Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất - Vật lí lớp 8

Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất

Với loạt bài Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất Vật Lí lớp 8 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí 8.

Bài viết Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất Vật Lí 8.

                            Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất

1. Định nghĩa

- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. Có các dạng nhiên liệu dạng rắn, dạng lỏng và dạng khí.

Ví dụ: Than, củi, dầu, xăng, cồn, khí gas…

 Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất

- Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (kí hiệu là q, đơn vị là J/kg).

2. Công thức

- Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra:

  Q = q.m

Trong đó:

q: là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg),

m: là khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg),

Q: là nhiệt lượng tỏa ra (J).

- Suy ra, công thức tính năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu: Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất

  Công thức tính khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn: Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất

3. Kiến thức mở rộng

- Năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu

 Chất

Năng suất tỏa nhiệt(J/kg)

Chất

Năng suất tỏa nhiệt(J/kg)

Củi khô

10.106

Khí đốt

44.106

Than bùn

14.106

Dầu hỏa

44.106

Than đá

27.106

Xăng

46.106

Than gỗ

34.106

Hiđrô

120.106


Nhiên liệu nào có năng suất toả nhiệt lớn hơn là loại nhiên liệu tốt hơn. Dựa vào đó, người ta tìm cách khai thác, điều chế và sử dụng các loại nhiên liệu trong kĩ thuật và đời sống để đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Tính hiệu suất của bếp (động cơ nhiệt) và khối lượng nhiên liệu cần đốt cháy:

Hiệu suất: Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất 

Trong đó:

Ai: Công có ích sinh ra (J).

Qi = mthu.cthu.Dt: Nhiệt lượng có ích vật thu vào (J).

Q = q.m: Nhiệt lượng do nhiên liệu toả ra (J).

Suy ra,

+ Khối lượng nhiên liệu: Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất

+ Khối lượng của vật thu nhiệt: Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất

+ Độ tăng nhiệt độ của vật thu nhiệt: Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất

- Năng suất toả nhiệt của hỗn hợp nhiên liệu:

Các loại nhiên liệu khác nhau có năng suất toả nhiệt khác nhau. Khi trộn chúng lại với nhau với các tỉ lệ khác nhau, năng suất toả nhiệt của hỗn hợp là lượng nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg hỗn hợp đó.

+ Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu:

   Q = Q1 + Q2 +…= q1.m1 + q2.m2 + …

+ Năng suất toả nhiệt của hỗn hợp trên: Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất 

                                     Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất

4. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Dùng bếp củi để đun sôi 5 lít nước ở 25°C thì cần bao nhiêu kg củi khô? Biết năng suất toả nhiệt của củi khô là 10.106 J/kg; hiệu suất của bếp củi là 30% và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.

Tóm tắt:

nước: V = 5 lít → mthu = 5 kg, cthu = 4200 J/kg.K,

           t1 = 25°C, t2 = 100°C.

củi khô: q = 10.106 J/kg, m = ?

bếp: H = 30% = 0,3.

Giải:

Nhiệt lượng cần cung cấp đề đun sôi 5 lít nước từ 25°C là:

Qi = mthu.cthu.(t2 – t1) = 5.4200.(100 – 25) = 1575000 (J).

Nhiệt lượng cần toả ra khi đốt củi khô là:

Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất 

Khối lượng củi khô cần thiết là:

Công thức tính năng suất toả nhiệt của nhiên liệu hay nhất

Ví dụ 2: Một động cơ nhiệt dùng xăng có hiệu suất 50%. Tính công cơ học mà động cơ sinh ra khi tiêu thụ 300 kg xăng. Biết năng suất toả nhiệt của xăng là 46.106 J/kg.

Tóm tắt:

m = 300 kg, q = 46.106 J/kg.

H = 50% = 0,5.

Ai = ?

Giải:

Nhiệt lượng toả ra khi đốt 300 kg xăng là:

Q = q.m = 46.106.300 = 1,38.1010 (J).

Khi H = 50%, động cơ sinh ra một công cơ học là:

Ai = Q.H = 1,38.1010.0,5 = 6,9.109 (J).

Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 8 quan trọng hay khác:

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại khoahoc.vietjack.com

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 399K tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên