Bài 4: Cái bàn học của tôi | Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo
Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Cái bàn học của tôi trang 93, 94, 95, 96, 97 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1.
Bài 4: Cái bàn học của tôi | Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo
Khởi động trang 93
Câu hỏi trang 93 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Nói với bạn về cái bàn học theo gợi ý
Trả lời:
- Bàn học của em làm bằng gỗ xoan đào, màu vàng rất đẹp.
Khám phá và luyện tập trang 93, 94, 95, 96, 97
Đọc: Cái bàn học của tôi trang 93, 94
1. Bài đọc
Cùng tìm hiểu:
Câu 1, trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Món quà đặc biệt mà bố tặng bạn nhỏ là gì?
Trả lời:
- Món quà đặc biệt mà bố tặng bạn nhỏ là cái bàn học.
Câu 2, trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Món quà có đặc điểm gì?
Trả lời:
- Món quà có đặc điểm: cái bàn nhỏ xinh tự tay bố đóng.
Câu 3, trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Vì sao bạn nhỏ rất thích hai ngăn bàn?
Trả lời:
- Bạn nhỏ rất thích hai ngăn bàn vì nó giống như một kho báu bí mật.
Câu 4, trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Bạn nhỏ cảm thấy thế nào mỗi khi ngồi vào bàn học?
Trả lời:
- Bạn nhỏ cảm thấy thân quen và ấm áp như có bố ngồi cạnh mỗi khi ngồi vào bàn học.
Viết trang 94
2. Viết
a) Nghe-viết:
b) Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng chữ c hoặc k gọi tên từng sự vật, hoạt động dưới đây:
Trả lời:
- Từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng chữ c hoặc k gọi tên từng sự vật, hoạt động dưới đây là:
+ Chiều cao, kính lúp, kéo co.
c) Chọn tiếng ở bút chì phù hợp với tiếng ở tẩy:
Trả lời:
- Tiếng ở bút chì phù hợp với tiếng ở tẩy là:
+ mũ dạ, dễ chịu, rễ cây, rơm rạ.
+ bay lượn, lượng sức, vươn vai, vương vãi.
Từ và câu trang 95
3. Giải ô chữ sau:
Trả lời:
1. Đồ vật có dây hoặc bàn phím khi đánh phát ra tiếng nhạc: Đàn
2. Đồ vật có lòng sâu, để nấu thức ăn: Nồi
3. Đồ vật để uống nước, có quai, thành đứng: Ca
4. Đồ vật để quét nhà, sân: Chổi
5. Đồ vật thường làm bằng vải, lụa để cài hoặc buộc tóc: Nơ
6. Đồ vật thường làm bằng nhựa, khi thổi hoặc ấn vào thì phát ra tiếng báo hiệu: Còi
4. Thực hiện các yêu cầu dưới đây
a) Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
- Chiếc nơ đỏ thắm.
- Mặt bàn nhẵn bóng, thơm mùi gỗ mới.
Trả lời:
- Cái gì đỏ thắm?
- Cái gì nhẵn bóng, thơm mùi gỗ mới?
b) Đặt 1-2 câu về đồ dùng học tập (theo mẫu)
Trả lời:
- Cái tẩy nhỏ xinh
- Chiếc bút màu xanh, sáng bóng.
Kể chuyện trang 96, 97
5. Kể chuyện: Con chó nhà hàng xóm.
a) Xem tranh, nói 1-2 câu về nội dung bức tranh
Trả lời:
- Bé đang chơi với chú cún con ở công viên
- Bé bị ngã và cún đã giúp đỡ
- Bé vui mừng khi cún đến thăm
- Bé vui và mau lành vết thương vì có cún chơi đùa cùng.
b) Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh
- Tranh 1: Bé đang chơi với chú cún con ở công viên rất vui
- Tranh 2: Bỗng bé bị ngã và cún đã giúp đỡ bé. Bé đã kể chuyện cho bạn bè nghe về cún khi bạn đến thăm bé
- Tranh 3: Bé vui mừng khi cún đến thăm, cún quẫy đuôi chơi đùa với bé.
- Tranh 4: Bé vui và mau lành vết thương vì có cún chơi đùa cùng.
c) Kể lại toàn bộ câu chuyện
Trả lời:
- Các em dựa vào gợi ý và kể lại câu chuyện
6. Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc
a) Nói 3-4 câu giới thiệu một đồ dùng trong nhà quen thuộc với em theo gợi ý:
+ Đó là đồ vật gì?
+ Đồ vật đó có những bộ phận nào?
+ Đồ vật đó có đặc điểm gì nổi bật?
+ Đồ vật đó giúp ích gì cho em?
Trả lời:
- Đó là chiếc nơ màu hồng bạn thân em tặng nhân dịp sinh nhật.
- Đồ vật đó có đặc điểm nổi bật: màu hồng óng ánh rất xinh, có họa tiết hoa nhí màu trắng.
- Đồ vật đó giúp ích cho em: mỗi lần cột tóc lên em thấy mình dễ thương làm sao!
b) Viết vào vở nội dung em vừa nói.
Trả lời:
Nhân dịp sinh nhật của em, bạn thân em đã tặng cho em chiếc nơ hồng. Đó là chiếc nơ có màu hồng óng ánh rất xinh và có họa tiết hoa nhí màu trắng. Mỗi lần buộc tóc với nơ hồng, em thấy mình dễ thương làm sao!
Vận dụng trang 97
1. Đọc một bài về đồ vật hoặc con vật.
a) Chia sẻ về bài đã đọc.
b) Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Trả lời:
+ Tên bài đọc: Chiếc đèn học của em.
+ Tên đồ vật: Chiếc đèn học
+ Đặc điểm: có chiếc áo màu đỏ, nó được lắp bởi bóng đèn có 25W.
+ Công dụng: Đèn cho em có đủ ánh sáng khi học bài.
2. Chơi trò chơi Đi tìm kho báu.
- Thi tìm những đồ vật trong kho báu.
- Nói về những đồ vật có trong kho báu em tìm được.
Học sinh chơi theo hướng dẫn của giáo viên
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 2 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 2 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 2 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 2 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1, Tập 2 sách Chân trời sáng tạo hay và chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 bộ sách Chân trời sáng tạo của NXB Giáo dục.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Toán lớp 2 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Tự nhiên & Xã hội lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Đạo Đức lớp 2 - CTST
- Giải Vở bài tập Đạo Đức lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Âm nhạc lớp 2 - CTST