15+ Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ lớp 9 (học sinh giỏi)

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ hay nhất, ngắn gọn được chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh lớp 9 trên cả nước giúp bạn có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

15+ Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ lớp 9 (học sinh giỏi)

Quảng cáo

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ - mẫu 1

Bài thơ Quê hương của Tế Hanh gợi cho tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng. Những câu thơ mở đầu là lời giới thiệu hết sức đơn giản về quê hương của nhân vật trữ tình. Đó là một làng chài có truyền thống lâu đời, nằm gần biển. Sau đó, tác giả tiếp tục khắc họa công việc quen thuộc của người dân quê hương đó là ra khơi đánh bắt cá. Hình ảnh con thuyền ra khơi đầy dũng mãnh, hứa hẹn về một vụ mùa bội thu. Nhưng có lẽ với tôi, ấn tượng nhất phải là khung cảnh đoàn thuyền khi trở về. Bến đỗ trở nên tấp nập, sôi động cho thấy một chuyến ra khơi bội thu. Người dân chài lưới đầy khỏe khoắn đang làm công việc thu hoạch cá. Con thuyền thì trở về nằm nghỉ ngơi sau hành trình lao động vất vả. Đến khổ thơ cuối, Tế Hanh đã bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ quê hương khi phải xa cách. Tác giả nhớ những hình ảnh quen thuộc của quê hương “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”… Câu thơ cuối thốt lên gửi gắm tình cảm, nỗi nhớ da diết: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”. Tác phẩm có âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động cùng với ngôn từ giản dị. Tôi thực sự yêu thích bài thơ Quê hương.

Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

a. Mở đoạn

- Giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, nên cảm nghĩ chung về bài thơ.

b. Thân đoạn

- Nêu các ý thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về một hoặc vài nét độc đáo của bài thơ

+ Nội dung

+ Hình thức nghệ thuật

Quảng cáo

c. Kết đoạn

- Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

15+ Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ lớp 9 (học sinh giỏi)

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ - mẫu 2

Bài thơ mượn lời một con hổ ở vườn Bách thú, đề tài đầy kịch tính. Cảnh ngộ là một thân tù hèn mọn, bất lực, hồn vía là một chúa sơn lâm. Ông chúa này đã hết thời đập phá hung dữ đòi tự do. Ông chúa đã thấm thía sự bất lực và ý thức được tình thế của mình, cam chịu cảnh gặm nhấm một mối căm hờn, nằm dài trông ngày tháng qua, mặc cho thân thế bị tụt xuống ngang cấp với các loài hèn kém. Nhìn bề ngoài, người ta có thể nói con hổ này đã được thuần hóa, chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự. Nhưng đấy chỉ là bề ngoài thôi, còn thế giới bên trong của mãnh thú, tội nghiệp thay, vẫn ngùn ngụt lửa. Bút pháp lãng mạn của Thế Lữ có dịp tung hoành, có dịp chứng tỏ sức diễn đạt phong phú của Thơ mới khi dựng lại khung cảnh kỳ vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn lâm. Trong hoàn cảnh bài thơ ra đời (1934), tâm trạng tủi nhục, đau đớn, uất hận… của con hổ nhớ rừng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta đang rên xiết trong xích xiềng nô lệ. Nhớ rừng là khao khát sống, khao khát tự do. Bài thơ mang hàm nghĩa như một lời nhắn gửi kín đáo, tha thiết về tình yêu giang sơn đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là cái giá của tự do. Hình tượng con hổ nhớ rừng là sự thể hiện tuyệt vời tư tưởng vĩ đại ấy.

Quảng cáo

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ - mẫu 3

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh - một người con xa quê đã lâu lựa chọn đề tài trên để viết ra những tâm tình của mình. Bài thơ “Quê hương” là một trong những bài tiêu biểu nhất trong sự nghiệp của ông, qua đó ta thấy được phong cách  giản dị, giàu hình ảnh, thấm đượm tình cảm thiết tha. Cả bài thơ là bức tranh làng quê miền biển và khung cảnh lao động của người dân chài qua đó chúng ta thấy được  Nỗi nhớ da diết, tình cảm thắm thiết của tác giả đối với quê hương của mình. Với thể thơ tám chữ hiện đại, đong đầy cảm xúc kết hợp với  hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa vô cùng độc đáo tạo nên bài thơ giản dị, gần gũi. Tế Hanh đã sử dụng một số hình ảnh đặc trưng của miền biền “dân trai tráng, chiếc thuyền, mảnh thuyền, màu nước xanh, cá bạc,...” cho chúng ta thấy được quê hương của ông luôn đậm nét không bao giờ phai nhạt trong tâm trí người thi sĩ. Cùng với đó Tế Hanh cũng sử dụng các hình ảnh so sánh thú vị “Cánh thuyền to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Cánh buồm – cái cụ thể hữu hình được so sánh với hồn làng – cái trừu tượng vô hình. Hồn làng tức linh hồn, là nét riêng sâu thẳm, linh thiêng của quê hương, của làng chài mà nhà thơ cảm nhận qua một cánh buồm giương. Hình ảnh thơ thật khoáng đạt, kỳ vĩ, mang sức vóc tung tỏa của nó. Đây cũng là sự phát hiện tinh tế, chính xác của nhà thơ: cánh buồm thân thuộc, gắn bó, không thể thiếu trong đời sống mưu sinh, biểu tượng của một làng chài. Vẫn con thuyền ra khơi, giờ đây trở về sau một ngày chạy đua cùng sóng gió được nhà thơ nhân hóa giống như một con người, một nhà hiền triết với dáng nằm thư giãn, lặng lẽ, suy tư: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm / Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” Nghe (cảm nhận bằng thính giác) nhưng ở đây lại nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ; sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Không chỉ con người mà ngay đến cả con thuyền cũng thấm đẫm hương vị biển, thấy vị mặn mòi của muối biển đang râm ran trong cơ thể mình hay đó chính là cái dư vị dịu êm mà giản dị của nhịp đời miền quê biển. Nếu không gắn bó, yêu thương quê hương mình bằng tình cảm trong sáng, đằm thắm thì nhà thơ không thể cảm nhận và thể hiện được một cách tài hoa, sinh động những vẻ đẹp của người quê, cảnh quê trong những câu thơ tươi tắn, nồng nàn như vậy. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ - mẫu 4

Ở trong Nhớ Rừng, Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước. Nỗi lòng của hổ là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của hầu hết các bài thơ của Thế Lữ cũng như trong phong trào Thơ Mới, mang theo khát khao của con người muốn được sống chính là mình. Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, “tâm bệnh của thời đại” bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hòa bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng. Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan tỏa một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tưởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

Quảng cáo

Xem thêm các bài văn mẫu 9 Chân trời sáng tạo hay khác:

Săn SALE shopee tháng này:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên