Công thức tính công suất (hay, chi tiết)

Công thức tính công suất (hay, chi tiết)

Công thức tính công suất Vật Lí lớp 8 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Vật Lí 8.

Bài viết Công thức tính công suất hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính công suất Vật Lí 8.

1. Định nghĩa

- Để biết người nào hay máy nào làm việc khoẻ hơn (thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

- Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian gọi là công suất.

2. Công thức

- Công thức tính công suất: Công thức tính công suất hay nhất 

Trong đó:

A: là công thực hiện được (J),

t: là thời gian thực hiện công (s),

P : là công suất (J/s).

- Đơn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu là W): 1 W = 1 J/s.

1 kW (kilôoát) = 1000 W

1 MW (mêgaoát) = 1000 kW = 1000000 W

3. Kiến thức mở rộng

- Từ công thức tính công suất Công thức tính công suất hay nhất, suy ra:

  + Công thức tính công thực hiện được: A =  .t.

  + Công thức tính thời gian thực hiện công: Công thức tính công suất hay nhất

- Tính công suất khi biết lực tác dụng F và vận tốc chuyển động đều là v:

Công thức tính công suất hay nhất 

Trong đó:

F: là lực tác dụng F (N),

v: là vận tốc (m/s),

Р : là công suất (W).

- Đơn vị công suất ngoài oát (W) còn có mã lực (sức ngựa)

Mã lực Pháp (kí hiệu là CV): 1 CV ≈ 736 W

Mã lực Anh (kí hiệu là HP): 1 HP ≈ 746 W

                                           Công thức tính công suất hay nhất

4. Bài tập minh họa

BÀI TẬP 1: Một máy bay trực thăng có trọng lượng P = 50000N. Sau hai phút máy bay đạt được độ cao 800m. Tính công suất của động cơ máy bay.

Tóm tắt:

P = 50000N, h = 800m, t = 2 phút = 120s.

Р  = ?

Giải:

Công của của động cơ đã thực hiện bằng công của trọng lực: A = P.h

Suy ra, công suất của động cơ máy bay là:

Công thức tính công suất hay nhất

BÀI TẬP 2: Một đầu máy xe lửa kéo đoàn tàu chuyển động đều với vận tốc 54 km/h. Biết lực kéo của đầu máy là 5.105 N. Tính:

a. Công suất của đầu máy đó.

b. Công của đầu máy thực hiện được khi chuyển động trên đường dài 12 km.

Tóm tắt:

v = 54 km/h, F = 5.10N

a. Р = ?

b. s = 12 km, A = ?

Giải:

a. Đổi: v = 54 km/h = 15 m/s.

Công suất của đầu máy xe lửa là:

Р = F.v = 5.105.15 = 75.105(W) .

b. Đổi: 12 km = 12000 m

Thời gian xe lửa đi hết quãng đường 12 km là:

Công thức tính công suất hay nhất

Công của đầu máy thực hiện được khi chuyển động trên đường dài 12 km là:

A =  Р.t = 75.105.800 = 6.109 (J).

5. Bài tập tự luyện

Bài 1: Một người gây một áp suất 20 000 Pa lên mặt đất. Biết diện tích tiếp xúc của người đó với mặt đất là 250 cm2 thì khối lượng của người đó là bao nhiêu?

Bài 2: Một xe tăng có trọng lượng 350 000 N.

a. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đường là 1,5 m2.

b. Hãy so sánh áp suất của xe tăng với áp suất của một ô tô có trọng lượng 25 000 N, diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đường nằm ngang là 250 cm2.

Bài 3: Một người làm vườn cần đóng một chiếc cọc xuống đất. Hãy đề xuất phương án để có thể đóng được chiếc cọc xuống đất một cách dễ dàng. Giải thích.

Bài 4: Hãy giải thích tại sao cá sấu có hàm răng rất nhọn.

Bài 5: Một xe contener có trọng lượng 26 000N. Tính áp suất của xe lên mặt đường, biết diện tích tiếp xúc với mặt đất là 130 dm2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một người nặng 45 kg có diện tích tiếp xúc 2 bàn chân với mặt đất là 200 cm2

Bài 6: Một xe bán tải 6 bánh có khối lượng 8 tấn, diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt đất là 7,5 cm2. Tính áp suất của xe lên mặt đường khi xe đứng yên.

Bài 7: Một bao gạo nặng 55 kg được đặt trên một cái bàn 5 kg, có 4 chân. Diện tích tiếp xúc của mỗi chân với mặt đất là 2 cm2.

a) Tính áp lực mà bao gạo và cái bàn tác dụng lên mặt đất?

b) Tính áp suất của các chân bàn đặt lên mặt đất

Bài 8: Một cái bàn có 4 chân, diện tích tiếp xúc của mỗi chân bàn với mặt đất là 36cm2. Khi đặt bàn trên mặt đất nằm ngang, áp suất do bàn tác dụng lên mặt đất là 8 400 Pa. Đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng m thì áp suất tác dụng lên mặt đất lúc đó là 20000 Pa. Tính khối lượng của vật đã đặt trên mặt bàn.

Bài 9: Chiếc tủ lạnh gây ra một áp suất 1500 Pa lên sàn nhà. Biết diện tích tiếp xúc của tủ và sàn nhà là 50 dm2. Tính khối lượng của chiếc tủ lạnh.

Bài 10: Một máy đánh ruộng với 2 bánh có khối lượng 1 tấn, để máy chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy tác dụng lên đất là 10 000 Pa. Hỏi diện tích mỗi bánh của máy đánh phải tiếp xúc với ruộng là bao nhiêu?

Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 8 quan trọng hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên