nam?
A. Chủ tịch
B. Thư ký
C. Ủy viên ban chấp hành
D. Hội viên
Câu 6. Năm 1996, Nguyễn Huy Tưởng được nhận giải thưởng gì?
A. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
B. Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kĩ thuật
C. Giải thưởng Văn học ASEAN
D. Giải thưởng Văn học
Câu 7. Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại nào?
A. Tiểu thuyết
B. Kịch
C. Hồi kí
D. A và B đúng
Câu 8. Đâu là quan điểm sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng?
A. Dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu
B. Khai thác các đề tài lịch sử, viết văn để bày tỏ lòng yêu nước
C. Quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”
D. Tất cả đáp án trên
Câu 9. Tác phẩm nào dưới đây không phải là kịch của Nguyễn Huy Tưởng?
A. Vũ Như Tô
B. Bắc Sơn
C. Con nai đen
D. Những người ở lại
Câu 10. Đâu không phải phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huu Tưởng?
A. Sáng tác giàu chất thơ
B. Thường viết những truyện không có cốt truyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật
C. Thiên hướng khai thác các đề tài lịch sử
D. Văn phong giản dị, trong sáng, đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc
Tìm hiểu chung văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Câu 1. Lá cờ thêu sáu chữ vàng xuất bản năm bao nhiêu?
A. 1958
B. 1959
C. 1960
D. 1961
Câu 2. Lá cờ thêu sáu chữ vàng viết người anh hùng nào?
A. Trần Quốc Toản
B. Thánh Gióng
C. Yết Kiêu
D. Quang Trung
Câu 3. Lá cờ thêu sáu chữ vàng được xem là tác phẩm văn học kinh điển dành cho đối tượng nào?
A. Giáo sư
B. Thanh niên
C. Nhà sử học
D. Thiếu nhi
Câu 4. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng mang ý nghĩa gì?
A. Giáo dục nhân cách
B. Nâng cao hiểu biết của trẻ em về lịch sử nước nhà
C. Giáo dục lòng yêu nước
D. Tất cả đáp án trên
Câu 5. Đoạn trích trong SGK thuộc phần mấy của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng?
A. Phần 1
B. Phần 2
C. Phần 3
D. Phần 4
Câu 6. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng thuộc thể loại nào?
A. Ngụ ngôn
B. Truyện lịch sử
C. Ca dao
D. Sử thi
Câu 7. Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm là gì?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm
Câu 8. Qủa gì xuất hiện trong đoạn trích – đồng thời trở thành biểu tượng gắn liền với người anh hùng Trần Quốc Toản?
A. Qủa quýt
B. Qủa bưởi
C. Qủa hồng
D. Qủa cam
Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Câu 1. Hoài Văn có tâm trạng như thế nào khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than?
A. Thờ ơ, bình thản
B. Hoảng sợ, rụt rè
C. Sốt ruột, lo lắng
D. Giận dữ, tức giận
Câu 2. Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Hoài Văn đã có hành động gì?
A. Tuốt gươm quát lớn
B. Gây náo động cả bến sông
C. Qùy lạy van xin
D. A và B đúng
Câu 3. Lý do mà Hoài Văn có những hành động như tuốt gươm quát lớn, gây náo động cả bến sống khi bị quân Thánh Dực ngăn cản là gì?
A. Đã phải chờ quá lâu
B. Vừa đói vừa lo lắng, sốt ruột
C. Xin đánh quân giặc
D. Tất cả đáp án trên
Câu 4. Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ như thế nào?
A. Gật đầu, mỉm cười
B. Tức giận
C. Hoảng sợ
D. Căm ghét
Câu 5. Vì sao Quốc Toản phạm thượng nhưng được vua tha tội?
A. Còn trẻ, hoàn cảnh đáng thương
B. Biết lo lắng cho vua
C. Biết lo cho việc nước
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6. Không chỉ tha tội cho Quốc Toản, nhà vua đã ban tặng cho chàng thứ gì?
A. Thỏi vàng
B. Qủa cam
C. Qủa bưởi
D. Tấm lụa đào
Câu 7. Thái độ và cách xử lý của nhà vua cho thấy ngài là một vị vua như thế nào?
A. Anh minh, đức độ
B. Xét sự việc dựa tren cả lý lẫn tình
C. Trân trọng chí khí và nỗi lòng quan tâm đến việc dân, việc nước của người trẻ
D. Tất cả đáp án trên
Câu 8. Trần Quốc Toản có tính cách như thế nào?
A. Dữ dằn, mưu mô, hèn nhát, sợ đụng chuyện binh đao
B. Hiền lành, dịu dàng, chỉ biết nghĩ đến cơm áo gạo tiền
C. Bộc trực, khảng khái, dũng cảm yêu nước thương nòi
D. Tất cả đáp án trên
Câu 9. Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây
A. Trần Quốc Toản là thiếu niên anh hùng, sau này chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
B. Trần Quốc Toản là anh vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.
C. Trần Quốc Toản là con trai vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.
D. Trần Quốc Toản là em vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.
Câu 10. Trong “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” có chi tiết vua Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chin mọng rồi ban cho Hoài Văn. Việc Hoài Văn vô tình bóp nát quả cam thể hiện điều gì?
A. Thể hiện chàng là người yêu nước, căm thù giặc
B. Thể hiện chàng là một người có sức mạnh vô cùng to lớn
C. Phản xạ tự nhiên của Hoài Văn
D. Chàng không sợ vua
Câu 11. “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” mang lại cho em những cảm xúc gì?
A. Sống lại không khí hào hùng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của cha ông ta thuở trước
B. Biết ơn, tự hào về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta
C. Có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước
D. Tất cả đáp án trên
Câu 12. Nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại “Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước” với vua?
A. Nóng nảy, tự ái, hờn tủi của một thanh niên mới lớn
B. Dũng cảm, giàu lòng yêu nước, dám hi sinh cả mạng sống vì dân tộc của mình
C. Ham học hỏi, trọng tình nghĩa
D. Đáp án khác
Câu 13. Tác phẩm khai thác những gương mặt tiêu biểu nào?
A. Thúy Kiều, Thúy Vân, Sở Khanh
B. Sơn Tinh, Thủy Tinh
C. Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật
D. Mị Châu, Trọng Thủy
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT