Từ đồng âm là gì ? Dùng từ đồng âm để chơi chữ
Từ đồng âm là gì ? Dùng từ đồng âm để chơi chữ
a. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Ví dụ: Mẹ em đậu xe lại để em mua một gói xôi đậu.
Đậu thứ nhất trong câu chỉ hành động đỗ xe lại, dừng xe lại.
Đậu thứ hai trong câu chỉ một món ăn, đồ ăn.
→ Hai từ đậu xuất hiện trong câu chính là từ đồng âm vì chúng giống nhau về âm nhưng nghĩa lại khác nhau hoàn toàn.
b. Dùng từ đồng âm để chơi chữ:
- Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
Ví dụ:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn!
Dùng hai chữ “lợi” đồng âm để chơi chữ.
Chữ lợi (lợi chăng) nghĩa là tiện lợi, tốt đẹp.
Chữ lợi (lợi thì có lợi) nghĩa là phần thịt bao giữ xung quanh chân răng. Một cách nói chệch đi: Bà già đã rụng hết răng (móm) chỉ còn lợi. Thật là hóm hỉnh và hài hước!
c. Ví dụ:
+ Cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng
Cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.
Tượng đồng: làm bằng kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim.
Một nghìn đồng: đơn vị tiền Việt Nam.
+ Hòn đá – đá bóng
Hòn đá: Khoáng vật có thể đặc, rắn, giòn, thường kết thành tảng lớn, hợp phần của vỏ trái đất, dùng lát đường, vật liệu xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc.
Đá bóng: đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.
+ Ba và má – ba tuổi
Ba và má: bố, cha, thầy, mẹ, u, bầm… - một trong những cách xưng hô đối với người sinh thành ra mình.
Ba tuổi: biểu thị số năm sinh sống trên đời là 3.
+ Ruồi đậu mâm xôi đậu.
đậu 1: bu, bay từ chỗ khác đến;
đậu 2 : một loại ngũ cốc như đậu xanh, đậu đen.
+ Kiến bò đĩa thịt bò.
bò 1: di chuyển bằng các chân ;
bò 2: động vật có sừng thuộc bộ guốc.
+ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
chín 1: chín chắn, giỏi, thành thạo;
chín 2: số chín.
+ Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
bác 1: anh chị của ba mẹ.
bác 2: đánh nhuyễn ra sền sệt.
tôi 1: đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất.
tôi 2: cho vôi sống vào nước.
+ Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
đá 1: vật chất cấu tạo nên vỏ trái đất, có cấu tạo từng mảng, từng hòn.
đá 2: dùng chân tạo ra một lực tác động lê vật gì đó.
Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc hay khác:
- Từ trái nghĩa là gì
- Từ nhiều nghĩa là gì
- Đại từ là gì
- Quan hệ từ là gì
- Câu ghép là gì ? Cách nối các vế câu ghép
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Tài liệu ôn tập và bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối Tiểu học đầy đủ kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3, 4, 5 và bài tập có hướng dẫn chi tiết.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)