Top 20 Nghị luận về vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sao cho hiệu quả (siêu hay)
Tổng hợp trên 20 văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống: vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sao cho hiệu quả hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Top 20 Nghị luận về vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sao cho hiệu quả (siêu hay)
Viết văn bản nghị luận về vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sao cho hiệu quả - mẫu 1
Hoạt động trải nghiệm là nội dung giáo dục mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được nhiều học sinh, giáo viên hào hứng đón nhận. Qua thực tiễn triển khai, nhất là với các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường, nhiều phụ huynh còn băn khoăn về cách thức, phương thức mà các cơ sở giáo dục đang áp dụng.
Không gian mở, học tập xa rời bảng đen phấn trắng, gần gũi với thiên nhiên… là điều các học sinh ở cả thành thị và nông thôn đều mong muốn. Việc con được đi trải nghiệm cùng các bạn, thầy cô giáo vốn là tin vui với cả gia đình nhưng không ít phụ huynh chia sẻ rằng, họ rất lo khi biết trường con đi trải nghiệm. Ở nhiều nhà trường hiện nay, hoạt động trải nghiệm được cụ thể hóa bằng hình thức tham quan, dã ngoại.
Trong một thời điểm, trường sẽ tổ chức cho vài trăm, thậm chí cả nghìn học sinh ở các khối lớp cùng đến điểm du lịch đã chọn. Các học sinh sẽ tập kết tại trường theo đúng lịch, mỗi lớp được xếp một xe kèm giáo viên chủ nhiệm quản lớp. “Nhìn cảnh giáo viên chủ nhiệm hớt hải kiểm đếm quân số, học sinh nhốn nháo nói chuyện, nghịch ngợm, từng đoàn xe du lịch 35 chỗ, 45 chỗ rồng rắn chờ nhau rồi xuất phát, tôi thực sự rất lo không biết các con sẽ hoạt động ra sao, các thầy cô sẽ quản lí học sinh như thế nào? Nhiều tai nạn rủi ro, tình huống không ai lường được đã xảy ra khi trường tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm…”- phụ huynh Nguyễn Hải Phong bày tỏ.
Ngoài vấn đề an toàn thì chi phí cho các chuyến trải nghiệm cũng là nội dung khiến không ít phụ huynh trăn trở. Số tiền phải đóng sẽ tương ứng với địa điểm trải nghiệm gần hay xa, thời gian trải nghiệm dài hay ngắn. Với học sinh, thông thường các chuyến trải nghiệm sẽ có thời lượng nửa ngày, cả ngày, số ít trường tổ chức cho học sinh đi qua đêm.
“Tôi nuôi hai con ăn học khá tốn kém với tiền học chính, học thêm, học ngoại ngữ cùng các lớp năng khiếu. Do vậy, mỗi khi nghe nhà trường thông báo đi trải nghiệm, con thì vui còn bố mẹ thì lo vì khoản phí phải đóng khá nặng, phổ biến từ vài trăm nghìn đồng đến hơn 1 triệu đồng (tùy đợt)… Biết vậy, nhưng trường yêu cầu 100% học sinh phải tham gia nên dù không muốn thì vẫn phải đăng ký” - phụ huynh Nguyễn Tú Anh nói.
Các hoạt động trải nghiệm cần được lên kế hoạch và có mục tiêu rõ ràng chứ không phải đưa học sinh đi chơi mà không ai kiểm tra, đánh giá. Nếu trường chứng minh được rằng mình đang làm vì lợi ích cho con, hoàn thiện đặc điểm nhân cách của con thì phụ huynh sẵn sàng hỗ trợ chung tay. Nhưng tổ chức mà mất an toàn, xảy ra ngộ độc thực phẩm, tai nạn, cô giáo phó mặc cho bên tổ chức sự kiện, công ty du lịch sẽ mất đi ý nghĩa của hoạt động giáo dục…
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện.
Để hiểu rõ hơn về điều này, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT chia sẻ: “Hoạt động trải nghiệm không phải là một môn học riêng biệt mà là hoạt động giáo dục được gắn liền và đan xen với các môn học trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Ở đó học sinh sẽ được thực hành, trải nghiệm các kiến thức đã học vào thực tế và qua thực tế sẽ rèn luyện, bổ sung, củng cố thêm kiến thức. Hoạt động trải nghiệm có vai trò quyết định trong việc hình thành năng lực, phẩm chất học sinh.
Hoạt động trải nghiệm phải có chủ đề nhất định và hướng tới một sản phẩn cụ thể mà ở đó học sinh phải hành động. Khi tham gia trải nghiệm, học sinh phải tìm hiểu, phải nghe, nói, viết, hợp tác với thầy cô, bạn bè, người xung quanh, từ đó sẽ hình thành nhiều kỹ năng cần thiết mà nếu chỉ dạy trên lớp không thể có được. Muốn thiết kế hoạt động trải nghiệm thực sự có giá trị, theo PGS Nguyễn Xuân Thành, yêu cầu cao nhất nhà trường phải xây dựng kế hoạch bài bản với các chủ đề phù hợp nội dung học tập và phải yêu cầu học sinh xác định rõ nhiệm vụ cần thực hiện trước khi tham gia trải nghiệm.
Thực tế cho thấy, không ít nhà trường do nhận thức chưa đúng và đầy đủ ý nghĩa, vai trò, mục tiêu của hoạt động trải nghiệm nên công tác tổ chức và triển khai hoạt động này chưa hiệu quả và giá trị.
“Sau mỗi chuyến trải nghiệm ở trường tôi thường hỏi xem con có học được gì không hay cô yêu cầu thực hiện nhiệm vụ gì thì con đều trả lời là không biết, không được gì. Cách thức tổ chức trải nghiệm của nhà trường chưa khoa học và bài bản khi không đưa ra chủ đề hoạt động, đến nơi thì các con ùa đi chơi, sau đó đi ăn rồi lên xe về…”- phụ huynh Nguyễn Thu Yến giãi bày.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, tham quan, dã ngoại chỉ là một trong nhiều hình thức hoạt động trải nghiệm. Để hoạt động trải nghiệm thực sự mang lại hiệu quả, mỗi cán bộ quản lý, giáo viên cần nhận thức đúng về bản chất của hoạt động này. Giáo viên bộ môn có trách nhiệm xây dựng chủ đề và nhà trường có trách nhiệm xây dựng, tổng hợp thành chuỗi chủ đề hoạt động tích hợp liên môn, phù hợp với chương trình và có thể huy động đội ngũ chuyên gia cùng nguồn lực xã hội hóa để hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả cao.
Hoạt động trải nghiệm vốn là một điểm sáng được đánh giá cao trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Điều cần thiết là các địa phương cần có cơ chế quản lý, giám sát chặt cách thức tổ chức, kết quả của hoạt động; các cơ sở giáo dục cần nêu cao tinh thần vì học sinh trong tổ chức hoạt động trải nghiệm bởi nếu thực hiện khoa học, đúng cách sẽ giúp các em có nhiều cơ hội hình thành năng lực thực tiễn và phát huy tiềm năng sáng tạo.
Viết văn bản nghị luận về vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sao cho hiệu quả - mẫu 2
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau.
Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm” (Dự thảo Nội dung CT GDPT mới).
Thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học được áp dụng từ năm học 2014-2015, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) trong các trường tiểu học toàn tỉnh. Sau một năm thực hiện, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực. Đội ngũ cán bộ giáo viên đã nhận thức được về vai trò, vị trí của HĐTNST trong quá trình phát triển toàn diện cho học sinh. Giáo viên các nhà trường đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề và tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện. Thông qua việc tổ chức HĐTNST cho học sinh, các nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh học sinh và cộng đồng. Đồng thời, các nhà trường còn huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác giáo dục, chăm sóc học sinh, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu của mỗi nhà trường. Đây cũng là nội dung thực hiện đúng vai trò của cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh cùng với nhà trường theo hướng dẫn của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Đối với học sinh được tham gia HĐTNST, các em phấn khởi, mạnh dạn, tự tin, tự giải quyết vấn đề và có nhiều sáng tạo mới trong học tập và sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, đây là một nội dung mới nên trong quá trình tổ chức HĐTNST cho học sinh, vẫn còn một số ý kiến băn khoăn về yêu cầu, cách thức tổ chức thực hiện, về khả năng của học sinh... Để việc tổ chức HĐTNST cho học sinh có hiệu quả, theo tôi cần tập trung thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Thứ nhất, tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBGV. Trước đây, khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đa số giáo viên làm thay học sinh ở hầu hết các khâu: lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị... Học sinh chỉ tham gia thực hiện với số ít học sinh trong lớp. Với yêu cầu tất cả học sinh đều được tham gia đầy dủ các bước khi tổ chức HĐTNST là nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn nên giáo viên còn rất lúng túng trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Do vậy tổ chức tập huấn để mỗi giáo viên nắm chắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết. Bên cạnh đó mỗi nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo điểm sau đó nhân rộng ra toàn trường.
Thứ hai, xây dựng các kĩ năng nền cho học sinh. Khi tham gia HĐTNST đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. Có nhiệm vụ của cá nhân, có nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự hợp sức của cả nhóm. Các em phải bàn bạc, trao đổi, thống nhất, ra quyết định. Do vậy, điều quan trọng với mỗi giáo viên là phải hướng dẫn các em các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng ghi chép, thu thập xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định... Đồng thời xây dựng niềm tin đối với học sinh. Giáo viên chỉ có thể tin tưởng các em thì mới có thể giao việc cho các em. Và ngược lại, học sinh chỉ có tin yêu giáo viên, tin yêu bạn của mình mới có thể tự tin chia sẻ với chính giáo viên và bạn bè trong lớp những suy nghĩ của mình.
Thứ ba, hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về HĐTNST. Ngay từ đầu năm học, ngoài việc hướng dẫn học sinh xây dựng nội quy của lớp, của trường, các kỹ năng cơ bản: tổ chức, làm việc nhóm, ghi chép... Giáo viên cần giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh hiểu về mục đích, các hình thức, cách tổ chức HĐTNST. Thông qua đó, học sinh cả lớp biết lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với nội dung; nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia HĐTNST.
Giáo viên nên hướng cho học sinh lựa chọn nội dung thực hiện trong cả năm học dựa trên chủ điểm từng tháng, điều kiện, khả năng của bản thân, của lớp, của nhà trường, của địa phương có thể tổ chức được. Việc này sẽ tạo tâm thế sẵn sàng thực hiện cho học sinh.
Thứ tư, tổ chức và duy trì tốt hoạt động của hội đồng tự quản lớp. Giáo viên cần mạnh dạn giao việc cho hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ quản lí lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần; khuyến khích các em tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động vui chơi, đăng kí tham gia các câu lạc bộ, tránh làm thay, làm hộ học sinh. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ. Làm như vậy các em mới có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết. Từ đó có thêm các kĩ năng cần thiết để tổ chức HĐTNST hiệu quả.
Thứ năm, tổ chức phong phú các hình thức, phương pháp dạy học trên lớp. HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. Vì thế, khi dạy học trên lớp, giáo viên cần tổ chức bằng nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, trò chơi, đố vui, ứng dụng công nghệ thông tin, các kĩ thuật dạy học tích cực. Đặc biệt là phương pháp Bàn tay nặn bột. Dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột chính là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngay trong từng môn học.
Thứ sáu, tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá trình của HĐTNST. HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Thông qua HĐTNST hình thành những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp của học sinh. Chính vì thế, để tổ chức HĐTNST. Mỗi giáo viên phải giúp đỡ, hỗ trợ các em thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau: Bước 1. Xây dựng ý tưởng; Bước 2. Xây dựng kế hoạch; Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện; Bước 4. Tổ chức thực hiện; Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện. Việc các em được tham gia đầy đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, tự giải quyết vấn đề... Do đó, giáo viên không nên coi nhẹ một bước nào.
Thứ bảy, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp. Các hình thức HĐTNST rất phong phú: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa, thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội... Để giúp các em tổ chức tốt HĐTNST thì sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng. Nhà trường cũng như mỗi giáo viên cần chủ động đề xuất, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương; các các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động... cùng tham gia. Các cơ sở như khu di tích lịch sử, khu văn hóa, cơ quan, công trường, nhà vườn, khu chăn nuôi, đồng ruộng... hoặc ở mỗi gia đình đều có thể là địa điểm lý tưởng để học sinh được thực hành, trải nghiệm sáng tạo.
Thứ tám, làm tốt vai trò trung tâm của nhà trường. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thường diễn ra trong không gian mở, có nhiều lực lượng giáo dục tham gia, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức, kinh phí nên mỗi nhà trường cần xây dựng thời khóa biểu hợp lí, linh hoạt. Có thể bố trí tiết HĐTNST liền với tiết sinh hoạt tập thể để giáo viên có nhiều thời gian hơn. Vì ở bậc tiểu học, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) hàng ngày đều có mặt ở lớp, những nội dung nhận xét đánh giá tình hình của lớp có thể thực hiện ngay sau mỗi buổi học. Nhà trường cần giao quyền tự chủ và khuyến khích giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng chương trình thời khóa biểu.
Mặt khác HĐTNST không chỉ là trách nhiệm của riêng GVCN nên nhà trường cần đóng vai trò trung tâm, định hướng tổ chức, chỉ đạo, điều hành, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhà trường; chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác khi tổ chức HĐTNST cho học sinh.
Bên cạnh đó, nhà trường cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính vụ cho hoạt động của các em; khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tích cực và sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động.
Tổ chức HĐTNST trong nhà trường góp phần thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh.
Thực hiện tốt HĐTNST cũng chính là thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo góp phần thực hiện tốt mục tiêu: “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học...” của người học. Mỗi nhà trường cần căn cứ vào khả năng, điều kiện của học sinh, của trường, của cộng đồng địa phương để tổ chức hoạt động trải nghiệm sao cho chủ động, phấn khởi và hiệu quả.
Xem thêm các bài Soạn văn 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:
Viết văn bản nghị luận về vấn đề xây dựng “góc sáng tạo” trong lớp
Viết văn bản nghị luận về vấn đề ngăn chặn các sự cố về an ninh xảy ra trong trường học
Viết văn bản nghị luận về vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường
Viết văn bản nghị luận về vấn đề thiết lập trật tự giao thông ở không gian trước cổng trường học
Thảo luận về vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sao cho hiệu quả
Thảo luận về vấn đề ngăn chặn các sự cố về an ninh xảy ra trong trường học
Thảo luận về vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường
Thảo luận về vấn đề thiết lập trật tự giao thông ở không gian trước cổng trường học
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT