Câu kể Ai thế nào
Câu kể Ai làm gì là một trong những phần kiến thức quan trọng thuộc phần Câu kể trong chương trình Tiếng Việt lớp 4. Hi vọng rằng với bài giảng này, Vietjack sẽ cung cấp cho các con học sinh lớp 4 những kiến thức bổ ích!
Câu kể Ai thế nào
Trước hết, câu kể(còn được gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
- Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
VD:
Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. (câu kể dùng để giới thiệu)
Chú có cái mũi rất dài. (câu kể dùng để miêu tả)
Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Tóoc- ti- la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu.( câu kể dùng để kể)
- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
VD:
Sáo đơn, sáo kép, sáo bè,...như gọi thấp xuống những vì sao sớm. (câu kể dùng để nêu ý kiến, nhận định)
Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. (câu kể kể lại sự việc và nói lên tình cảm )
- Cuối câu kể thường có dấu chấm.
Câu kể có các cấu trúc: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
- Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:
+ Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?
VD:
+ Lan // thẳng thắn và trung thực.
CN VN
+ Cây cối // héo rũ rượi.
CN VN
+ Căn phòng // trống trơn.
CN VN
- Chức năng:
+ Dùng để miêu tả các đặc điểm, tính chất,trạng thái của con người, sự vật, sự việc ở chủ ngữ
+ Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ.
VD: Cánh đại bàng rất khỏe.
+ Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành
VD:
Bộ quần áo // dài và rất xấu.
CN VN
Chiếc bàn // mục nát.
CN VN
- Phân biệt 3 loại câu kể theo chức năng:
+ Câu kể Ai là gì? Dùng để định nghĩa giới thiệu, nhận xét.
Ví dụ: Bạn Nam là lớp trưởng lớp 4A.
Lan Hương là học sinh giỏi của lớp.
Như Quỳnh là học sinh ngoan, chăm chỉ.
+ Câu kể Ai làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, vật khi được nhân hóa.
Ví dụ:
- Minh quét nhà giúp mẹ.
- Đàn dê ăn cỏ trên cánh đồng.
- Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.
+ Câu kể Ai thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
Ví dụ:
- Cánh đồng đẹp như một tấm thảm.
- Khi dạy các kiểu câu cần gắn với các chức năng giao tiếp khác nhau sẽ giúp ích rất lớn cho việc phát triển các kĩ năng nói, viết cho học sinh.
- Bài tập minh họa
1. Đọc và trả lời các câu hỏi:
Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.
Theo Duy Thắng
a) Tìm các câu kể "Ai thế nào?" trong đoạn văn trên.
Trả lời:
Đó là các câu:
- Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường.
- Căn nhà trống vắng.
- Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi.
- Anh Đức lầm lì, ít nói
- Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.
b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu vừa tìm:
Trả lời:
- Rồi những người con // cũng lớn lên và lần lượt lên đường.
CN VN
- Căn nhà // trống vắng.
CN VN
- Anh Khoa // hồn nhiên, xởi lởi.
CN VN
- Anh Đức // lầm lì, ít nói.
CN VN
- Còn anh Tịnh // thì đĩnh đạc, chu đáo.
CN VN
2. Kể về các bạn trong tổ em, trong đó có các câu kể "Ai thế nào?"
Gợi ý:
Con kể về tính cách, đặc điểm của các bạn bằng các câu kể theo dạng Ai thế nào?
Trả lời:
Bài làm tham khảo
Tổ em gồm mười bạn. Bạn Nam là tổ trưởng. Nam rất hoạt bát, năng nổ. Trí là tổ phó. Bạn ấy chậm rãi và chín chắn. Bá Hưng rất hiền lành. Còn Hải thì lém lỉnh nhất tổ. Thuỳ xinh xắn và dịu dàng. Lan sôi nổi, tháo vát. Ngọc thì nhu mì và nhút nhát. Tuy mỗi người mỗi tính cách nhưng chúng em đều chăm chỉ học hành và đoàn kết với nhau nên vẫn luôn được cô giáo khen ngợi.
Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc hay khác:
- Câu kể Ai làm gì
- Câu khiến là gì
- Cụm động từ là gì
- Danh từ là gì ? Chức năng, phân loại danh từ
- Dấu gạch ngang là gì ? Tác dụng của dấu gạch ngang
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Tài liệu ôn tập và bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối Tiểu học đầy đủ kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3, 4, 5 và bài tập có hướng dẫn chi tiết.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)