Bài 18: Món quà đặc biệt Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 18: Món quà đặc biệt sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 18.
Bài 18: Món quà đặc biệt Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Đọc: Món quà đặc biệt trang 86, 87
Nội dung chính Món quà đặc biệt:
Hai chị em chăm chút với tấm thiệp chúc mừng sinh nhật bố. Tấm thiệp có nhiều điều khen bố nhưng lại có ý ghi “bố nấu ăn không ngon”. Khi tặng bố, hai chị em phát hiện ra đã quên xoá đi dòng chữ này. Nhưng bố ôm hai chị em và nói, điều mà bố còn làm được nữa là rất yêu hai chị em.
* Khởi động:
Câu hỏi trang 86 sgk Tiếng Việt lớp 3: Cùng bạn nêu những việc làm thể hiện tình cảm yêu thương đối với người thân.
Trả lời:
- Những việc làm thể hiện tình cảm yêu thương đối với người thân: Đi học về mình chào ông bà bố mẹ trong nhà, có đồ ăn ngon sẽ chia phần cho em, làm thiệp chúc mọi người nhân các dịp lễ, ngày sinh nhật.
Văn bản: Món quà đặc biệt
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố?
Trả lời:
- Hai chị em đã viết: Bố tính rất hiền, nói rất to, ngủ rất nhanh, ghét nói dối, nấu ăn không ngon, yêu mẹ, bố rất đẹp trai.
Câu 2 trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 3: Từ ngữ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em?
Trả lời:
- Từ ngữ thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em là: ngạc nhiên
Câu 3 trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt?
Trả lời:
- Người chị rơm rớm nước mắt vì đã quên xoá đi dòng chữ nói điều không tốt của bố là “Nấu ăn không ngon”. Người chị sợ bố sẽ buồn lòng vì sơ suất này của mình.
Câu 4 trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 3: Bố đã làm gì để hai chị em cảm thấy rất vui?
Trả lời:
- Để hai chị em cảm thấy rất vui, bố đã nói một điều mà bố làm được nhưng hai chị em chưa nhìn thấy ra được: Bố rất yêu hai chị em.
Câu 5 trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 3: Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện trên? Vì sao?
Trả lời:
- Em thích nhất chi tiết bố ôm hai chị em vào lòng và nói điều hai chị em chưa ghi được: Bố rất yêu các con.
Vì bố không quan trọng đến những điều tốt xấu mà các con nhìn ở mình. Phải yêu bố lắm, hai chị em mới nhìn thấy những điều đó. Vậy nên, được bố ôm và trìu mến, em thấy không khí câu chuyện vui hẳn lên!
Viết trang 88
Câu 1 trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết tên riêng: Hà Giang
Trả lời:
- Học sinh chú ý “Hà Giang” là tên riêng chỉ một địa danh tỉnh thành. Ở chữ cái đầu của mỗi tiếng phải được viết hoa.
Câu 2 trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết câu:
Kìa Hà Giang đó sương giăng trắng
Hoa gạo bừng lên, sông hiện ra.
(Nguyễn Đức Mậu)
Trả lời:
- Học sinh chú ý “Hà Giang” là tên riêng chỉ một địa danh tỉnh thành. Ở chữ cái đầu của mỗi tiếng phải được viết hoa.
- Phân biệt các quy tắc chính tả gi/r; s/x; ch/tr.
- Chú ý dấu câu ở dòng thứ 2.
Luyện tập trang 88, 89
* Luyện từ và câu:
Câu 1 trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ dưới đây:
Có một giờ Văn như thế
Lớp em im phắc lắng nghe
Bài “Mẹ vắng nhà ngày bão”
Cô giảng miệt mài say mê.
Ai cũng nghĩ đến mẹ mình
Dịu dàng, đảm đang, tần tảo
Ai cũng thương thương bố mình
Vụng về chăm con ngày bão.
(Nguyễn Thị Mai)
Trả lời:
- Các từ chỉ đặc điểm phẩm chất trong đoạn thơ là: im phắc, lặng nghe, miệt mài, say mê, dịu dàng, đảm đang, tần tảo, thương thương, vụng về.
Câu 2 trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 3: Ghép mỗi câu sau với kiểu câu thích hợp:
- Chị xoá dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị!
- A, bố rất đẹp trai nữa ạ!
- Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp.
Trả lời:
Câu kể |
Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp. |
Câu cảm |
A, bố rất đẹp trai nữa ạ! |
Câu khiến |
Chị xoá dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị! |
Câu 3 trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nếu dấu hiệu nhận biết câu khiến.
Trả lời:
- Dấu hiệu nhận biết một câu là câu khiến gồm:
+ Trong câu chứa các từ: thôi, hãy, đi, quá, lắm, …
+ Câu kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm
+ Câu có ý nghĩa mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo, đề nghị.
Câu 4 trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 3: Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong các tình huống dưới đây:
a. Muốn các em nhỏ trật tự để xem phim
b. Muốn bố mẹ cho về thăm quê
c. Muốn bố mua cho cuốn truyện mình thích
Trả lời:
a. Các em trật tự một chút nào!
b. Bố mẹ ơi sắp tới mình về quê nhé!
c. Bố mua cho con cuốn truyện kia đi!
* Luyện viết đoạn:
Câu 1 trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 3: Quan sát một đồ vật trong tranh, ghi lại những điều đã quan sát được về đặc điểm của đồ vật.
Trả lời:
- Chiếc xe đạp:
(1) Màu sắc: xanh dương nước biển, màu đen, màu trắng
(2) Đặc điểm hình dạng, kích thước: bánh xe hình tròn và kích thước lớn, giỏ xe hình vuông, thân xe thuôn dài, xe đứng vững được nhờ chân chống.
(3) Đặc điểm hoạt động, công dụng: xe chạy bằng sức đạp của người, có tác dụng làm phương tiện di chuyển, chở người và đồ.
- Đèn bàn học:
(1) Màu sắc: màu đỏ, màu trắng
(2) Đặc điểm hình dạng, kích thước: đèn có bề ngang nhỏ hơn bề dọc, đế đèn lớn để giữ đèn không bị đổ, chụp đèn bao quanh bóng đèn.
(3) Đặc điểm hoạt động, công dụng: Đèn chạy bằng điện và có núm bật/tắt, dùng để chiếu sáng học tập,…
Câu 2 trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 3: Quan sát một đồ vật có trong nhà hoặc trong lớp. Viết 3 – 4 câu tả đồ vật đó.
Gợi ý: - Viết câu tả màu sắc
Mẫu: Chiếc cặp sách màu xanh da trời trông thật mát mắt.
- Viết câu tả hình dáng, kích thước
Mẫu: Quai cặp to bản, hơi cong cong để khi xách không bị đau tay.
- Viết câu tả hoạt động, công dụng
Mẫu: Mỗi khi đóng, mở nắp cặp, tiếng “tách tách” của ổ khoá nghe thật vui tai.
Trả lời:
Quyển sách ghi bài ô li của em trông rất xinh xắn. Bìa sách có màu đỏ cùng một vài hoạ tiết bông hoa, trông thật sặc sỡ! Sách bản to nên trông không khác gì cỡ sách giáo khoa. Nhờ sách ô li, em viết dễ dàng và khoa học hơn rất nhiều!
Câu 3 trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chia sẻ đoạn văn của em với bạn, chỉnh sửa và bổ sung ý hay.
* Vận dụng:
Câu hỏi trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về người thân.
Ví dụ:
Trả lời:
- Bài thơ: Tình mẹ
Cuộc đời mẹ làm sao kể hết
Những tháng ngày mỏi mệt buồn trông
Mẹ yêu vất vả trên đồng
Mồ hôi đổ xuống để bông lúa vàng
Quê nhà ấy nặng mang tình nghĩa
Nỗi nhớ mong về phía con khờ
Một lời ru tiếng ầu ơ
Thương người mẹ đã mong chờ đợi con
Trời giữa hạ lối mòn vai gánh
Tiết thu vàng cũng chạnh lòng thương
Gầy vai tóc bạc trăm đường
Lập đông còn đó giọt sương trắng màu
Tình mẹ đó ngàn sau nhớ mãi
Gió xuân về ấm lại đời con
Dù cho biển cạn núi mòn
Nghĩa ân của mẹ mãi son cuộc đời.
Bài giảng: Bài 18: Món quà đặc biệt - Cô Hoàng Thị Thơ (Giáo viên VietJack)
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 19: Khi cả nhà bé tí
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 21: Tia nắng bé nhỏ
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 22: Để cháu nắm tay ông
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 23: Tôi yêu em tôi
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải vbt Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.