Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ (trang 25) - Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25, 26, 27, 28 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ (trang 25) - Chân trời sáng tạo
Soạn bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ - Cô Phương Thảo (Giáo viên VietJack)
* Khái niệm:
- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ là đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về một bài thơ tám chữ.
* Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ:
• Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tám chữ.
• Cấu trúc gồm ba phần:
- Mở đoạn: giới thiệu nhan đề bài thơ, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).
- Thân đoạn: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về một hoặc vài nét đặc sắc trong nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ về những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
- Kết đoạn: khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
* Phân tích bài viết tham khảo:
Văn bản: Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về bài thơ Tựu trường.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn.
Trả lời:
- Nội dung câu chủ đề: Lòng tôi chợt bồi hồi, xao xuyến vì gặp lại những cảm xúc của thời áo trắng khi đọc bài thơ Tựu trường của nhà thơ Huy Cận.
- Câu kết của đoạn văn: Cảm ơn nhà thơ đã giúp ta thêm trân trọng từng giây phút của tuổi hoa niên, giúp ta lưu giữ kí ức đẹp trong hành trình trưởng thành của mỗi người.
Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Người viết dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ được thể hiện như thế nào trong đoạn văn?
Trả lời:
- Người viết dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm nghĩ.
- Cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ được thể hiện trong đoạn văn là: xúc động, bồi hồi, xao xuyến và trân trọng từng khoảnh khắc.
Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đoạn văn đã phân tích (những) nét đặc sắc nào về nghệ thuật của bài thơ?
Trả lời:
- Nghệ thuật liệt kê: Những sắc thái cảm xúc của nhân vật trữ tình như háo hức, xôn xao, hi vọng, tin tưởng ở ngôi trường mới …
=> Dùng để nhấn mạnh ý, diễn đạt đầy đủ và sâu sắc hơn nội dung của văn bản.
- Cách trình bày đoạn văn theo hình thức tổng phân hợp: có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn và cuối đoạn.
=> Giúp cho văn bản trở nên logic, mạch lạc hơn.
Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn và chỉ ra tác dụng của chúng.
Trả lời:
- Phép thế: “Cảm xúc”, “Những sắc thái cảm xúc”
=> Sử dụng từ ngữ giúp tránh lặp lại từ “cảm xúc” đồng thời có ý nghĩa tương đương nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản.
* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài (trang 27 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chọn một bài thơ tám chữ mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
• Tìm một bài thơ đúng yêu cầu thể loại.
• Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
– Thơ tám chữ là thể thơ như thế nào?
– Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ có đặc điểm gì về hình thức và nội dung?
– Mục đích viết đoạn văn này là gì? Người đọc có thể là ai? Với mục đích và người đọc đó, nên lựa chọn nội dung và cách viết như thế nào?
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
• Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận nhạc điệu được thể hiện qua cách gieo vẫn, ngắt nhịp... và hiểu nội dung của bài thơ,
• Xác định một vài nét độc dáo về hình thức nghệ thuật của bài thơ (cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, nhạc điệu, cách sắp xếp bố cục,...), vai trò của các hình thức nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ.
• Ghi lại những cảm xúc mà bài thơ gợi cho em bằng một vài cụm từ.
• Sắp xếp các ý đã ghi theo sơ đồ tham khảo dưới đây:
Mở đoạn |
Giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, nêu cảm nghĩ chung về bài thơ |
Thân đoạn |
Nếu các ý thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về một hoặc vài nét độc đáo của bài thơ (nội dung, hình thức nghệ thuật) |
Kết đoạn |
Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân |
Bước 3: Viết đoạn
Triển khai đoạn văn dựa trên dàn ý. Khi viết, cần chú ý đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn.
* Bài viết tham khảo:
Bài thơ Quê hương của Tế Hanh gợi cho tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng. Những câu thơ mở đầu là lời giới thiệu hết sức đơn giản về quê hương của nhân vật trữ tình. Đó là một làng chài có truyền thống lâu đời, nằm gần biển. Sau đó, tác giả tiếp tục khắc họa công việc quen thuộc của người dân quê hương đó là ra khơi đánh bắt cá. Hình ảnh con thuyền ra khơi đầy dũng mãnh, hứa hẹn về một vụ mùa bội thu. Nhưng có lẽ với tôi, ấn tượng nhất phải là khung cảnh đoàn thuyền khi trở về. Bến đỗ trở nên tấp nập, sôi động cho thấy một chuyến ra khơi bội thu. Người dân chài lưới đầy khỏe khoắn đang làm công việc thu hoạch cá. Con thuyền thì trở về nằm nghỉ ngơi sau hành trình lao động vất vả. Đến khổ thơ cuối, Tế Hanh đã bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ quê hương khi phải xa cách. Tác giả nhớ những hình ảnh quen thuộc của quê hương “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”… Câu thơ cuối thốt lên gửi gắm tình cảm, nỗi nhớ da diết: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”. Tác phẩm có âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động cùng với ngôn từ giản dị. Tôi thực sự yêu thích bài thơ Quê hương.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Sau khi viết xong, hãy dùng bảng kiểm sau để tự chỉnh sửa đoạn văn:
Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn ghi lại cảm nhận về một bài thơ tám chữ
Tiêu chí |
Đạt |
Chưa đạt |
|
Mở đoạn |
Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng |
|
|
Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ |
|
|
|
Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm nghĩ chung về bài thơ |
|
|
|
Thân đoạn |
Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về một hoặc một vài độc đáo của bài thơ. |
|
|
Làm rõ tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. |
|
|
|
Kết đoạn |
Khẳng định lại cảm nghĩ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân |
|
|
Dùng dấu câu phù hợp để kết thúc đoạn văn |
|
|
|
Diễn đạt |
Sử dụng một vài phép liên kết phù hợp |
|
|
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu |
|
|
Đọc lại đoạn văn từ vai người đọc và trả lời hai câu hỏi sau:
- Điều gì của đoạn văn này làm em thích nhất?
- Người viết nên điều chỉnh những gì để đoạn văn hấp dẫn hơn?
Bài giảng: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ - Cô Lê Hạnh (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST